CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp, được thu thập từ các báo cáo tài chính, các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu, thông tin
Xử lý số liệu, thông tin là quá trình xắp xếp lại các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được trong thời gian qua, phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần phải được xử lý, sắp xếp lại cho phù hợp với từng gốc độ nghiên cứu, ứng dụng của người nghiên cứu sao cho phù hợp với mục tiêu mà người nghiên cứu đã đặt ra.
2.2.3 Phương pháp phân tích
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kỹ thuật so sánh, phương pháp tỷ số để giải quyết mục tiêu thứ nhất và mục tiêu thức hai.
- Từ kết quả của các mục được phân tích trong bài kết hợp với tình hình hiện tại của Ngân hàng sử dụng phương pháp suy luận để giải quyết mục tiêu thứ ba.
Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu tài chính như: thu nhập, chi phí, lợi nhuận và các tỷ số tài chính khác để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tổng dự phòng rủi ro tín dụng Hệ số dự phòng rủi ro =
Dư nợ bình quân X 100% (2.7)
Nợ có khả năng mất vốn Hệ số khả năng mất vốn =
Dư nợ bình quân X 100% (2.8)
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này gồm có bảng thống kê, đồ thị thống kê, số tương đối và số tuyệt đối (Mai Văn Nam, 2008, trang 12).
Kỹ thuật so sánh: là xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng các dựa trên một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là kỹ thuật đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế khác. Trong đề tài này kỹ thuật so sánh được dùng để so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối của các bộ số liệu sau: thu nhập, chi phí, lợi nhuận, các tỷ số lợi nhuận như: suất sinh lời của tổng tài sản, tỷ số hoa lợi, tổng chi phí trên tổng tài sản, tổng chi phí trên tổng thu nhập, hệ số chênh lệch lãi và phân tích một số rủi ro thường gặp trong ngân hàng,…để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu phân tích này. So sánh các chỉ tiêu được thực hiện giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phân tích bằng số tuyệt đối sẽ cho nhà phân tích thấy được khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh cần có cùng một nội dung phản ánh, cùng cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường. Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi trong kết cấu của các hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh.
So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F = F1 – F0
Trong đó: F: Chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc F1: Giá trị kỳ phân tích
F0: Giá trị kỳ gốc
So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F1
F =
F2
X 100%
Trong đó: F: Tỷ số giữa kỳ phân tích và kỳ gốc F1: Giá trị kỳ phân tích
F0: Giá trị kỳ gốc 2.2.3.2 Phương pháp tỷ số
Sử dụng các tỷ số suất sinh lời của tổng tài sản (ROA), tỷ số hoa lợi (ROS), tổng chi phí trên tổng tài sản, tổng chi phí trên tổng thu nhập, thu nhập trên chi phí, hệ số chênh lệch lãi,… Sử dụng tỷ số tài chính để nắm bắt được tình hình tài chính hiện tại cũng như cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.2.4 Phương pháp suy luận
Từ việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đề xuất một số giải pháp, chính sách để phát huy những thế mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế của Ngân hàng trên thị trường.