Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 29)

Giám đốc chi nhánh

- Giám đốc là người điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của

ngân hàng, chịu sự giám sát của ban kiểm soát và chịu trách nhiệm trước pháp

luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình.

- Điều hành các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, quyết định các chủ trương, chính sách, các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, triển

khai các chủ trương, chính sách của ngân hàng cấp trên.

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, phân công, ủy quyền cho các phó giám đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên dưới quyền

P. Tín dụng P. Kế toán- Ngân quỹ Tổ bảo vệ P. Kiểm soát PGD KVI Phú Điền P. Tổ chức hành chính Giám đốc Phó Giám đốc

mình thực hiện đúng các chủ trương, chính sách theo nhiệm vụ và quyền hạn

phù hợp với pháp luật và điều lệ của ngân hàng.

- Được quyền quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc tăng lương cho các cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.

 Phó giám đốc

- Gồm có 2 người, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo sự phân công của giám đốc. Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

- Giúp giám đốc kiểm tra, đôn đốc các nhân viên thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, các nghiệp vụ của mình.

Phòng tổ chức hành chính

- Quản lý đội ngũ công nhân viên, tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên

và tham mưu cho ban giám đốc về việc bố trí nhân sự cho các phòng ban. - Sữa chữa các tài sản cố định của ngân hàng, mua sắm trang thiết bị, bố

trí sắp xếp cán bộ nhân viên trực ban nhằm đảm bảo an ninh cho ngân hàng.

 Phòng tín dụng (phòng kế hoạch-kinh doanh)

Đây là bộ phận chuyên sâu về các nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng như: cho

vay, chiết khấu, bảo lãnh, huy động vốn,…

Trưởng phòng tín dụng là người đứng đầu phòng tín dụng, chịu trách

nhiệm về các công việc:

- Phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, kiểm tra, đôn đốc các cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các quy chế cho vay.

- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và trình lên Ban giám

đốc ký duyệt để đưa lên quyết định cho vay hay không.

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng chịu trách nhiệm về các công việc:

- Giao dịch trực tiếp với khách hàng vay vốn, hướng dẫn, giúp đỡ khách

hàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo của khách

hàng. Ký duyệt cho vay trước khi trình lên trưởng phòng tín dụng và Ban giám

đốc ký duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận hồ sơ và thẩm định các hồ sơ khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và đề xuất các biện pháp xử lý cần thiết.

- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay của Ban giám đốc, phụ trách thông báo đến khách hàng khi khách hàng trễ

hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích

vay vốn hay không.

 Phòng kế toán–Ngân quỹ

Tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí, hoạch toán kế toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng. Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết định thu, chi tài chính của Ngân hàng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Kiểm

soát các chứng từ và thực hiện các giao dịch phát sinh tại phòng kế toán ngân

quỹ. Quản lý danh mục khách hàng tiền gởi và tổ chức việc chăm sóc khách

hàng, phát triển quan hệ với các khách hàng. Quản lý hồ sơ khách hàng, thanh

toán nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng. Hoạch toán các nghiệp vụ và sử

dụng các nguồn quỹ theo quy định. Quản lý an toàn nguồn ngân quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu, chi trong ngân hàng.

 Phòng kiểm soát

Phòng kiểm soát là bộ phận giám sát hoạt động kinh doanh của ngân

hàng, thực hiện công tác kiểm tra toàn chi nhánh và phòng giao dịch trực

thuộc, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và sự an toàn trong hoạt động

kinh doanh, kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng. Thực hiện kiểm toán

nội bộ nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực hiện tài chính của Ngân hàng.

 Phòng giao dịch khu vực I Phú Điền

Là một phòng ban trực thuộc ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười. Phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ cung

cấp tín dụng cho khách hàng thuộc 3 xã Phú Điền, Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ

nhằm giảm bớt áp lực cho ngân hàng chi nhánh và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng hơn.

3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính

Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng bao gồm : hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động cung cấp các dịch vụ trung

gian khác.

3.2.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng muốn hoạt động bền vững thì dựa vào nguồn vốn huy động

hàng có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động huy động vốn bao gồm : huy

động vốn từ nhận tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không kỳ hạn của tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài tỉnh bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.

3.2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng chủ yếu trong hoạt động cho

vay. Các sản phẩm cho vay bao gồm : Cho vay ngắn hạn và trung hạn, cho vay thấu chi để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu đời sống (hay còn gọi là cho vay tiêu dùng), tài trợ vốn vốn cho cho các dự án, phương án phát

triển sản xuất tại địa phương. Bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện hoạt động

cầm cố các loại giấy tờ có giá,...

3.2.3.3 Hoạt động cung cấp các dịch vụ trung gian khác:

Các dịch vụ trung gian của Ngân hàng bao gồm: dịch vụ thanh toán, các

dịch vụ chuyển tiền, các dịch vụ thu hộ, chi hộ, làm đại lý, cung cấp các dịch

vụ về thẻ. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ bảo lãnh,...

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

“Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng”

Ngân hàng luôn giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan

trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi

các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò

ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế, chủ

lực trên thị trường tài chính, tiền tệ, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho

“Tam nông”. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, các

doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư

cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt

70%/tổng dư nợ. Tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản

phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, không ngừng tập trung đổi

Ngân hàng thực hiện các biện pháp huyđộng vốn thích hợpđối với từng

loại khách hàng, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tậpđoàn kinh tế, các công ty, quyết liệt thực hiệnđề án cơ cấu lại hoạtđộng

Agribank khi được phê duyệt, đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủđộng, linh hoạt, tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giáđúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt

triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu, củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạtđộng và cơ chế quản trịđiều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiệnđại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực; Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch

một cửa; Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch

vụ hiệnđại, nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ "Tam nông";

Nâng cao hiệu quả hoạtđộng tiếp thị, truyền thông gắn với hoạtđộng an sinh

xã hội, quađó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cạnh tranh,… tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 HÀNG TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được đánh giá là một giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế nói chung và đối với bản thân Ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, bằng sự quan tâm, chỉ đạo nhiệt tình của ban lãnh đạo, sự quyết tâm, đoàn kết của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, kết quả đã giúp ngân hàng không những đứng vững mà còn gặt hái được nhiều thành

công đáng ghi nhận. Thu nhập và lợi nhuận ròng của Ngân hàng có sự tăng trưởng liên tục trong giai đoạn này.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Thu nhập 88.594,556 100,00 106.180,575 100,00 113.878,667 100,00 17.586,019 19,85 7.698,902 7,25 - Thu nhập từ lãi và các khoản thu tương tự

87.265,638 98,50 104.348,96 98,28 112.134,046 98,47 17.083,322 19,58 7.785,085 7,46 - Thu nhập từ dịch vụ 617,203 0,70 846,4569 0,80 793,734 0,70 229,254 37,14 (52,723) (6,23)

- Thu nhập khác 849,253 0,80 985,15802 0,93 950,887 0,83 135,905 16,00 (34,271) (3,48) Chi phí 82.811,049 100,00 97.636,068 100,00 104.245,968 100,00 14.825,019 17,90 6.609,900 6,77 - Chí phí lãi và các

khoản chi phí tương tự

58.918,197 71,15 69.850,237 71,54 73.992,850 70,98 10.932,040 18,55 4.142,613 5,93 - Chi phí dịch vụ 390,530 0,47 483,78378 0,50 466,882 0,45 93,254 23,88 (16,902) (3,49)

- Chi phí hoạt động 17.122,080 20,68 18.950,444 19,41 21.798,492 20,91 1.828,364 10,68 2.848,048 15,03

- Chí phí khác 6.380,242 7,70 8.351,603 8,55 7.987,744 7,66 1.971,361 30,90 (363,859) (4,36)

Lợi nhuận 5.783,507 x 8.544,508 x 9.632,699 x 2.761,001 47,74 1.088,191 12,74

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012)

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười

6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013)

Năm Chênh lệch T6/2012 T6/2013 T6/2013 và T6/2012 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Thu nhập 59.188,374 100,00 60.528,789 100,00 1.340,415 2,26

- Thu nhập từ lãi và các khoản thu tương tự 58.329,181 98,55 59.151,809 97,73 822,628 1,41

- Thu nhập từ dịch vụ 378,850 0,64 421,276 0,70 42,426 11,20

- Thu nhập khác 480,343 0,81 955,704 1,58 475,361 98,96

Chi phí 54.167,625 100,00 55.067,933 100,00 900,308 1,66

Chí phí lãi và các khoản chi phí tương tự 38.650,588 71,35 39.816,752 72,30 1.166,164 3,02

- Chi phí dịch vụ 220,282 0,41 242,985 0,44 22,703 10,31

- Chi phí hoạt động 10.901,364 20,13 11.056,185 20,08 154,821 1,42

- Chí phí khác 4.395,391 8,11 3.952,011 7,18 (443,380) (10,09)

Giai đoạn 2010-tháng 6 năm 2013, thu nhập của Ngân hàng có sự tăng trưởng liên tục. Năm 2010, thu nhập của Ngân hàng đạt mức 88.594,556 triệu đồng. Năm 2011, thu nhập của Ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh, đạt mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

106.180,575 triệu đồng, tăng 17.586,019 tỷ đồng (tăng 19,85%). Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh này là do nhu cầu vốn của người dân phục vụ sản

xuất, tiêu dùng, kinh doanh không giảm trong khi lãi suất cho vay của Ngân

hàng có sự điều chỉnh tăng khá mạnh từ 12-14%/năm trong năm trước đó lên 18,5-20%/năm trong năm này đã làm cho khoản thu nhập từ lãi và các khoản tương tự tăng mạnh dẫn đến tổng thu nhập của Ngân hàng tăng mạnh. Năm

2012, thu nhập của Ngân hàng có sự tăng trưởng chậm trở lại, đạt mức

113.878,667 triệu đồng, tăng 7.698,092 triệu đồng (tăng 7,25%). Nguyên nhân của suy giảm tốc độ tăng của thu nhập là do lãi suất được được điều chỉnh

giảm đáng kể trong năm này từ 18,5% đầu năm xuống còn 13% vào cuối năm. 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nhập của ngân hàng cũng không mấy khả

quan, chỉ đạt 60.528,789 triệu đồng, chỉ tăng 1.340,415 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012 (chỉ tăng 2,26%). Nguyên nhân là do Ngân hàng tiếp tục có sự điều chỉnh lãi suất xuống mức 9-12% nên đã ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tăng trưởng của thu nhập.

Giai đoạn 2010-tháng 6/2013, tổng chi phí của ngân hàng cũng có sự tăng trưởng liên tục. Năm 2010, tổng chi phí Ngân hàng đạt mức 82.811,049 triệu đồng. Đến năm 2012, tổng chi phí tăng lên đạt mức 104.245,968 triệu đồng, tăng 21.434,919 triệu đồng (tăng 25,88%). Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh này là do trần lãi suất huy động vốn tăng cao, có lúc đạt trên

14%/năm đã làm cho chi phí huy động vốn của Ngân hàng tăng mạnh theo,

bên cạnh đó ngân hàng còn chi ra một khoản chi phí đáng kể để giải quyết nợ

xấu và quản trị các loại rủi ro của ngân hàng, các khoản trích dự phòng rủi ro

cũng được trích lập tăng cường đáng kể. 6 tháng đầu năm 2013, chi phí của

ngân hàng có sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, đạt mức

55.067,933 triệu đồng, tăng 900,308 triệu đồng (tăng 1,66%). Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng được điều chỉnh giảm nên chi phí huy động vốn cũng

giảm nhẹ.

Lợi nhuận ròng của Ngân hàng trong giai đoạn này có sự tăng trưởng lên tục. Lợi nhuận ròng năm 2010 chỉ đạt 5.783,507 triệu đồng. Năm 2012, lợi

nhuận có sự tăng trưởng khá mạnh, đạt mức 8.544,508 triệu đồng, tăng

3.849,192 triệu đồng (tăng 66,55%). Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh

này là do thu nhập nhập có sự tăng trưởng khá mạnh trong khi các chi phí tăng

theo khá hợp lý. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 cũng có sự tăng trưởng nhẹ

3.5 KHÁI QUÁT MỘT SỐ THẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG HÀNG

3.5.1 Thuận lợi

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh

huyện Tháp Mười là ngân hàng có uy tín, chất lượng hàng đầu tại khu vực

huyện Tháp Mười với gần 25 năm tồn tại và phát triển.

Ngân hàng luôn được sự chỉ đạo, quan tâm của Ngân hàng Nông nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 29)