Nâng cao thu nhập sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động cho Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu Ngân hàng chỉ tập trung nâng cao thu nhập mà thiếu sự quan tâm đến việc giảm chi phí thì kết quả hoạt động của Ngân hàng sẽ không
cao, thậm chí bị thua lỗ. Do đó, cần có những biện pháp thiết thực để giảm chi
phí cho Ngân hàng, qua đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
cho Ngân hàng. Từ những kết quả phân tích, đánh giá trong trong mục 4.1
(Phân tích nguồn vốn của Ngân hàng), mục 4.2.8 (Một số rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) Ngân hàng cần phải tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ và cần nâng cao hơn nữa chất lượng các
khoản tín dụng để có thể giảm chi phí cho Ngân hàng.
Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn tại chỗ. Hoạt động này
tuy không đem lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng sẽ làm giảm đáng kể
chi phí cho Ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Như đã biết, nguồn vốn huy động tại chỗ thường có chi phí rẽ hơn so với nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Khi nguồn vốn huy động tại chỗ được tăng cường thì Ngân hàng không còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, chi phí cho nguồn vốn này cũng giảm theo, qua đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy huy động Ngân
hàng cần thực hiện một số biện pháp: Mở rộng các hình thức tiền gởi trong dân cư bao gồm tiền gởi thanh toán có kỳ hạn và không có kỳ hạn, tiền gởi tiết
kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm có dự thưởng liên tục trong năm. Hiện tại Ngân hàng chỉ có hình thức tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không
có kỳ hạn, Ngân hàng chưa có phân ra tiền gởi tiết kiệm hay tiền gởi thanh
toán nên ít có sự lựa chọn cho khách hàng khi có nhu cầu gởi tiền. Các chương
trình tiền gởi dự thưởng của Ngân hàng chỉ áp dụng trong một số thời điểm
nhất định trong năm nên Ngân hàng có thể bỏ lỡ một số khách hàng trong những thời gian không triển khai chương trình dự thưởng. Kỳ hạn tiền gởi của
Ngân hàng có thể nói đa đạng với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6
tháng, 9 tháng, 360 ngày và các kỳ hạn khác từ 1 năm trở lên, đều này khá tốt
cho Ngân hàng. Tuy nhiên, kỳ hạn để khách hàng nhận được tiền gởi có kỳ
hạn nhỏ nhất là 1 tháng, với khoảng thời gian này Ngân hàng có thể bỏ lỡ một
phân khúc tiền gởi rất lớn. Ngân hàng có thể tăng thêm kỳ hạn hạn tiền gởi
nửa tháng, hay tiền gởi theo tuần để tranh thủ hơn nữa lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Trong dân cư vẫn còn một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn có thời hạn dưới 1 tháng. Đây là các khoản tiền phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, hàng tháng của người dân. Ngân hàng cần đa dạng lãi suất hơn nữa cho các
kỳ hạn tiền gởi khác nhau. Hiện tại, tiền của Ngân hàng với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 360 ngày đều chỉ hưởng chung một
mức lãi suất là 7%/năm. Các kỳ hạn tiền gởi từ 1 năm trở lên mới được áp
dụng lãi suất cao hơn. Do đó, khi khách hàng có nhu cầu gởi tiền dưới 360
ngày thì khách hàng có xu hướng chọn loại tiền gởi 1 tháng để được hưởng lãi suất của phần ghép lãi và vẫn hưởng được lãi suất có kỳ hạn trong một vài kỳ trong trường hợp rút vốn bất ngờ. Điều này có thể làm cho Ngân hàng mất đi
một lượng lớn tiền gởi có kỳ hạn trên một tháng nhưng dưới 12 tháng. Kỳ hạn
tiền gởi ngắn sẽ làm cho Ngân hàng giảm sự chủ động trong việc sử dụng vốn.
Kết quả làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng không được cao.
Tiếp tục nâng cao chất lượng các khoản tín dụng của Ngân hàng. Khi chất lượng tín dụng không cao thì Ngân hàng phải trích lập thêm chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng, tốn nhiều chi phí hơn trong công tác thu hồi và xử lý nợ,
đo đó làm cho chi phí tăng cao. Khi chất lượng tín dụng được nâng cao, Ngân hàng sẽ giảm bớt được các loại chi phí này. Ngân hàng có thể tăng cường chất lượng tín dùng bằng cách: tăng cường công tác thẩm định, tái thẩm định khách
hàng. Khi công tác thẩm định và tái thẩm định được tiến hành tốt thì chất lượng khách hàng được nâng cao, qua đó tránh được những rủi ro từ phía
khách hàng. Cần thường xuyên giám sát, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của
khách hàng, hoạt động này sẽ đôn đốc khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trợ nợ gốc và lãi đúng thời hạn, trong trường
hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hẹn thì Ngân hàng có những biện phá xử lý kịp
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN
Giai đoạn 2010-2012, được đánh giá là một giai đoạn khó khăn và đầy
biến động của nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói riêng. Bằng sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười, sự quan
tâm sâu sắc, chỉ đạo của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, sự
quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, cũng như là sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười đã đạt được nhiều thành tựa đáng ghi nhận
trong thời gian qua: thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng đều có sự tăng trưởng liên tục, đặc biệt là trong năm 2011. Nguồn vốn của Ngân hàng cũng
có sự tăng trưởng tốt về quy mô trong giai đoạn này, đặc biệt là sự tăng trưởng
nhanh của nguồn vốn huy động đã giúp cho Ngân hàng giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Các tỷ số khả năng sinh lợi như suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ số
hoa lợi (ROS) của Ngân hàng đều có xu hướng tăng lên, thể hiện sự hiệu quả
của Ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Tỷ số tổng chi phí trên tổng tài sản,
tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng có xu hướng giảm xuống, thể
hiện sự hiệu quả trong công tác quản trị chi phí của Ngân hàng, các hệ số
chênh lệch lãi của Ngân hàng trong giai đoạn này cũng được duy trì khá ổn định, vẫn đảm bảo đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, các hệ số
rủi ro tín dụng của Ngân hàng bao gồm hệ số rủi ro tín dụng, hệ số dự phòng rủi ro tín dụng, hệ số nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng đều đạt ở mức
rất thấp, thấp hơn so với mức trung bình của ngành ngân hàng. Đây là những
dấu hiệu khả quan, đáng mừng cho Ngân hàng, thể hiện được một phần sự nổ
lực, quyết tâm của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh trong thời gian qua. Bên cạnh những mặt đạt được Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế: cơ
cấu thu nhập của Ngân hàng còn chưa thật sự hợp lý, thu nhập của Ngân hàng còn phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập lãi và các khoản thu tương tự (trung bình khoản thu nhập này chiếm khoảng 97%), trong khi các khoản thu nhập
phi lãi lại rất thấp, tốc độ tăng lại không ổn định, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động dịch vụ (trung bình chỉ chiếm 0,5%). Chi phí hoạt của Ngân hàng trong thời gian qua có sự tăng trưởng liên tục, điều này sẽ không tốt cho Ngân hàng,
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng lợi nhuận, do đó Ngân hàng cần
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại Học
Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại,
NXB Đại Học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Đại
Học Cần Thơ.
4. Trần Thị Khánh Hà, 2008. Luận văn tốt nghiệp “Phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng”.
5. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê.
6. Trần Minh Luân, 2013. Chuyên đề ngân hàng “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam”
7. Mai Văn Nam, 2008. Nguên lý thống kê kinh tế, NXB Đại Học Cần Thơ.
8. Nguyễn Minh Phương, 2010. Luận văn tốt nghiêp “Phân tích kết quả
hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang”.
9. Trang web của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt