CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI - TỈNH ĐỒNG THÁP

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012)

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ

 Giám đốc chi nhánh

- Giám đốc là người điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày của ngân hàng, chịu sự giám sát của ban kiểm soát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình.

- Điều hành các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, quyết định các chủ trương, chính sách, các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, triển khai các chủ trương, chính sách của ngân hàng cấp trên.

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, phân công, ủy quyền cho các phó giám đốc, các trưởng phòng nghiệp vụ, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên dưới quyền

P. Tín dụng P. Kế toán- Ngân quỹ

Tổ bảo vệ P. Kiểm soát PGD KVI

Phú Điền P. Tổ chức

hành chính

Giám đốc

Phó Giám đốc

mình thực hiện đúng các chủ trương, chính sách theo nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với pháp luật và điều lệ của ngân hàng.

- Được quyền quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc tăng lương cho các cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.

Phó giám đốc

- Gồm có 2 người, giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo sự phân công của giám đốc. Chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động.

- Giúp giám đốc kiểm tra, đôn đốc các nhân viên thực hiện đúng các chủ trương, chính sách, các nghiệp vụ của mình.

Phòng tổ chức hành chính

- Quản lý đội ngũ công nhân viên, tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên và tham mưu cho ban giám đốc về việc bố trí nhân sự cho các phòng ban.

- Sữa chữa các tài sản cố định của ngân hàng, mua sắm trang thiết bị, bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên trực ban nhằm đảm bảo an ninh cho ngân hàng.

 Phòng tín dụng (phòng kế hoạch-kinh doanh)

Đây là bộ phận chuyên sâu về các nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng như: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, huy động vốn,…

Trưởng phòng tín dụng là người đứng đầu phòng tín dụng, chịu trách nhiệm về các công việc:

- Phân công cán bộ tín dụng phụ trách từng địa bàn, kiểm tra, đôn đốc các cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các quy chế cho vay.

- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và trình lên Ban giám đốc ký duyệt để đưa lên quyết định cho vay hay không.

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng chịu trách nhiệm về các công việc:

- Giao dịch trực tiếp với khách hàng vay vốn, hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng làm thủ tục vay vốn, thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo của khách hàng. Ký duyệt cho vay trước khi trình lên trưởng phòng tín dụng và Ban giám đốc ký duyệt.

- Nhận hồ sơ và thẩm định các hồ sơ khi khách hàng đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và đề xuất các biện pháp xử lý cần thiết.

- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay của Ban giám đốc, phụ trách thông báo đến khách hàng khi khách hàng trễ hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích vay vốn hay không.

 Phòng kế toán–Ngân quỹ

Tổ chức thực hiện kiểm soát chi phí, hoạch toán kế toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng. Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết định thu, chi tài chính của Ngân hàng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Kiểm soát các chứng từ và thực hiện các giao dịch phát sinh tại phòng kế toán ngân quỹ. Quản lý danh mục khách hàng tiền gởi và tổ chức việc chăm sóc khách hàng, phát triển quan hệ với các khách hàng. Quản lý hồ sơ khách hàng, thanh toán nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng. Hoạch toán các nghiệp vụ và sử dụng các nguồn quỹ theo quy định. Quản lý an toàn nguồn ngân quỹ, thực hiện các quy định về nghiệp vụ thu, chi trong ngân hàng.

 Phòng kiểm soát

Phòng kiểm soát là bộ phận giám sát hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thực hiện công tác kiểm tra toàn chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh, kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng. Thực hiện kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực hiện tài chính của Ngân hàng.

 Phòng giao dịch khu vực I Phú Điền

Là một phòng ban trực thuộc ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười. Phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho khách hàng thuộc 3 xã Phú Điền, Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ nhằm giảm bớt áp lực cho ngân hàng chi nhánh và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng hơn.

3.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính

Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng bao gồm : hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động cung cấp các dịch vụ trung gian khác.

3.2.3.1 Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng muốn hoạt động bền vững thì dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng là chủ yếu. Do đó, hoạt động huy động vốn của Ngân

hàng có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động huy động vốn bao gồm : huy động vốn từ nhận tiền gởi có kỳ hạn và tiền gởi không kỳ hạn của tất cả các đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài tỉnh bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ.

3.2.3.2 Hoạt động sử dụng vốn:

Nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng chủ yếu trong hoạt động cho vay. Các sản phẩm cho vay bao gồm : Cho vay ngắn hạn và trung hạn, cho vay thấu chi để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và phục vụ nhu cầu đời sống (hay còn gọi là cho vay tiêu dùng), tài trợ vốn vốn cho cho các dự án, phương án phát triển sản xuất tại địa phương. Bên cạnh đó Ngân hàng còn thực hiện hoạt động cầm cố các loại giấy tờ có giá,...

3.2.3.3 Hoạt động cung cấp các dịch vụ trung gian khác:

Các dịch vụ trung gian của Ngân hàng bao gồm: dịch vụ thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền, các dịch vụ thu hộ, chi hộ, làm đại lý, cung cấp các dịch vụ về thẻ. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ bảo lãnh,...

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)