Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

4.1 PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 2010-2012 có sự điều chỉnh theo hướng gia tăng tỷ trọng của vốn huy động giảm tỷ trọng của vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Năm 2010, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng chỉ chiếm 34,79%. Năm 2011, tỷ trọng vốn huy động của Ngân hàng tăng lên 40,48% (tăng 5,69%). Tỷ trọng vốn huy động tăng là do trong năm 2011, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng tăng cao từ 8%/năm tăng lên 15%/năm nên thu hút được nhiều tiền gởi của khách hàng, bên cạnh đó công tác huy động vốn của Ngân hàng cũng không ngừng được tăng cường, Ngân hàng không những duy trì quan hệ với các khách hàng cũ mà còn mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới bằng nhiều hình thức khác nhau như tặng quà cho khách hàng khi gởi tiền tại Ngân hàng, tặng quà cho các khách hàng thân thiết trong các dịp lễ tết, bên cạnh đó Ngân hàng còn gởi tiền lãi đến tận nhà cho khách hàng,… Năm 2012, tỷ trọng vốn huy động có sự giảm xuống, đạt 36,76% (giảm 3,72%) nhưng tỷ trọng vốn huy động vẫn cao hơn năm 2010 1,79%. Tỷ trọng vốn huy động giảm lại là do trong năm 2012, lãi suất huy động vốn của Ngân hàng giảm khá mạnh có lúc xuống còn 8-9%/năm, gây khó khăn cho công tác huy động vốn dẫn đến nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm lại. Trong khi vốn huy động tăng chậm lại thì nhu cầu vốn của khách hàng lại không ngừng tăng lên nên ngân hàng cấp trên tăng mạnh vốn điều chuyển xuống Ngân hàng. Sự tăng nhanh hơn của vốn điều chuyển đã làm cho tỷ trọng vốn huy động giảm. Gia tăng tỷ trọng vốn huy động tại chỗ là xu hướng phát triển chung của các ngân hàng chi nhánh hiện nay bởi vì các ngân hàng này luôn muốn chủ động hơn về nguồn vốn huy động tại chỗ bởi đây là nguồn vốn rẽ so với nguồn vốn điều chuyển, khi nguồn vốn huy động được chủ động hơn thì chi phí sử dụng vốn của Ngân hàng sẽ giảm được một phần, qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

Cơ cấu vốn huy động: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng gồm các thành phần chính: Tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng, tiền gởi của khách hàng và các khoản nợ phải trả khác.

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nôn nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012)

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu

Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ lệ

(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tiền gởi và vay các tổ chức

tín dụng khác 20.280 10,39 25.050 9,56 22.450 7,78 4.770 23,52 (2.600) (10,38) Tiền gởi của khách hàng 169.633 86,93 227.152 86,67 257.287 89,19 57.519 33,91 30.135 13,27 Các khoản nợ khác 5.225 2,68 9.878 3,77 8.728 3,02 4.653 89,05 (1.150) (11,64) Tổng vốn huy động 195.138 100 262.080 100 288.465 100 66.942 34,30 26.385 10,07

Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự biến động nhẹ trong giai đoạn 2010-2012. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng hàng có sự điều chỉnh theo hướng gia tăng tỷ trọng của nhóm tiền gởi khách hàng, giảm tỷ trọng của nhóm tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gởi của khách hàng có xu hướng tăng là một dấu hiệu tốt, có lợi cho nền kinh tế. Bởi lẽ, trong giai đoạn này các ngân hàng có xu hướng huy động vốn tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác. Việc gởi và vay tiền lẫn nhau này có thể đem lại thu nhập cho ngân hàng nhưng sẽ làm mất đi một phần vốn cung cấp cho các nhà đầu tư trong nền kinh tế nên sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

+ Tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Cơ cấu nhóm tiền huy động này có xu hướng sụt giảm, từ 10,39% trong năm 2010 xuống còn 7,78% trong năm 2012. Sự tăng trưởng nhanh của nguồn vốn huy động đã vượt qua sự tăng trưởng về cơ cấu của nhóm tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác. Xét về quy mô, nhóm tiền huy động này đã có sự tăng trưởng khá mạnh trong năm 2011, tăng 4.770 triệu đồng (tăng tương ứng 23,52%). Trong năm 2012, mặc dù nhóm nguồn vốn huy động này có sự sụt giảm so với năm 2011, nhưng vẫn cao hơn năm 2010 một khoảng 2.170 triệu đồng (cao hơn tương ứng 10,70%).

Tuy nhiên, tổng nguồn vốn huy động đã có sự tăng trưởng vượt bậc từ 195.138 triệu đồng năm 2010 lên 288.465 triệu đồng năm 2012 (tăng 47,83%), sự tăng nhanh hơn của tổng nguồn vốn đã làm lu mờ đi tốc độ tăng của nhóm tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác. Kết quả là làm cho cơ cấu nhóm tiền gởi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm liên tục.

+ Tiền gởi của khách hàng: Đây là nguồn vốn huy động quan trọng đối với Ngân hàng, nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng trung bình nguồn vốn này chiếm khoảng 85%. Cơ cấu tiền gởi của khách hàng có sự tăng trưởng nhẹ, từ 86,93% vào năm 2010 lên 89,19% vào năm 2012, tăng 2,26%. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua Ngân hàng luôn quan tâm và có định hướng đúng đắn trong công tác huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Ngân hàng không những duy trì các khách hàng cũ mà còn mở rộng quan hệ với các khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động cho ngân hàng. Bên cạnh đó, sự gia tăng lãi suất huy động theo quy định tăng trần lãi suất trong năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước đã góp một phần không nhỏ trong công tác huy động tiền gởi của khách hàng.

+ Các khoản nợ khác: Cơ cấu các khoản nợ khác của Ngân hàng có sự biến động nhẹ trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, có cấu nợ phải trả khác chiếm tỷ trọng khá thấp, chỉ đạt 2,68%. Năm 2011, cơ cấu vốn huy động từ các khoản nợ khác có sự tăng trưởng nhẹ lên mức 3,77%, tăng 1,09%. Năm 2012, cơ cấu nhóm nợ phải trả khác có sự sụt giảm trở lại, giảm xuống 3,02%, giảm 0,75%.

Tóm lại, cơ cấu và sự biến động trong nguồn vốn là khá tốt đối với Ngân hàng. Đặc biệt là xu hướng gia tăng tỷ trọng vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng. Khi nguồn vốn huy động tại chỗ được tăng cường thì chi phí của việc sử dụng vốn sẽ giảm xuống làm lợi nhuận của Ngân hàng sẽ tăng lên, cụ thể trong năm 2011, khi tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn tăng cao thì lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng mạnh. Đến năm 2012, tỷ trọng vốn huy động giảm xuống thì lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng chậm lại.

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)