Lịch sử hình thành và phát triển của của Ngân hàng Nông Nghiệp và

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 27)

Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tháp Mười

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười là 1 trong 11 chi nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp, trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam có trụ sở đặt tại khóm 3 thị trấn Mỹ An,

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp được thành lập năm 1981 với tên gọi đầu

tiên là chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Tháp Mười. Đến tháng 3 năm 1988 đổi tên thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

huyện Tháp Mười. Năm 1990 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Ngân hàng đó là pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã khẳng định là Ngân hàng 2 cấp, ngày 14/11/1990 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính Phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp

và Phát Triển Nông Thôn thay thế Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp theo quyết định số 280/QĐ – NHNN là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường

tài chính nông thôn.

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Tháp Mười

ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại còn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản,… qua đó góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Huyện Tháp Mười với tìm năng to lớn về diện tích, giao thông nông

thôn. Các kênh gạch thủy lợi được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong

chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương, đa dạng hóa cây trồng vật

nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường cơ cấu ngành nghề

nhằm từng bước nâng cao đời sống người dân.

Từ năm 1991, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt

Nam huyện Tháp Mười chính thức đầu tư trực tiếp đến hộ nông dân. Trong

thời gian này, Ngân hàng gặp một số khó khăn về nguồn vốn, cơ sở vật chất

còn hạn chế. Nhờ sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ cấp ủy chính

quyền địa phương Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt

Nam huyện Tháp Mười từng bước hoàn thiện và phát triển. Lấy nông nghiệp nông thôn làm địa bàn hoạt động chính, là đối tượng chủ yếu để thực hiện chính sách đầu tư tín dụng (năm 2012 dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn

chiếm 98,6% trên tổng dư nợ, gồm các món vay sản xuất nông nghiệp, nuôi

trồng thủy sản, kinh doanh vật tư nông nghiệp, mua máy sạ hàng, máy gặt đập

liên hợp, máy xới, lò sấy, làm trạm bơm…qua đó, đã giúp cho hàng ngàn

khách hàng có điều kiện kinh doanh, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương). Trong những năm qua Ngân hàng luôn thực hiện tốt chiến lược khách hàng, đó là luôn xác cánh với nông dân, xem nông dân là khách hàng chính của mình. Sự tồn tại và phát triển của nông dân cũng chính là sự

kinh doanh của Ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông

Thôn Việt Nam huyện Tháp Mười nói riêng. Bởi lẽ, nhiều tổ chức tín dụng

cùng hoạt động trên địa bàn nhưng chỉ có Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam huyện Tháp Mười mới thực sự chăm lo đến sản

xuất nông dân, vẫn bám trụ địa bàn, phục vụ kinh tế nông nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)