Một số rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THÁP MƯỜI

4.2.8 Một số rủi ro ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười

Rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và chiếm tỷ trọng cao nhất trong Ngân hàng. Hoạt động này tìm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể nói bất kỳ hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro do đó Ngân hàng cần quan tâm đến loại rủi ro này.

Bảng 4.7: Các hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười giai đoạn 2010-2012)

Hệ số rủi ro tín dụng:

Hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng (Nợ xấu/Tổng dư nợ) luôn được duy trì ở mức thấp, chỉ ở mức 1,03% năm 2010, 1,32% năm 2011, 1,08% năm 2012. Trong khi đó hệ số rủi ro tín dụng trung bình của ngành là 2,5% năm 2010, 3,5% năm 2011 và 4,9% năm 2012.

Giai đoạn 2010-2012, hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng có sự biến động nhẹ. Năm 2010, hệ số này đạt khá thấp, chỉ ở mức 1,03%. Năm 2011, hệ số này tăng khá mạnh, đạt mức 1,32%, tăng 0,29%. Trong năm 2011, hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, giá cả các loại nông sản sụt giảm đã

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nợ có khả năng mất vốn triệu đồng 1161,052 1875,291 1783,193

Nợ xấu triệu đồng 5025,252 7326,624 7454,628

Dự phòng rủi ro tín dụng triệu đồng 5419,632 7387,515 7735,577

Tổng dư nợ triệu đồng 488034 554732 691160

Dư nợ bình quân triệu đồng 451734 521383 622946

Hệ số rủi ro tín dụng % 1,03 1,32 1,08

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng % 1,20 1,42 1,24

Hệ số nợ có khả năng mất vốn % 0,26 0,36 0,29

ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của các nông hộ. Bên cạnh đó lạm phát tăng cao trong năm 2011 (18%/năm) đã làm cho người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu đã làm cho hàng hóa của các đơn vị sản xuất kinh doanh tiêu thụ rất chậm dẫn đến hàng tồn kho tăng cao, việc các tổ chức sản xuất không bán được hàng mà chỉ có hàng tồn kho đã làm cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bị giảm mạnh, góp phần gia tăng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2012, hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng có sự giảm nhẹ, xuống còn 1,08%, giảm 0,24%. Hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng giảm là do trong năm 2012, Ngân hàng tập trung mọi nguồn lực để giải quyết, xử lý nợ xấu của năm trước, công tác quản trị rủi ro cũng được Ngân hàng quan tâm và chú trọng hơn, bên cạnh đó hoạt động cho vay được kiểm soát chặt chẽ hơn, công tác thẩm định, tái thẩm định được nâng cao, mục đích sử dụng vốn cũng được kiểm tra, nhờ đó nợ xấu phát sinh từ các khoản vay mới cũng được hạn chế. Kết quả chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được kiểm soát tốt hơn làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.

Hệ số dự phòng rủi ro

Hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn này có sự tăng trưởng không ổn định. Năm 2010, hệ số này đạt khá thấp, đạt 1,20%. Năm 2011, hệ số dự phòng rủi ro tín dụng có sự tăng trưởng nhẹ, lên mức 1,42%, tăng 0,22%. Năm 2011, hoạt động sản xuất của các nông hộ gặp nhiều khó khăn làm suy giảm khả năng trả nợ của các nông hộ, một số đơn vị kinh doanh cũng mất dần khả năng trả nợ do không bán được hàng hóa đã làm cho nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. Trước tình trạng nợ quá hạn tăng cao Ngân hàng đã tăng cường trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng làm cho chi phí này tăng. Hậu quả làm cho hệ số dự phòng rủi ro tín dụng tăng. Năm 2012, hệ số này có sự giảm nhẹ xuống còn 1,24%, giảm 0,18%. Trong năm 2012, Ngân hàng tăng cường công tác xử lý nợ, làm cho nợ xấu năm trước giảm trong khi nợ xấu mới lại không tăng thêm nhiều nên chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm lại (chỉ tăng 4,71%) trong khi dư nợ tăng khá cao trong giai đoạn này (tăng 24,59%). Kết quả làm cho hệ số dự phòng rủi ro giảm.

Hệ số nợ có khả năng mất vốn

Hệ số nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng có sự tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, hệ số này đạt khá thấp, chỉ đạt 0,26%. Năm 2011, hệ số này có sự tăng nhẹ lên mức 0,36%, tăng 0,10%.

Trong năm 2011, hoạt động sản xuất nông nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, các tổ chức sản xuất không bán được hàng hóa mà chỉ có hàng tồn kho đã làm cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bị giảm mạnh làm cho một số nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 vốn tồn tại trước đó chuyển lên nợ nhóm 5 đã làm cho nợ

nhóm 5 tăng cao. Kết quả làm cho hệ số nợ có khả năng mất vốn tăng cao.

Năm 2012, hệ số nợ có khả năng mất vốn có sự giảm nhẹ xuống còn 0,29%, giảm 0,07%. Ngân hàng đã tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ có khả năng mất vốn nên đã làm nhóm nợ này giảm nhẹ về quy mô. Kết quả nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng giảm nhẹ.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)