CHƯƠNG III: THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO HIỆP ĐỊNH VIỆT – MỸ, NHỮNG KHể KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
3.3. Những giải pháp đối với Việt Nam khi thực thi bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền tác giả
Nhà nước ta tuy đã có những hoạt động tích cực nhằm hệ thống hóa pháp luật bảo hộ quyền tác giả như xin sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 nhưng như
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 56 SVTH: Đinh Hoàng Duy vậy là chưa đủ. Cần có sự sửa đổi đồng bộ hệ thống pháp luật có liên quan đến vấn đề này như Luật hình sự, Luật hành chính, Luật dân sự… Trong đó các dự thảo về sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự 2005 và một số luật khác có liên quan đến quyền tác giả cần đẩy nhanh tiến độ để được Quốc hội thông qua.
Ngoài ra, với các quy định chưa được tương thích với Công ước, Hiệp định cần nghiên cứu kỹ càng hơn, có những điều chưa thích hợp cần được điều chỉnh, những điều khoản nào đã đảm bảo với mức tối thiểu của Công ước, Hiệp định và phù hợp với điều kiện của nước ta thì cần phải có biện pháp nhằm đảm bảo thực thi có hiệu quả.
Mặt khác, các quy định về quyền tác giả chủ yếu được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ và các điều khoản khác nằm rải rác. Thêm vào đó, Luật sở hữu trí tuệ lại quy định ba nhóm đối tượng với cơ chế bảo hộ khác nhau trong cùng một văn bản là điều chưa hợp lý. Có nên chăng nước ta cũng nên có một bộ luật riêng về quyền tác giả như Mỹ, Nhật… hoặc các quốc gia khác trên thế giới
3.3.2. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả
Như đã nói ở phần trên, hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đóng vai trò quan trọng và là cơ sở để công dân có thể nhận được sự bảo hộ quyền tác giả của mình. Tuy nhiên, những cơ quan này khá nhiều, điều này tạo nên sự cồng kềnh của bộ máy hành chính nhà nước song lại hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Do đó, cần tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực thi thi vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Nhà nước nên có cơ chế ban hành những quy định cụ thể về thẩm quyền của từng nhóm cơ quan để tránh hiện tượng thẩm quyền chồng chéo.
Tốt hơn hết là mỗi cơ quan nên chỉ hoạt động trên một lĩnh vực cụ thể để đạt được chất lượng hoạt động tốt nhất.
Cần làm rừ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để chỳng hoạt động cú hiệu quả hơn. Thêm vào đó, cần tạo một đội ngũ thẩm phán có trình độ ngoại ngữ và kiến thức về các vấn đề sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, góp phần đáp ứng nhu cầu về thẩm phán có chuyên môn hiện nay.
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 57 SVTH: Đinh Hoàng Duy 3.3.3. Tuân thủ quy định điều ước đã tham gia và các hiệp định song phương có liên quan đến quyền tác giả đã ký kết
Việt Nam đã tham gia và ký kết khá nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương liên quan đến quyền tác giả. Trong số đó phải kể đến như: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Công ước Berne) và Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA). Việc Việt Nam tham gia ký kết các điều ước quốc tế kể trên là cơ sở để Việt Nam có thể bình đẳng với các quốc gia khác, công dân Việt Nam có thể bình đẳng và hưởng những quyền lợi như công dân ở quốc gia khác. Khi ký kết những điều ước quốc tế này thì theo nguyên tắc đối xử quốc gia, các quốc gia thành viên phải đương nhiên dành cho nhau những quyền như đối với công dân nước mình. Do đó, khi tác phẩm của công dân Việt Nam xuất hiện ở nước cũng là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết thì tác phẩm đó được bảo hộ và tác giả của tác phẩm cũng được thừa hưởng các quyền như những tác giả khác trên quốc gia này.
Các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền tác giả mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có tác động không nhỏ đến việc thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ nói riêng và việc bảo hộ quyền tác giả nói chung. Việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền tác giả không chỉ là thành tựu của việc thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ mà còn là cơ sở để thúc đẩy việc thực hiện hiệp định này.
Trên cơ sở ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương, Việt Nam cần đặt ra những mục tiêu thực hiện dài hạn. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung pháp luật sao cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tránh trường hợp giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có những chồng chéo, mâu thuẫn. Ở một nước mà trình độ dân trí chưa phát triển cao như Việt Nam thì việc am hiểu pháp luật quốc gia đã là một hạn chế, việc tiếp cận với điều ước quốc tế ở mức độ rộng rãi trong đông đảo dân chúng lại càng là điều khó khăn. Mà theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì điều ước quốc tế luôn được áp dụng trước và có giá trị cao hơn pháp luật quốc gia.
Song, với trình độ dân trí như đã nêu nếu như pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế có mâu thuẫn thì sự sai phạm trong công tác áp dụng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc sửa đổi bổ sung pháp luật quốc gia phù hợp với điều ước quốc tế là điều thực sự cần thiết và cần phải thực hiện nhanh chóng trong thời gian tới.
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 58 SVTH: Đinh Hoàng Duy Tuy nhiên, việc đảm bảo sự phù hợp giữa hai nguồn pháp luật này trên thực tế chưa phải là giải pháp hữu hiệu nếu như nó chỉ được thể hiện trên lý thuyết. Nhà nước cần có cơ chế tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân để người dân hiểu rừ phỏp luật, trỏnh những hành vi vi phạm khụng đỏng cú do thiếu hiểu biết. Để thực hiện công tác tuyên truyền áp dụng pháp luật cần tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật tại từng địa phương, đưa kiến thức về sở hữu trí tuệ vào giáo dục trong nhà trường, mở các cuộc hội thảo khoa học về Hiệp định, Truyền tải nội dung Hiệp định trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát động cuộc thi tìm hiểu về Hiệp định và cũng cần có biện pháp đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết với tình trạng xâm phạm bản quyền.
Từ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay, làm một phép so sánh nhỏ sẽ dễ dàng thấy rằng lợi nhuận mà những người vi phạm tác quyền thu về lớn hơn rất nhiều lần trách nhiệm mà họ phải gánh chịu trước pháp luật. Do đó, để đảm bảo hạn chế tới mức tối đa tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan như hiện nay, thiết nghĩ các chế tài trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả cần phải mạnh hơn nữa. Ngoài ra cần có sự góp sức của dư luận xã hội, cần lên án, thậm chí tẩy chay không sử dụng các sản phẩm xuất bản mà không được sự đồng ý của tác giả.
Thêm nữa, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả. Bản chấ của việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả là sự liên kết, phối hợp cùng hành động mang tính liên quốc gia. Cụ thể, chúng ta cần tích cực tham gia hoạt động có hiệu quả hơn các chương trình hành động trong khuôn khổ WIPO; tranh thủ sự ủng hộ của tổ chức cho việc thực thi công ước Berne tại Việt Nam; cử các chuyên gia đi học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức nước ngoài.
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 59 SVTH: Đinh Hoàng Duy