Quyền nhân thân

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 31)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1.Quyền nhân thân

Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm. Như tên gọi của nó, quyền nhân thân về bản chất là các quyền luôn gắn liền với chủ thể nhất định mà không thể dịch chuyển được. Tuy nhiên, trong đó có những quyền tuy được xác định là quyền nhân thân song nó vốn dĩ lại là cơ sở để chủ thể có các quyền đó được thực hiện các quyền khác về tài sản. Vì vậy, muốn thực hiện được các quyền về tài sản, người có quyền nhân thân này phải chuyển quyền đó cho chủ thể khác. Quyền nhân thân đối với tác phẩm được phân chia thành hai loại, đó là: Quyền nhân thân không thể chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch được.

2.2.1.1. Quyền đặt tên cho tác phẩm

Thông qua tên gọi của tác phẩm, phần nào tác giả thể hiện ở mức khái quát hóa về nội dung của tác phẩm và mong có được sự đón nhận của đông đảo công chúng. Việc đặt tên cho tác phẩm không những nhằm cá biệt hóa tác phẩm mà còn thể hiện dấu ấn cá nhân, tính sáng tạo của tác giả. Tên tác phẩm còn là cơ sở để người đón nhận tác phẩm có thể hình dung sơ bộ nội dung tư tưởng của tác phẩm ngay từ khi vừa biết đến tên tác phẩm. Chính vì vậy quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch cho người khác.

2.2.1.2. Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 31 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Quyền đứng tên tác giả là một trong những quyền cơ bản của tác giả thuộc nhóm quyền nhân thân. Theo đó, tác giả được tùy ý lựa chọn đứng tên như thế nào đối với tác phẩm, tác giả có thể đứng tên thật của mình với đầy đủ họ, tên, hàm học vị, chức vụ, cũng có thể chỉ đứng tên. Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà tác giả không muốn đứng tên thật của mình trên tác phẩm thì tác giả có quyền chỉ để bút danh, bí danh, thậm chí tác giả có quyền không đứng tên đối với tác phẩm của mình. Dù không nêu tên mình hoặc chỉ đứng bút danh, bí danh trong tác phẩm thì quyền lợi của tác giả đối với tác phẩm vẫn được bảo vệ, miễn sao sau khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng tác giả chứng minh được tác phẩm đó là do mình sáng tạo ra và có quyền yêu cầu người sử dụng tác phẩm phải thực hiện các nghĩa vụ đối với các quyền của mình. Đây chính là quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Quyền đứng tên tác giả đối với tác phẩm là quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch.

2.2.1.3. Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình

Công bố tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy thuộc vào bản chất của tác phẩm. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như Hiệp định thương mại giữa Việt Nam- Hòa Kỳ thì thuật ngữ công bố tác phẩm được hiểu ở dạng tương đối hẹp, chỉ bao gồm việc xuất bản các tác phẩm viết, nhân bản hay phát hành các tác phẩm khác mà vật mang tin của tác phẩm là băng ghi âm, ghi hình, đĩa ghi âm, ghi hình và các phương tiện kỹ thuật tương tự khác.

Pháp luật xác định quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm là quyền lợi tinh thần vì mọi hành vi công bố tác phẩm đều không làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của tác giả. Quyền này là cơ sở pháp lý để tác giả bảo vệ danh dự của mình khi bị người khác xâm hại do công bố tác phẩm của mình.

2.2.1.4. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 32 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Tác phẩm chính là sự lao động sáng tạo của tác giả và luôn là một chỉnh thể thể hiện chủ đề tư tưởng sáng tạo của tác giả. Bất cứ hành vi nào gây hủy hoại đối với tác phẩm đều xâm hại đến kết quả sáng tạo của tác giả cũng như bất cứ hành vi cắt xén, sửa đổi nào đối với nội dung của tác phẩm cũng đều làm thay đổi ít nhiều về ý tưởng sáng tạo của tác giả. Vì vậy, chỉ có tác giả mới có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung tác phẩm của mình. Cũng chỉ có tác giả mới có quyền cho phép người khác sửa đổi, bổ sung nội dung tác phảm của họ.

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xém hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả là quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả. Bất cứ người nào có hành vi sửa đổi tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả làm cho chủ đề tư tưởng, giá trị nghệ thuật, văn hóa, khoa học của tác phẩm bị thay đổi so với ý đồ của tác giả đều bị coi là có hành vi xâm phạm quyền tác giả và do đó tác giả có quyền yêu cầu người đó phải chấm dứt những hành vi này, xin lỗi, hoàn lại sự toàn vẹn của tác phẩm và phải bồi thường thiệt hại nếu hành vi đó gây ra thiệt hại cho tác giả.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 31)