Các đặc trưng riêng biệt trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 35)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.Các đặc trưng riêng biệt trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ

Bên cạnh những điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ còn có những quy định bao quát hơn mà đáng lưu ý ở đây, đây chính là một trong những nền tảng mà từ đó, pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam được hình thành. Do bản chất Hiệp định là hiệp định thương mại giữa hai quốc gia độc lập, nên các

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 35 SVTH: Đinh Hoàng Duy

quy định cũng nhầm đến mục tiêu giải quyết các vấn đề có thể phát sinh chung từ phía cả hai quốc gia khi tiến hành bảo hộ quyền tác giả. Do đó, các quy định trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng có nhiều nét đặc thù hơn.

Cụ thể, quy định trong Hiệp định cho thấy, Việt Nam và Mỹ phải dành cho tác giả và những người kế thừa quyền lợi của họ các quyền được liệt kê tại Công ước Berne nếu là các tác phẩm thuộc nhóm tác phẩm văn học và nghệ thuật, chương trình máy tính và các sưu tập dữ liệu được xem là sáng tạo trí tuệ. Cụ thể, các quyền này bao gồm: quyền dịch tác phẩm, quyền sao chép tác phẩm, một số sử dụng tự do tác phẩm, phóng tác, cải biên, chuyển thể… Tất cả các quyền này được quy định cụ thể tại Công ước Berne năm 1971.

Bên cạnh đó, tác giả còn được các quốc gia ký kết dành cho quyền cho phép hoặc bị cấm thực hiện các hành vi sau:

Thứ nhất, nhập khẩu vào lãnh thổ của nước sở tại bản sao của tác phẩm. Việc nhập khẩu một tác phẩm nhất định vào lãnh thổ của một nước, như đã phân tích ở đầu chương, có thể làm ảnh hưởng đến chiến lược phát triển văn hóa, khoa học của quốc gia sở tại. Do đó, việc quốc gia cho phép hoặc cấm một tác giả mang tác phẩm của mình nhập khẩu vào quốc gia là hoàn toàn dễ hiểu.

Thứ hai, phân phối công khai lần đầu bản gốc và mỗi bản sao tác phẩm dưới hình thức bán, cho thuê hoặc các hình thức khác. Nói cách khác, Hiệp định cho phép quốc gia sở tại quyền điều chỉnh khả năng thương mại của một tác phẩm nhất định trên phạm vi lãnh thổ của mình.

Thứ ba, truyền đạt tác phẩm vào công chúng. Đây là một trong những hành vi trong nội dung quyền tác giả mà quốc gia cần phải chú trọng xem xét. Việc truyền đạt một tác phẩm đến công chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, ít hoặc nhiều đến một hoặc toàn bộ bộ phận công chúng tại quốc gia sở tại – nơi mà tác giả truyền đạt tác phẩm của mình. Do đó, nếu nội dung, hình thức hoặc các mục tiêu thương mại có liên quan không được đảm bảo, thì quốc gia sở tại có quyền cấm tác giả thực thi quyền này trên phạm vi lãnh thổ của mình.

Thứ tư, cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy tính nhằm mục đích thương mại.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 36 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Như vậy, mặc dù là Hiệp định thương mại giữa hai quốc gia, tuy nhiên, nếu phân tích kỹ yếu tố tác động mà quyền cho phép hoặc cấm tác giả của tác phẩm thực thi hành vi pháp lý nhất định thuộc phạm vi nội dung quyền tác giả, có thể thấy mục đích của Hiệp định không chỉ nhằm đảm bảo khả năng thương mại của hai bên, mà còn nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi của nhau trong một hiệp ước chung, trong các chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia ký kết.

Bên cạnh đó, Hiệp định còn quy định rằng trong khuôn khổ cho phép, quốc gia sở tại quy định đối với quyền tác giả và quyền liên quan:

Thứ nhất, bất kỳ người nào có được hoặc nắm giữ bất kỳ quyền kinh tế nào đều có thể chuyển giao một cách tự do và riêng rẽ quyền đó bằng hợp đồng. Quy định này thể hiện được bản chất quyền tài sản của quyền tác giả. Việc cho phép giao dịch thông qua hợp đồng để chuyển giao một cách tự do giúp tăng khả năng linh động và mở rộng khả năng linh hoạt, tùy biến của tác phẩm đến mức tối đa. Ví dụ, trong trường hợp tác giả của chương trình máy tính không có khả năng tài chính đủ mạnh để phát hành “tác phẩm” của mình vì mục đích thương mại, thi việc trao quyền giao dịch quyền tác giả giúp tác giả trong trường hợp này có khả năng ký kết các hợp đồng hợp tác sản xuất và phân phối.

Thứ hai, bất kỳ người nào có được hoặc nắm giữ quyền kinh tế theo hợp đồng, kể cả những hợp đồng lao động là cơ sở để sáng tạo tác phẩm và bản ghi âm, đều được tự đứng tên thực hiện các quyền đó và được hưởng đầy đủ các lợi ích thu được từ các quyền đó.

Như vậy, so với các quy định về quyền tác giả trong pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, quyền tác giả được quy định trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ chú trọng đến việc quốc gia sở tại có thể đưa ra những giới hạn nào về quyền lợi cho tác giả thuộc nhóm công dân bị chi phối bởi Hiệp định, hơn là việc quy định cụ thể từng nội dung trong quyền tác giả mà các tác giả có thể thực thi trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 35)