Xử lý hành vi xâm phạm

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 44)

5. Kết cấu đề tài

2.4.3.Xử lý hành vi xâm phạm

2.4.3.1. Biện pháp dân sự

Tại Khoản 1 Điều 12 trong Chương II Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã quy định cụ thể về thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự như:

1.Mỗi Bên dành cho người có quyền được tham gia thủ tục tố tụng dân sự để thực thi các quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi Hiệp định này. Mỗi Bên quy định rằng: A. Bị đơn có quyền được thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và đầy đủ

các chi tiết, kể cả cơ sở của các khiếu kiện;

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 44 SVTH: Đinh Hoàng Duy

C. Các thủ tục thực thi không được bao gồm việc áp đặt những yêu cầu quá mức về việc bắt buộc đương sự có mặt;

D. D. Tất cả các bên tham gia vụ kiện được quyền chứng minh yêu cầu của mình và đưa ra chứng cứ liên quan; và

E. Các thủ tục phải bao gồm cả biện pháp để xác định và bảo vệ thông tin bí mật”.

Như vậy, khi một trong hai bên Việt Nam hay Hoa Kỳ vi phạm quy định về bảo vệ quyền tác giả thì bên còn lại có thể giải quyết bằng biện pháp dân sự. Trong một số trường hợp, sẽ áp dụng thủ tục tố tụng dân sự để thực thi quyền này. Tại điểm F khoản 2 Điều 12 quy định khi có kiện tụng xảy ra, sẽ buộc một bên tham gia vụ kiện, mà theo yêu cầu của bên đó các biện pháp thực thi đã được áp dụng và bên đó đã lạm dụng những thủ tục thực thi, phải bồi thường thoả đáng cho bất kỳ bên nào đã bị cưỡng chế hoặc bị ngăn cản một cách sai trái, những thiệt hại mà bên đó đã phải chịu do sự lạm dụng trên gây ra và phải trả các chi phí của bên bị thiệt hại đó, trong đó có thể bao gồm cả chi phí hợp lý thuê luật sư.

Mặt khác, tại Khoản 3 Điều này quy định đối với thẩm quyền nêu tại khoản 2.D, ít nhất là đối với các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan, một Bên dành cho các cơ quan tư pháp quyền buộc bồi thường thiệt hại theo mức ấn định trước. Các cơ quan tư pháp được tự quyết định việc thực hiện quyền đó.

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Điều 202: “Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ ”.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 45 SVTH: Đinh Hoàng Duy

các quy định trong luật Việt Nam quy định chi tiết hơn về các biện pháp dân sự trong xử lý hành vi xâm phạm như: quy định cụ thể 5 biện pháp sẽ áp dụng đối với từng hành vi vi phạm khác nhau.

2.4.3.2. Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính để xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 12, chương II của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Khi một bên có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thì bên còn lại buộc người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trả cho người có quyền một khoản bồi thường thoả đáng để đền bù thiệt hại mà người có quyền đã phải chịu do hành vi xâm phạm và trả những lợi nhuận mà người xâm phạm thu được từ hành vi xâm phạm nhưng không được tính trong thiệt hại thực tế; Buộc người xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trả các chi phí của người có quyền, trong đó có thể bao gồm cả chi phí hợp lý thuê luật sư;

Tại Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính. Theo đó:

“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Khoản 1 Điều 211 của luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 46 SVTH: Đinh Hoàng Duy

với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì

“ 1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:

a) Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này cho phép áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm đó;

b) Phạt tiền được áp dụng theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này, mức phạt tối đa là 500.000.000 đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm; phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, phương tiện quảng cáo có chứa yếu tố vi phạm; văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận hoặc tài liệu khác bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo;

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 47 SVTH: Đinh Hoàng Duy

b) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định;

c) Đình chỉ có thời hạn hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm.”

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể, chi tiết hơn về biện pháp xử lý vi phạm hành chính so với quy định chung chung trong Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Nhờ việc quy định chi tiết, cụ thể này giúp cho việc thực thi pháp luật được dễ dàng, mang lại hiệu quả cao.

2.4.3.3. Biện pháp hình sự

Tại Điều 14, chương II Hiệp định thương mại Việt – Mỹ quy định về các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt. Theo đó:

“1. Mỗi Bên quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt được áp dụng ít nhất trong các trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu hàng hoá hoặc xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan nhằm mục đích thương mại. Mỗi Bên quy định rằng các hình phạt có thể được áp dụng bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền hoặc cả hai, đủ để ngăn ngừa xâm phạm, phù hợp với mức hình phạt áp dụng đối với tội danh có mức độ nghiêm trọng tương tự.

2. Mỗi Bên có thể quy định rằng, trong các trường hợp thích hợp, các cơ quan tư pháp của mình có thể ra lệnh thu giữ, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá xâm phạm và các nguyên liệu, phương tiện có công dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm.

3. Mỗi Bên có thể quy định rằng, trong những trường hợp thích hợp, các cơ quan tư pháp của Bên đó có thể áp dụng các hình phạt hình sự đối với hành vi xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, ngoài những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này, khi các hành vi đó được thực hiện một cách cố ý và nhằm mục đích thương mại.”

Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự được quy định tại Điều 212: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.” Do vậy, pháp luật Việt Nam quy định về việc xử lý hành

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 48 SVTH: Đinh Hoàng Duy

vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự không chỉ ở luật sở hữu trí tuệ mà còn quy định cả trong bộ luật hình sự.

2.4.3.4. Các biện pháp kiểm soát xuất nhập khẩu

Việc kiểm soát xuất nhập khẩu được quy định tại Điều 15, chương II của hiệp định: Mỗi bên quy định các thủ tục cho phép người có quyền, khi có cơ sở hợp pháp để nghi ngờ có hoạt động nhập khẩu hàng giả mạo nhãn hiệu hàng hoá hoặc bản sao trái phép các tác phẩm được bảo hộ theo quyền tác giả hoặc quyền liên quan, nộp đơn bằng văn bản cho các cơ quan hành chính hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc thông quan đưa hàng hoá đó vào lưu thông tự do.

Pháp luật Việt Nam quy định về biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Điều 216 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009. Theo đó, các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ kiểm soát xuất nhập khẩu qua việc yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc thông quan đưa hàng hoá đó vào lưu thông tự do còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, có thêm biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 49 SVTH: Đinh Hoàng Duy

CHƯƠNG III:

THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ THEO HIỆP ĐỊNH VIỆT – MỸ, NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 44)