Thực thi bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 50)

5. Kết cấu đề tài

3.1.Thực thi bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ

Trên lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tuy Việt Nam chưa tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả nhưng đã tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như công ước Paris 1883, Thỏa ước Madrid 1881, Công ước Stockholm 1967… Việt Nam cũng đã ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ với Úc, Thái Lan, Pháp và gia nhập Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ với các nước thành viên ASEAN. Việc Việt Nam ra nhập công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật cũng như ra nhập WTO đã mở rộng toàn diện nguyên tắc “làm việc theo pháp luật” trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên quy mô quốc tế. Việc ký kết Hiệp định thương mại giữa Việt Nam- Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2000 đã mang lại những đóng góp đáng kể trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng.

Hoạt động bảo hộ quyền tác giả đang ngày được xã hội quan tâm,. Điều này cho thấy sự thay đổi rất lớn về mặt tư tưởng khi nhận thấy vai trò của bảo hộ tài sản trí tuệ và giá trị của những tài sản này đối với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Có rất nhiều hội thảo về quyền tác giả với quy mô lớn đã được tổ chức trong thời gian qua trên nhiều phương diện khác nhau. Ví dụ điển hình như: Ngày 27/12/2011, tại cơ quan Cục xuất bản Hà Nội, Hiệp hội bản quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) và Hội khoa học công nghệ trẻ Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Quyền sử dụng số và vai trò quản lý tập thể”; hội thảo về “Sở hữu trĩ tuệ và quyền tác giả” ngày 24/11/2011 diễn ra tại Hà Nội do trung tâm văn hóa Pháp tổ chức.

Đây có thể coi là một trong những thành tựu nổi bật của bảo hộ quyền tác gải theo hiệp định Việt – Mỹ ở nước ta. Sự quan tâm của chính quyền cũng như giới nghiên cứu cho thấy sự thay đổi về mặt nhận thức đối với tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả. Sự quan tâm này sẽ là bước đệm cho những giải pháp tốt hơn trong việc đưa ra các quy định của pháp luật về quyền tác giả vào áp dụng trong thực tế. Đồng thời có thể

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 50 SVTH: Đinh Hoàng Duy

bổ sung thêm những thiếu sót về mặt pháp luật để bảo hộ quyền tác giả đạt được hiệu quả cao.

Trong việc thực thi pháp luật quyền tác giả theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì cơ quan quản lý Nhà nước về quyền tác giả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham mưu cho cơ quan cấp trên ban hành văn bản pháp quy và chỉ đạo hệ thống cơ quan quản lý trực thuộc về thi hành quản lý pháp luật quyền tác giả.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hiện nay Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ văn hóa, thể thao và du lịch là cơ quan có chức năng đăng ký, bảo hộ quyền tác giả cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Trước khi có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, tổng số giấy chứng nhận bản quyền đã cấp trong nước năm 1997 là 537, năm 1998 là 245, năm 2000 là 31614. Số liệu trên cho thấy việc đăng ký bản quyền trên cả nước là không nhiều, hoạt động đăng ký bản quyền còn chưa phổ biến. Từ năm 2005 đến nay, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng bình quân hàng năm 20% về quyền tác giả, nhiều cuốn sách hay của nước ngoài đã được mua bản quyền tác giả để dịch và xuất bản ở trong nước. Với những số liệu trên cho thấy, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã ý thức được ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền. Các cơ quan quản lý Nhà nước về quyền tác giả cũng đã có những bước tiến về xây dựng chủ trương, chính sách về quyền tác giả, ban hành hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn. Hoạt động áp dụng pháp luật cũng có sự thay đổi về mặt nhận thức khi mà trước đây quyền tác giả là quyền dân sự nhưng lại được giải quyết và áp dụng các biện pháp theo thủ tục hành chính dẫn đến có nhiều khó khăn, hạn chế khi xử lý, hoạt động hợp tác quốc tế về quyền tác giả cũng ngày càng được quan tâm và đạt được những kết quả tốt đẹp, tạo điều kiện cho quyền tác giả được bảo hộ trên phạm vi quốc tế.

Bên cạnh các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả thì hoạt động của cơ quan Tòa án cho thấy số lượng các vụ việc tranh chấp, xâm phạm quyền tác giả ngày càng gia tăng nhưng số lượng các vụ việc được cơ quan tư pháp xử lý còn rất khiêm tốn với những vướng mắc chủ yếu là thời gian giải quyết kéo dài, thiếu các biện pháp khẩn cấp tạm thời hữu hiệu đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; năng lực giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ chưa đáp ứng được yêu cầu.

14 Viện khoa học pháp lý- Bộ Tư Pháp, Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị, quốc gia Hà Nội, 2004

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 51 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Điều này đòi hỏi trong thời gian tới Nhà nước cần có những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả, đảm bảo pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đực thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 50)