Những thuận lợi

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1. Những thuận lợi

Sau hơn 14 năm kể từ khi gia nhập Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Việt Nam đã lần lượt tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà tiêu biểu như công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 2004, Công ước Gieneva, Công ước Rome, Hiệp định TRIPs… Đây chính là cơ hội để Việt Bam vận dụng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về quyền tác giả phù hợp với pháp luật quốc tế.

Cũng từ sau khi Việt Nam ra nhập Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, hệ thống tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả được thành lập, góp phần tạo niềm tin cho các tác giả tập trung sáng tác và cống hiến.

Từ khi Hiệp định có hiệu lực ở Việt Nam, số lượng giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp cho các tác giả Việt Nam nói chung và các giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói riêng tăng rất nhanh. Điều này cũng dễ giải thích, bởi việc bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam đã khá phù hợp với pháp luật quốc tế, được pháp luật bảo vệ sẽ tạo niềm tin cho các tác giả muốn bảo hộ “đứa con tinh thần” của mình.

Để đảm bảo cho Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ và các điều ước quốc tế khác được thực hiện nghiêm túc ở Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền đã có kế hoạch phòng chống, ngăn chặn việc xâm phạm quyền tác giả một cách hợp lý. Thanh tra văn hóa, Thể thao và du lịch đã kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến quyền tác giả, phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở vi phạm. Số lượng sách vi phạm bản quyền mà Nhà xuất bản xuất bản hàng năm giảm đi qua các năm. Điều này chứng tỏ phần nào việc đề cao trách nhiệm của các Nhà xuất bản khi phải thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trước khi xuất bản với các tổ chức, cá nhân là thành viên của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ cũng như các điều ước quốc tế khác.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 52 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Có thể nói, từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết đã đánh dấu một bước tiến mới về sự hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng. Sự ra đời của hiệp định thương mại này kéo theo sự ra đời của nhiều văn bản pháp luật trong nước cũng như quốc tế đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối phù hợp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước ngay từ khi ra đời đã chú ý đến việc khuyến khích các tác giả sáng tạo bằng việc ban hành Nghị quyết số 25 ngày 24/2/1961 và Nghị định 168 ngày 7/12/1967 đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trả tiền nhuận bút. Từ đó đến nay, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ngày càng được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu của thực tế. Ngay sau khi ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ, hàng loạt các điều ước quốc tế có liên quan đến quyền này cũng được Việt Nam tham gia ký kết, điều này đã thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhóm quyền này trong nước và trên phạm vi quốc tế.

Như vậy, nhìn chung pháp luật về bảo hộ quyền tác giả từ sau khi có hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã có những điều chỉnh đáng kể, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo của các tổ chức, cá nhân, đồng thời tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh và thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)