Quyền tài sản

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 33)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.Quyền tài sản

Nếu quyền nhân thân mang lại cho tác giả các lợi ích tinh thần thì quyền tài sản đem đến cho tác giả các lợi ích vật chất. Các quyền tài sản đối với tác phẩm là các lợi ích vật chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền được hưởng bao gồm: Hưởng lợi nhuận, hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng, hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm, nhận giải thưởng khi tác phẩm trúng giải.

Về vấn đề này tuy Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chưa đưa ra những quy định cụ thể, song pháp luật thực định trong nước của Việt Nam đã thể hiện rõ vấn đề này, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa tinh thần của hiệp định thương mại Việt – Mỹ, theo đó quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những quyền sau đây:

Thứ nhất, làm tác phẩm phái sinh: Quyền này được hiểu là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm phái sinh khác hoặc có quyền cho hay không cho

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 33 SVTH: Đinh Hoàng Duy

người khác sử dụng tác phẩm của mình để tạo ra tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể.

Thứ hai, biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Biểu diễn tác phẩm được hiểu là việc trình bày tác phẩm theo hình thức, phương tiện nhất định để truyền tải tác phẩm cho công chúng có thể tiếp nhận được. Quyền này thường được xác định với các tác phẩm mang tính nghệ thuật như một vở kịch, một bài hát, một bài thơ… Việc trình diễn tác phẩm có thể được trình diễn trực tiếp như thông qua diễn viên để biểu diễn vở kịch trên sân khấu, giọng hát của ca sĩ để trình bày bài hát… nhưng cũng có thể được trình diễn gián tiếp thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất cứ phương tiện kỹ thuật nào khác mà qua đó công chúng có thể tiếp cận với tác phẩm. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, chủ sở hữu quyền tác giả có thể tự mình biểu diễn tác phẩm hoặc có thể cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm. Người khác cũng có quyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả nếu tác phẩm đã được công bố nhưng phải nêu tên tác giả và trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc biểu diễn mang mục đích thương mại.

Thứ ba, sao chép tác phẩm: Sao chép tác phẩm là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. Nếu tác phẩm chưa được công bố thì sao chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép mới được sao chép tác phẩm. Nếu tác phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao chép tác phẩm mà không cần phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc cho chủ sở hữu quyền tác giả trong hai trường hợp sau: Một là, tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân mà không nhằm mục đích thương mại; Hai là, sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng dưới bất cứ hình thức nào kể cả có hay không mang mục đích thương mại.

Thứ tư, phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm: Phân phối tác phẩm là việc bán, cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng bản gốc, bản sao tác phẩm bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà qua đó công chứng có thể tiếp cận được tác phẩm.

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 34 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm luôn là đọc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả trong suốt thời hạn tác phẩm được bảo hộ mà không phân biệt việc tác phẩm đã được công bố hay chưa.

Thứ năm, nhập khẩu bản sao tác phẩm: Đây là quyền của mọi chủ thể nói chung mà không phải là quyền của riêng tác giả hay của riêng chủ sở hữu quyền tác giả đổi với tác phẩm của họ. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm để sử dụng riêng theo nhu cầu của mình.

Thứ sáu, truyền đạt tác phẩm đến công chúng: Truyền đạt tác phẩm đến công chúng là việc truyền tải tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bằng bất kì phương tiện nào khác mà công chúng có thể tiếp cận được. Quyền truyền tải tác phẩm đến công chúng là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền này có thể do chính tác giả thực hiện hoặc tác giả cho phép người khác thực hiện để truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua phương tiện kỹ thuật nhất định.

Thứ bảy, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: Đối với tác phẩm điện ảnh và chương trình máy tính, để khai thác tính năng kinh tế đối với tác phẩm của mình, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm này có quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận của các bên. Quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm là chương trình máy tính độc lập, nghĩa là chương trình máy tính đó là đối tượng chủ yếu để cho thuê thì chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, ngược lại, nếu chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường của các phương tiện giao thông cũng như của các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có quyền cho thuê nói trên.

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 33)