Nội dung quyền tác giả

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 29)

5. Kết cấu đề tài

2.2. Nội dung quyền tác giả

Theo quy định được ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cả hai bên ký kết hiệp định bảo hộ mọi tác phẩm có sự thể hiện nguyên gốc theo nghĩa quy định tại công ước Berne.9 Trước hết, theo Công ước Berne năm 1971 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, các tác phẩm được bảo hộ thuộc nhóm “tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ va các bản viết khác, các bài giản, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trinh điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.10

Như vậy, có thể thấy phạm vi nội dung bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Bern mà được trực tiếp dẫn chiếu thông qua Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, là tương đối rộng và được liệt kê khá chi tiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ còn đưa ra bổ sung hai nhóm tác phẩm phẩm:

9 Điều 4, Chương II, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 29 SVTH: Đinh Hoàng Duy

Thứ nhất, mọi chương trình máy tính đều được coi là các tác phẩm viết theo nghĩa quy định tại Công nước Berne và mỗi Bên bảo hộ các đối tượng này như tác phẩm viết.11 Đây là một điểm mới đáng chủ ý và ghi nhận trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ về tính chất pháp lý về bản quyền – hay nói cách khác – quyền sở hữu trí tuệ đối với nhóm đối tượng là chương trình máy tính. Việc nhìn nhận chương trình máy tính như một tác phẩm viết để trở thành đối tượng tác phẩm được bảo hộ, theo tác giả, vừa là tiến bộ trong nội dung quy định, song vừa thể hiện những mặt hạn chế nhất định. Rõ ràng, xét về cơ bản, so sánh giữ quá trình sáng tạo nên một chương trình máy tính và một tác phẩm viết, chúng ta nhận thấy nhiều điểm tương đồng nhất định, từ giai đoạn hình thành ý tưởng, phác thảo ý tưởng, và dựa trên khả năng sáng tạo, kinh nghiệm và năng lực của tác giả để biến ý tưởng đó thành tác phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, so với tác phẩm viết, phần nhiều chương trình máy tính đòi hỏi tác giả phải có được trình độ chuyên môn nhất định; không chỉ kết hợp các ngôn ngữ lập trình khác nhau mà còn có sự kết hợp của các âm thanh, hình ảnh để tạo nên những tính năng nhất định cho chương trinh máy tính được sáng tạo. Ngược lại, so với việc sáng tạo một chương trình máy tính, việc viết một tác phẩm viết lại ảnh hưởng nhiều bởi phong cách viết của từng tác giả khác nhau, trong từng bối cảnh và tác phẩm khác nhau; tác phẩm viết thường chỉ được biểu hiện dưới dạng văn bản. Tuy nhiên, việc nhìn nhận bảo hộ chương trinh máy tính như tác phẩm viết giúp cho việc thực thi sự bảo hộ của quốc gia trở nên đơn giản và thuyết phục hơn. Đây cũng trở thành một nền tảng cứng giúp cho việc bảo hộ quyền tác giả cho các chương trình máy tính trở nên đơn giản và hiệu quả hơn – trước vô vàn biến thể khác nhau của chương trình máy tính.

Thứ hai, mọi sưu tập dữ liệu hoặc sưu tập tư liệu khác, bất kể dưới dạng có thể đọc được bằng máy hoặc dưới dạng khác, mà việc lựa chọn và sắp xếp nội dung là sự sáng tạo trí tuệ, đều được bảo hộ như tác phẩm.12 Quy định này trong Hiệp định giúp mở rộng và bao quát được các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ của nội dung quyền tác giả. Việc định hình các tác phẩm là thành quả nội dung từ “sự sáng tạo trí tuệ” đều được xem như một tác phẩm và được bảo hộ chính là “bước đi trước” trong quy định của Hiệp định. Rõ ràng, sự sáng tạo của nhận loại là luôn không ngừng tăng thêm nhiều dạng sáng

11 Điểm A, khoản 1, Điêu 4, Chương II, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 12 Điểm B, khoản 1, Điêu 4, Chương II, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ

GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 30 SVTH: Đinh Hoàng Duy

tạo mới. Nếu “chương trình máy tính” ở thế kỉ trước là một thuật ngữ xa lạ, thì ở thể kỉ tới, các thuật ngữ xa lạ khác biến thành một tác phẩm và cần được bảo vệ trong nội dung của quyền tác giả là hoàn toàn có thể xảy ra. Quy định này giúp gia tăng độ bền vững và thể hiện được trình độ lập pháp cao của Hiệp định.

Với các “tác phẩm” thuộc nội dung của quyền tác giả được nêu trên, thì theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam và Mỹ sẽ trao cho tác giả và những người kế thừa quyền lợi của họ các quyền nhất định. Các quy định trong Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng tương ứng với luật quốc gia tại Việt Nam, rằng nội dung quyền tác giả có thể được chia thành hai nhóm sau:

Một phần của tài liệu bảo hộ quyền tác giả theo hiệp định thương mại việt – mỹ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)