5. Kết cấu đề tài
2.1.2. Chủ sở hữu quyền tác giả
Tương tự với “tác giả”, thì “chủ sở hữu quyền tác giả” cũng là chủ thể có quyền tác giả theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ. Cụ thể, tại khoản 7, Điều 2, Chương II của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, “người có quyền” ngoài “bản thân người có quyền” (hay tác giả), còn có bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào khác được người có quyền cấp li-xăng độc quyền đối với quyền đó, hoặc là những người được phép khác, kể cả các liên đoàn, hiệp hội có tư cách pháp lý để thụ hưởng các quyền đó theo quy định của pháp luật quốc gia. Như vậy, cũng như “tác giả”, để khai thác nhóm chủ thể thứ hai sở hữu quyền tác giả này, chúng ta cũng phải phân tích dựa trên luật quốc gia.
Xem xét dưới gốc độ của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quyền tác giả tại Việt Nam, thì chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản có liên quan đến tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hay không trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, và như đã nêu tư Hiệp định thương mại Việt – Mỹ thì những cá nhân, tổ chức sau đây được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả:
Thứ nhất, chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả. Tác giả của một tác phẩm được thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm của mình mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hay theo hợp đồng giao việc. Trong trường hợp này, toàn bộ quyền nhân thân cũng như quyền tài sản có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả.
Thứ hai, chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả. Nếu tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của mình để cùng tạo ra tác
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 27 SVTH: Đinh Hoàng Duy
phẩm đó thì họ là đồng tác giả và đồng thời là đồng chủ sở hữu đối với tác phẩm đó. Trong trường hợp này, đối với các tác phẩm được tạo ra họ là các chủ sở hữu hợp nhất. Các đồng chủ sở hữu tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.
Thứ ba, cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm. Đây là trường hợp tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc giao. Theo quy định của pháp luật thì người tạo ra tác phẩm là tác giả và chỉ được hưởng các quyền nhân thân đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền về tài sản đối với tác phẩm thuộc về cơ quan, tổ chức đã giao nhiệm vụ.
Thứ tư, cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng. Các cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giải để tác giả tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đã giao kết là chủ sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Nếu chỉ một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đó thì chỉ riêng tổ chức hoặc cá nhân hoặc cơ quan đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Ngược lại, nếu nhiều tổ chức hay nhiều cá nhân cùng giao kết một hợp đồng sáng tạo tác phẩm với tác giả thì sẽ là đồng chủ sở hữu đối với các quyền nói trên.
Thứ năm, người được thừa kế quyền tác giả. Người được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền thuộc về tác phẩm được thừa kế. Trong đó, chỉ người nào được thừa kế quyền tác giả của người để lại thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả mới là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được thừa kế. Mặt khác, cần phải xác định thêm là nếu có nhiều người thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mà người để lại thừa kế không phân định phần quyền của mỗi người thì họ được xác định là đồng chủ sở hữu chung hợp nhất về quyền tác giả, nếu người để lại thừa kế xác định cụ thể về phần quyền mà mỗi người kế thừa được hưởng thì mỗi người là chủ sở hữu quyền tác giả đối với riêng phần quyền đó.
Thứ sáu, người được chuyển giao quyền. Cá nhân, tổ chức được các chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm theo hợp đồng là chủ sở hữu các quyền được chuyển giao.
Thứ bảy, Nhà nước. Đối với các tác phẩm khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết và không còn người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, tác phẩm được chủ sở hữu
GVHD: ThS. Nguyễn Phan Khôi 28 SVTH: Đinh Hoàng Duy
quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.
Có thể thấy các quy định pháp luật vê sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng tại Việt Nam đã bao hàm được những chủ thể mà Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã nhắc đến. Ngoài ra, khi phân tích sâu hơn thì đối với luật quốc gia là các quy phạm pháp luật về chủ thể sở hữu quyền tác giả ở Việt Nam, cho thấy các quy định này rõ ràng, bao quát và làm sáng tỏ hơn các quy định được nêu trong Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết.