TIỀM NĂNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị (Trang 22 - 25)

Chương 2. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ

2.2. TIỀM NĂNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

Phân tích bản đồ đẳng trị chuẩn mưa năm, theo báo cáo "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 có định hướng 2020", có thể phát hiện thấy:

Quảng Trị nằm trong vùng mưa tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn tỉnh (theo phương pháp đường đẳng lượng mưa) đạt trên 2400 mm.

Bng 2.1. Chuẩn mưa năm và và các đặc trưng chuẩn mưa năm của các trạm TT Tên trạm Thời kỳ tính

toán đại biểu (TKTTĐB)

Độ dài TKTTĐB

(năm)

Ktb

Hệ số biến đổi mưa năm

Cvx

Chuẩn mưa năm

Xo (mm)

Sai số quân phương tương đối (%) 1 Đông Hà 78 - 98 21 1,00 0,21 2271,5 4,58 4 Khe Sanh 78 - 04 27 0,99 0,23 2070,3 4,43 3 Cồn Cỏ 79 - 03 25 0,99 0,24 2192,9 4,80 4 Gia Vòng 81 - 02 22 1,00 0,20 2478,1 4,26 5 Thạch Hãn 78 - 04 27 0,99 0,24 2559,8 4,62 6 Cửa Việt 79 - 04 26 0,99 0,22 2237,1 4,26

Trong phạm vi tỉnh Quảng Trị, lượng mưa năm phân bố không đều theo không gian (Bảng 2.1), phụ thuộc vào hướng sườn dốc và phù hợp với xu thế tăng dần của mưa theo độ cao địa hình. Do địa hình có xu thế tăng dần từ đông sang tây và từ bắc xuống nam nên lượng mưa năm cũng có xu thế tăng dần từ đông (tức từ vùng đồng bằng ven biển) sang tây (tức khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn ở phía tây của tỉnh) và từ bắc xuống nam (tức là về phía tâm mưa A Lưới). Nơi mưa ít nhất là những thung lũng khuất gió như Khe Sanh (2070,3 mm), Tà Rụt (1936,7 mm) và phía hữu ngạn của thượng nguồn sông Sê Pôn ( 1800 mm). Nơi mưa nhiều nhất ( 3000 mm) là khu vực núi cao thuộc dãy Trường Sơn ở phía tây của tỉnh, thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ. Lượng mưa năm của nơi mưa nhiều nhất lớn gấp trên 1,7 lần lượng mưa năm của nơi mưa ít nhất.

Khu vực trung lưu của các sông Bến Hải, Cam Lộ có lượng mưa hàng năm cỡ 2400 - 2600 mm. Khu vực trung lưu sông Thạch Hãn; khu vực thành phố Đông Hà; vùng đồng bằng ven biển thuộc hạ lưu các sông Thạch Hãn, Bến Hải và khu vực đảo Cồn Cỏ có lượng mưa hàng năm trong khoảng từ 2200 đến 2400 mm.

Lưu vực sông Thác Mã, Ô Lâu nằm ở rìa phía Bắc của tâm mưa A Lưới nên có lượng mưa hàng năm khá lớn, cỡ 2600 - 2800 mm.

Như vậy, nguồn nước mưa trên địa bàn tỉnh khá phong phú, là một nguồn nước dồi dào có thể sử dụng phục vụ mục đích sinh hoạt và ăn uống của người

dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên do mưa phân bố không đều trong năm và thời gian không mưa ở Quảng Trị lại kéo dài cho nên cần có biện pháp tích cực để dự trữ nguồn nước quý báu này sử dụng trong mùa khô.

2.2.2. Tiềm năng nước sông, suối và ao hồ

Hàng năm, theo báo cáo "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến 2010 có định hướng 2020" trên toàn bộ sông suối tỉnh Quảng Trị hình thành một tổng lượng dòng chảy cỡ 6,673 km3, trong đó: trên lưu vực hệ thống sông Bến Hải khoảng 1,31 km3 (chiếm19,6 ), trên lưu vực hệ thống sông Thạch Hãn khoảng 3,92 km3 (chiếm 58,8 ), trên lưu vực hệ thống sông Ô Lâu khoảng 0,50 km3 (chiếm 7,55 ) và trên lưu vực hệ thống sông Sê Păng Hiêng khoảng 1,05 km3 (chiếm 15,8 ) (Bảng 2.2). Mức đảm bảo nước tính trung bình hàng năm trên một người dân hiện tại của tỉnh Quảng Trị là 50 m3/người, cao hơn nhiều so với trung bình của cả nước (4750 m3/người).

Tỉnh Quảng Trị hiện có 301 công trình thủy lợi, trong đó có 200 công trình hồ chứa, đập dâng lớn, vừa và nhỏ. Tổng dung tích nước hồ chứa các loại cung cấp 211 triệu m3, các đập dâng và trạm bơm tập trung cung cấp 82 triệu m3, số còn lại là các trạm bơm quy mô nhỏ (Bảng 2.3).

Bng 2.2. Tiềm năng nước mặt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Diện tích lưu

vực Tổng lượng dòng

chảy chuẩn TT Lưu vực hệ thống

sông km2 Tỉ lệ ()

Môđun dòng chảy

chuẩn Mo (l/skm2)

Lớp dòng chảy chuẩn Yo

(mm) W

(km3)

Tỉ lệ () 1 Thạch Hãn 2777 58,4 44,8 1412,8 3,92 58,79

2 Bến Hải 905 19,0 45,8 1444,7 1,31 19,60 3 Ô Lâu 331 7,0 48,3 1523,8 0,50 7,55

4 Sê Păng Hiêng 730 15,4 45,7 1442,2 1,05 15,78 Tổng cộng 4755 100 6,67 100

Bng 2.3. Các hồ, đập lớn ở Quảng Trị

Dung tích (triệu m3) TT Tên hồ chứa Địa điểm Đơn vị quản lý

Chứa Hữu ích 1 Trúc Kinh Gio Linh Công ty KTN Trúc Kinh 38.9 37.8 2 La Ngà Vĩnh Linh XNKTN Vĩnh Linh 36.7 34 3 Bảo Đài Vĩnh Linh Công ty KTN Vĩnh Linh 25.5 25 4 Kinh Môn Gio Linh XNKTN Gio Linh 18.2 15.9

5 Ái Tử Triệu Phong 15.5 15.3

6 Hà Thượng Gio Linh XNKTN Gio Linh 11.3 6.5 7 Bàu Nhum Vĩnh Linh XNKTN Vĩnh Linh 9.0 8.0 8 Nghĩa Hy Cam Lộ XNKTN Đông Hà 3.27 3.24

9 Khe Mây Đông Hà XNKTN Đông Hà 1.2 0.8

Tổng cộng các hồ lớn 159.57 146.54

10 Nam Thạch Hãn Hải Lăng XNKTN Nam Thạch Hãn 79,8

Theo tính toán, nước sử dụng phục vụ sinh hoạt của cả tỉnh, kể cả vệ sinh môi trường đô thị, dịch vụ và thương mại cho đến 2020 cũng chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng nước nên có thể nói tiềm năng nước mặt của tỉnh là rất dồi dào, Vấn đề cần quan tâm là quản lý và bảo vệ nguồn nước này để đảm bảo chất lượng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, và nước sinh hoạt nói riêng.

2.2.3. Tiềm năng nước dưới đất

Trữ lượng nước dưới đất. Kết quả công bố cho thấy ở tỉnh Quảng Trị:

Tổng trữ lượng tĩnh 1.656.800.000 m3 Tổng trữ lượng động thiên nhiên 1.094.690 m3/ngày Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng 1.112.750 m3/ngày

Triển vọng khai thác nước dưới đất: Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất ở Quảng Trị cho thấy triển vọng khai thác nước dưới đất bằng các công trình thu nước tập trung chỉ có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi Holocen thường (QVI) và Pleistocen hạ - trung (amQII - III) ở vùng Gio Linh hoặc trong các trầm tích Carbon (D2 - 3cb). Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc khai thác bị hạn chế bởi diện phân bố của chúng khá hạn hẹp. Trong các tầng chứa nước khác chỉ có thể khai thác qui mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu nước đơn lẻ và biệt lập với nhau. Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước, ở từng vùng trong tỉnh có thể dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất như sau:

- Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia.

Tổng lưu lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m3/ngày. Ở Gio Linh, kết quả thăm dò cho thấy có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m3/ngày (bằng lưu lượng khai thác cấp B, 20% trữ lượng khai thác cấp C). Vùng thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công suất tổng cộng đạt tới 19.000m3/ngày. Vùng phía tây thành phố Đông Hà cũng có thể khai thác đạt tới lưu lượng 2.800m3/ngày. Tại các công trình này chủ yếu phục vụ nước sinh hoạt cho các thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Vùng nông thôn hiện tại được hưởng lợi từ các công trình này rất hạn chế. Phần lớn hộ dân khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt ở vùng nông thôn (thậm chí ngay cả các vùng đô thị) bằng giếng khoan và giếng đào.

- Miền đồi núi phía tây, tây nam (chiếm đa số diện tích của tỉnh): Ở Cam Lộ có thể khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước trầm tích Carbonat (D2 - 3cb) với lưu lượng không đổi khoảng 1.500m3/ngày. Ngoài ra trên nhiều vùng xuất

hiện các trầm tích Carbonat như vùng Cam Lộ (như vùng núi Da Ban, vùng phía tây động Sa Riêng) cũng có thể khai thác với năng suất tương tự.

Ở các vùng khác trong miền đồi núi này chỉ có thể khai thác nước dưới đất bằng các công trình đơn lẻ, biệt lập, năng suất khai thác ở mỗi công trình đó vào khoảng 0,5 đến 10 m3/h và không nên khai thác liên tục mà mỗi ngày cần ngừng khai thác trong một số thời gian thích hợp để mực nước tĩnh hồi phục.

Các phân tích cho thấy, tiềm năng nước dưới đất (loại nhạt) ở Quảng Trị tuy không lớn, nhưng có thể khai thác đưa vào sử dụng đáp ứng các nhu cầu dùng nước của một số đô thị, nhu cầu sinh hoạt của các vùng nông thôn và miền núi. Việc khai thác sử dụng nước dưới đất ở Quảng Trị đang dần từng bước được qui hoạch với sự quản lí và bảo vệ nước dưới đất, tuy đã có chủ trương đúng đắn, nhưng trong triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề được xem xét để khắc phục và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)