Công tác tuyên truyền vận động đóng một vai trò lớn trong việc thực hiện bảo vệ nguồn nước. Do đời sống văn hóa còn thấp, nhân dân nói chung và các cán bộ quản lý cấp địa phương nói riêng còn chưa nhận thức đầy đủ về việc cần bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Vì thế, việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng và lôi cuốn họ cùng tham gia vào việc tổ
chức thực hiện là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Việc tuyên truyền giáo dục truyền thông nhằm mục đích:
- Nâng cao nhận thức cộng đồng đối với các hoạt động liên quan đến nước dưới đất : khai thác sử dụng và bảo vệ, quản lý tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành.
- Phổ biến các kiến thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các hoạt
động khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý về công tác khai thác, sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước, tạo ra một nhận thức sâu sắc về bảo vệ tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước sinh hoạt, nói riêng.
Công tác giáo dục truyền thông được thực hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức như tập huấn chuyên đề cho các cán bộ cấp xã, cấp huyện; tuyên truyền qua áp phích, khẩu hiệu và phát thanh; tham quan các công trình cấp nước và xử lý nước sinh hoạt tiên tiến quy mô hộ gia đình; lồng ghép với các chương trình truyền thông khác: thành lập các đội tuyên truyền viên, thông qua việc giảng dạy trong các trường học.
Cần có sự phối hợp tốt giữa Sở Tài nguyên Môi trường với các Sở Giáo dục, Sở Y tế, Sở Thương Mại và Du lịch, Sở Văn hóa và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trong công tác giáo dục tuyên truyền về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.