Các mô hình xử lý nước sinh hoạt nông thôn đơn giản

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị (Trang 80)

1. Bể lọc sắt hộ gia đình:Đối với loại hình cấp nước hộ gia đình (chủ yếu là giếng khoan và giếng đào) khi nguồn nước bị nhiễm sắt (hàm lượng sắt trong nước lớn hơn 0,5 mg/l) cần có hệ thống xử lý sắt. Với bể lọc sắt, nước sẽ được làm sạch bằng phương pháp làm thoáng và lọc thông qua giàn mưa và bể lọc.

Giàn mưa thường là ống nhựa và ống kẽm có đường kính 21 mm được

đục lỗ sao cho vận tốc nước qua lỗ là 10 - 15 m/s và được lắp đặt trên mặt bể lọc. Bể lọc xây dựng bằng gạch và bê tông, bên trong có vật liệu lọc và ống thu nước lọc. Vật liệu lọc bao gồm cát thạch anh (hoặc cát vàng) và lớp sỏi đỡ. Cát thạch anh có kích thước 0,22 mm dày từ 0,4 - 1 m, lớp sỏi đỡ d = 0,3 mm dày 200 mm. Nước sau lọc được thu bằng hệ thống ống đục lỗđặt dưới đáy bể lọc. Nước

được đưa sang bể chứa bằng ống tự chảy.

Bể chứa nước sạch xây bằng gạch hoặc bê tông, dùng để chứa nước sạch từ bể lọc sang. Bể chứa có nắp đậy kín.

Ưu điểm của bể lọc sắt là nước sau khi lọc hợp tiêu chuẩn vệ sinh, công nghệ xử lý đơn giản, dễ vận hành và dễ bảo dưỡng. Tuy nhiên nếu nguồn nước có hàm lượng sắt cao thì khó xử lý hết, bể lọc phải rửa định kỳ bằng thủ công, cứ

1 - 2 tháng rửa một lần.

2. Xử lý nước trong công trình cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm: Hệ

thống này là hệ thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình bằng nước ngầm, sau khi xử lý được dẫn đến các hộ bằng bơm điện và hệ thống ống dẫn nước. Các công

đoạn xử lý nước bao gồm:

Làm thoáng - có thể sử dụng giàn phun mưa tự nhiên hoặc tháp làm thoáng. Giàn phun mưa tự nhiên có cường độ mưa từ 5 - 10 m3/m2.h nên sử dụng với công trình cấp nước có công suất nhỏ hơn 500 m3/ngày đêm. Giàn phun mưa làm bằng nhựa PVC, khoan lỗ so le 45o quay xuống dưới, đường kính lỗ 5 - 10 mm. Sử dụng các nan chớp bê tông đặt nghiêng 45o làm phần bao che sao cho khi phun nước không bắn ra ngoài và thoát CO2 dễ dàng, tăng diện tiếp xúc với không khí. Tùy theo chất lượng nước thô, có thể bỏ qua hoặc bố trí thêm sàn tung làm bằng các ống nhựa PVC đường kính 32 mm hoặc bằng bê tông đục lỗ. Nếu công trình cấp nước có công suất lớn hơn 500 m3/ngày đêm nên sử dụng tháp làm thoáng cao tải. Vỏ tháp được chế tạo bằng thép inox hoặc thép đen có phủ

epoxy để tránh ăn mòn. Tháp có hình trụ, đường kính từ 300 - 1200 mm, vật liệu tiếp xúc bằng ống nhựa xếp thành hàng vuông góc với nhau.

hoặc thép đen, gồm ba phần chính:

- Ống trung tâm làm nhiệm vụ phân phối nước vào bể lắng.

- Vành lắng là phần vành khăn bên ngoài ống trung tâm: 70 - 80% các cặn hình thành trong bể sẽđược lắng xuống tại đây dưới tác động của trọng lực.

- Vùng chứa cặn là đáy bể hình phễu, các cặn lắng sẽ được lưu giữ tại đây và được xả hàng ngày bằng xả thủy lực.

Bể lọc - có tác dụng giữ lại các hạt cặn có kích thước nhỏ, không lắng

được trong các bể lắng. Có rất nhiều công nghệ lọc: lọc nhanh, lọc chậm và lọc nổi. Tuy nhiên với công trình sử dụng nước ngầm không sử dụng lọc chậm, đặc biệt đối với nước thô có hàm lượng sắt cao.

Bể lọc nhanh với tốc độ lọc từ 5 - 10 m/h, xây bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc chế tạo bằng thép. Vật liệu lọc bằng cát thạch anh đường kính 0,9 - 1,6 mm, dày 1,2 - 1,4 m. Lớp sỏi đỡ có cỡ hạt 5 - 10 mm, dày 0,1 - 0,15 m. Dàn thu nước bố trí kiểu xương cá hoặc chụp lọc.

Bể lọc nổi với tốc độ 1 - 3 m/h, xây bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc chế

tạo bằng thép thường chia thành hai bể. Vật liệu lọc là xốp nhẹ có kích thước 2 - 5 mm, dày 0,7 - 1,2 m.

Khử trùng nước - Dùng hơi clo hóa lỏng hoặc clorua vôi (25 - 30% Cl) dưới dạng dung dịch. Liều lượng clo từ 0,5 - 1,0 mg/l, lượng clo dư không vượt quá 0,3 - 0,5 mg/l. Các thiết bị định lượng clo và chất khử trùng được đặt trong nhà khử

trùng được tựđộng hóa cao độ.

3. Xử lý nước trong công trình cấp nước tập trung sử dụng nước mặt: Hệ

thống cấp nước cho nhiều hộ gia đình được bơm từ sông, hồ và sau xử lý được cấp để sử dụng trong sinh hoạt. Các hạng mục cần xử lý bao gồm:

Sơ lắng - thường là kết hợp hồ chứa nước thô và sơ lắng, có hình vuông hoặc chữ nhật, được kè hoặc bằng đất, hoặc bằng đá. Điểm đưa nước vòa và lấy nước ra đặt đối diện nhau, đáy hồ tạo độ dốc để tiện xả cặn.

Bể phản ứng - có tác dụng giữ nước trong một thời gian nhất định để các quá trình phản ứng hóa học xảy ra. Thời gian phản ứng khoảng 30 - 40 phút, sau phản ứng nước được đưa sang bể lắng đứng.

Bể lắng đứng - tương tự nhưở công trình cấp nước ngầm

Bể lọc - Có lọc nhanh, lọc chậm và lọc nổi. Lọc nhanh và lọc nổi tương tự

công trình cấp nước ngầm. Bể lọc chậm với tốc độ 0,1 - 0,3 m/h, xây bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc chế tạo bằng thép và có ít nhất 2 bể để luôn có nước sạch

khi thau rửa bể. Vật liệu lọc là cát thạch anh dày 1,0 - 1,2 m cỡ hạt 0,15 - 0,35mm. Lớp sỏi đỡ cao 0,3m, cỡ hạt từ 5 - 10 mm.

Khử trùng - nhưở công trình cấp nước ngầm

4. Xử lý nước trong công trình cấp nước tự chảy: là nước lấy trực tiếp từ

mạch lộ lợi dụng sự chênh lệch cao độ giữa nguồn và hộ sử dụng nước sinh hoạt, có thể có các hạng mục xử lý gồm bể lọc nổi (xử lý sơ bộ) và bể lọc (xử lý tinh) tương tự nhưở công trình xử lý nước ngầm.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh quảng trị (Trang 80)