Trước những năm 60 của thế kỷ trước, cấp nước nông thôn Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng chỉ phát triển một cách tự phát và chưa được quan tâm đúng mức. Vào những năm 1990, Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn của nhà nước được UNICEF tài trợ đã hoạt động tích cực và có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn. Đặc biệt từ ngày 25 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì công tác này được quan tâm một cách thích đáng hơn, với những chỉ tiêu cụ thể hơn.
Trước thời điểm triển khai Chương trình do UNICEF tài trợ hình thức khai thác sử dụng và quản lý nước sinh hoạt nông thôn mang tính chất tự phát là chủ
mưa và nước sông suối, ao hồ … Ở Quảng Trị các cộng đồng dân tộc ít người như Vân Kiều, Pa Cô thường tìm những nơi xuất lộ nguồn nước, suối, hồ, sông
để lấy nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cộng đồng người Kinh thường sử dụng giếng đào, một số dân di cư từ Miền Bắc dùng nước mưa để bổ
sung nguồn nước sinh hoạt.
Do không có sự quản lý chặt chẽ nên chất lượng nước sinh hoạt thường không đảm bảo bởi nguồn nước chịu ảnh hưởng của các tác động con người như
sử dụng phân bón hóa học, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (hóa chất, thuốc trừ
sâu, trừ bệnh, diệt cỏ, diệt chuột,,,) để lại một dư lượng gây ô nhiễm làm giảm
đáng kể chất lượng nước sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Về
mùa hè, các nguồn nước mặt bị cạn kiệt, không những gây sự thiếu hụt về lượng mà còn gây nguy cơ nhiễm mặn, hạn chế nguòn nước sử dụng. Ngời ra, chất lượng nước sinh hoạt còn bị ô nhiễm bởi các loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt thải trực tiếp vào sông ngòi, ao hồ không qua xử lý với hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ vượt giới hạn cho phép gây dịch bệnh qua môi trường nước sinh hoạt với vô số bệnh tật như nhiễm khuẩn ký sinh trùng, đường ruột, giun sán và phụ khoa …