Chương 2. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
2.3.4. Xây dựng bản đồ chất lượng nước sinh hoạt
Nguyên tắc thành lập bản đồ: Xây dựng bản đồ chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị tỷ lệ 1: 50.000 được xây dựng theo các tiêu chí sau:
Khoanh vùng trên bản đồ các khu vực chất lượng nước sinh hoạt có các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể đã đưa các yếu tố về hàm lượng sắt tổng (Fe), Pb và As. Riêng Coliform tổng và E. Coli vì tất cả các mẫu đều vượt tiêu chuẩn cho phép nên không đưa lên bản đồ. Các chỉ tiêu còn lại như Cu, Hg, NH4, NO3, NO2, COD, Độ cứng đều đảm bảo nên cũng không thể hiện trên bản đồ.
Các thông số vật lý về mùi, vị và loại hình hóa học của nước được thể hiện ở dạng điểm trên bản đồ. Các thông số vật lý và dư lượng thuốc trừ sâu không phát hiện được dấu hiệu ô nhiễm nên không thể hiện trên bản đồ.
Ngoài các yếu tố nền, còn thể hiện vị trí các điểm lấy mẫu phân tích.
Phân tích diễn biến chất lượng nước sinh hoạt nông thôn Quảng Trị theo bản đồ
Coliform tổng và E. Coli: Như trên đã nói, hầu hết các mẫu phân tích (319/320) đều cho chỉ tiêu Colìorm tổng và E. Coli có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép, chỉ có 1 mẫu nước giếng ở Triệu Độ là có hai
Hàm lượng sắt tổng (Fe2+ và Fe3+) là yếu tố có dấu hiệu ô nhiễm trên diện rộng, trên bản đồ được thể hiện qua 9 cấp độ. Nhìn vào bản đồ thấy rằng khu vực ô nhiễm sắt ttập trung nhiều ở vùng đồng bằng, dọc theo Quốc lộ 1A. Các vùng ô nhiễm sắt nặng là vùng thị trấn Hồ Xá (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 - 4,5 mg/l), ven cầu Hiền Lương (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4,5 - 9,5 mg/l), vùng bắc Cam Lộ và nam Gio Linh, khu vực nhiễm cao nhất nằm trong giới hạn góc giao nhau của Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9. Về phía nam của tỉnh khu vực ô nhiễm sắt nặng nằm ven Quốc lộ 1A trên địa phận Hải Lăng (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 - 14,5 mg/l) trong đó vùng ô nhiễm nặng nằm phía dưới đường Quốc lộ 1A thuộc vùng trũng Hải Lăng. Phía Tây Quảng Trị có hai vùng ô nhiễm sắt nhẹ (vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 - 1,0 mg/l) là vùng A Vao - Tà Rụt giáp Thừa Thiên Huế và Khu thương mại Lao Bảo.
Về ô nhiễm chì (Pb): Có dấu hiệu ô nhiễm chì ở xã Hải Tân.
Về ô nhiễm asen (As): Có dấu hiệu ô nhiễm asen ở khu vực thị trấn Ái Tử, nằm sát Quốc lộ 1A.
Ô nhiễm vật lý chủ yếu thể hiện qua các yếu tố màu, mùi và vị. Các yếu tố liên quan đến màu chủ yếu do ô nhiễm sắt nên trùng với vùng ô nhiễm sắt và không thể hiện trên bản đồ. Riêng mùi và vị được tổng hợp qua các ký hiệu thể hiện tại điểm lấy mẫu. Phân tích bản đồ cho thấy phía bắc sông Bến Hải, trên địa phận Vĩnh Linh các mẫu nước giếng nằm ven đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đều có mùi tanh, các điểm lấy mẫu nước sinh hoạt ven sông và biển, nơi có nuôi trồng thủy sản đều có mùi hôi. Có dấu hiệu nhiễm mặn tại một số vùng ven sông Thạch Hãn và Bến Hải phía hạ lưu cúng như một số giếng tại vùng cát Hỉa Lăng và Triệu Phong. Khu vực nhiễm phèn tập trung chủ yếu trên máng trũng trong cồn cát Triệu Phong và Hải Lăng.
Trên bản đồ còn thể hiện các loại hình hóa học của nước dưới đất sử dụng cho sinh hoạt với 4 loại: nước bicacbonat, sunfat, clorua và nước hỗn hợp (từ nguồn tài liệu của nhóm nghiên cứu khi thực hiện cácnghiên cứu trước đây)
Từ những phân tích trên cho thấy, nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Quảng Trị
vùng đồi núi và vùng gò đồi có chất lượng tốt, nếu có điều kiện nên xử lý về mặt vi sinh là đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn đối với nước ăn uống và sinh hoạt.
Riêng vùng Lao Bảo và A Ngo, khuyến khích dân sử dụng bể lọc sắt trước khi sử dụng để chất lượng nước được tốt hơn. Mô hình xử lý nước có thể theo quy mô hộ gia đình hoặc tập trung.
Dải có dấu hiệu ô nhiễm sắt cao và một vài nơi có dấu hiệu ô nhiễm chì và asen đều trải dài theo Quốc lộ 1A, lại là nơi có nhiều dân cư sinh sống, việc xử lý sắt có thể sử dụng các công nghệ xử lý nước sạch quy mô hộ gia đình hoặc tập trung cỡ nhỏ. Nếu có điều kiện thì dẫn ống lấy nước từ các nhà máy về để đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Bản đồ