Chương 3. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ
3.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN QUẢNG TRỊ
Trước những năm 60 của thế kỷ trước, cấp nước nông thôn Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng chỉ phát triển một cách tự phát và chưa được quan tâm đúng mức. Vào những năm 1990, Chương trình nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn của nhà nước được UNICEF tài trợ đã hoạt động tích cực và có tác dụng thúc đẩy lĩnh vực cấp nước sinh hoạt nông thôn. Đặc biệt từ ngày 25 tháng 8 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 104/2000/QĐ – TTg về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì công tác này được quan tâm một cách thích đáng hơn, với những chỉ tiêu cụ thể hơn.
Trước thời điểm triển khai Chương trình do UNICEF tài trợ hình thức khai thác sử dụng và quản lý nước sinh hoạt nông thôn mang tính chất tự phát là chủ yếu. Người dân với thói quen lâu đời sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào, nước
mưa và nước sông suối, ao hồ … Ở Quảng Trị các cộng đồng dân tộc ít người như Vân Kiều, Pa Cô thường tìm những nơi xuất lộ nguồn nước, suối, hồ, sông để lấy nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cộng đồng người Kinh thường sử dụng giếng đào, một số dân di cư từ Miền Bắc dùng nước mưa để bổ sung nguồn nước sinh hoạt.
Do không có sự quản lý chặt chẽ nên chất lượng nước sinh hoạt thường không đảm bảo bởi nguồn nước chịu ảnh hưởng của các tác động con người như sử dụng phân bón hóa học, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (hóa chất, thuốc trừ sâu, trừ bệnh, diệt cỏ, diệt chuột,,,) để lại một dư lượng gây ô nhiễm làm giảm đáng kể chất lượng nước sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Về mùa hè, các nguồn nước mặt bị cạn kiệt, không những gây sự thiếu hụt về lượng mà còn gây nguy cơ nhiễm mặn, hạn chế nguòn nước sử dụng. Ngời ra, chất lượng nước sinh hoạt còn bị ô nhiễm bởi các loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt thải trực tiếp vào sông ngòi, ao hồ không qua xử lý với hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ vượt giới hạn cho phép gây dịch bệnh qua môi trường nước sinh hoạt với vô số bệnh tật như nhiễm khuẩn ký sinh trùng, đường ruột, giun sán và phụ khoa …
3.2.2. Hiện trạng quản lý
Từ 1982, Chương trình nước tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập, một số giếng khoan và công trình cấp nước được xây dựng nhưng số lượng không nhiều.
Tuy nhiên nhờ hoạt động này mà ý thức người dân được cải thiện và hướng tới các công trình cấp nước hợp vệ sinh. Ngày 21 tháng 12 năm 1989 do tách tỉnh Chương trình nước sinh hoạt nông thôn Quảng Trị được chính thức thành lập và gọi tắt là ôChương trỡnh nước Quảng Trịằ. Hoạt động của Chương trỡnh đó mang lại hiệu quả to lớn trong việc triển khai xây dựng các công trình cấp nước tập trung, tăng nhanh số lượng các giếng khoan, giếng đào.
Về tổ chức bộ máy và thực hiện nhiệm vụ quản lý
Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý nước sinh hoạt hiện nay chưa được rừ ràng kể cả từ trung ương đờn địa phương.
Cấp Trung ương công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước thực hiện tương đối tốt. Các văn bản nhìn chung là có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu quản lý. Trong cấp phép thăm dò khai thác nước đã tính tới khả năng khai thác của nguồn nước, tính tới ảnh hưởng của việc khai thác tới cạn kiệt ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
Về quản lý nguồn nước là chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở địa phương thì Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý
nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay về khai thác sử dụng và quản lý nước sinh hoạt vùng nông thôn do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị đảm nhận.
Tại Quảng Trị, việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang bước đầu được thực hiện, chủ yếu là cấp giấy phép khai thác nước. Các khu cấp nước tập trung đã có đội tự quản thường xuyên kiểm tra kĩ thuật tình hình thừa, thiếu và điều chỉnh nguồn nước, việc làm này đã được triển khai ở vùng dân tộc miền núi nơi chủ yếu dùng hệ thống nước tự chảy từ nước mạch lộ và suối thường xuyên xảy ra sự cố hỏng đường ống, nước kém chất lượng do mùa mưa lũ. Tuy nhiên chưa có quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là nước sinh hoạt; thiếu số liệu về cả hiện trạng khai thác lẫn sử dụng nguồn nước. Việc xử lý nước thải hầu hết là chưa thực hiện, người dân thường cho nước thải chảy tự do ra vườn, việc làm này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường và lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất, chưa có cấp chính quyền địa phương nào quản lý và hướng dẫn đến việc người dân xả thải.
Các tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và nước sinh hoạt
1. Về đánh giá tài nguyên nước và quy hoạch khai thác sử dụng, phát triển, bảo vệ tài nguyên nước
- Công tác điều tra đánh giá tài nguyên nước còn chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước, chưa gắn với công tác quy hoạch khai thác nguồn nước. Công tác quy hoạch khai thác nguồn nước chủ yếu tập trung vào quy hoạch khai thác, sử dụng nước, ít quan tâm tới bảo vệ nguồn nước trong đó có nước sinh hoạt.
- Vấn đề giám sát số lượng, chất lượng nước, dự báo cạn kiệt, biến đổi môi trường chưa được quan tâm nhiều.
- Chưa kiểm kê được đầy đủ hiện trạng khai thác tài nguyên nước. Sự thiếu tài liệu về nguồn nước và hiện trạng khai thác nước là một khó khăn lớn trong công tác quản lý tài nguyên nước.
- Cho tới nay chưa có được các quy hoạch về bảo vệ tất cả các nguồn nước, nhất là nước dưới đất, xác định các đới phòng hộ, vệ sinh công trình khai thác nước, vùng hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm tới nước.