Chính sách nguồn nhân lực: Cần có sự quan tâm thỏa đáng về đào tạo nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước. Đội ngũ cán bộ từ cấp huyện, xã, thôn phải có kiến thức tốt cả kỹ thuật lẫn quản lý về việc triển khai khai thác, sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước và đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Đội ngũ này cần được đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng và có chếđộđãi ngộ thỏa đáng. Nội dung đào tạo nhân lực nhằm phát triển các kỹ năng chủ yếu như sau:
- Năng lực lập kế hoạch và quản lý nước sinh hoạt.
- Năng lực tư vấn và truyền thông về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.
- Năng lực hiểu biết về quy hoạch và tổ chức thực hiện các dự án khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.
- Có khả năng lập kế hoạch về tài chính.
- Có khả năng theo dõi, giám sát, đánh giá và xử lý sự cố về nguồn nước sinh hoạt, chuyển giao kỹ thuật công nghệ, vận hành và bảo dưỡng các công trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước sinh hoạt.
- Tích cực phối hợp và cộng tác chặt chẽ với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước trong việc giải quyết những vấn đề thực tế lao động sản xuất trong tỉnh về vấn đề phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách bảo vệ nguồn nước sinh hoạt:
- Về phát triển cơ sở hạ tầng để khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt như hệ thống cấp nước, dẫn nước chứa nước và thoát nước phải được tiến hành đồng bộ, phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
- Thực hiện chính sách tiết kiệm nước sạch, chống lãng phí. - Việc quản lý nguồn nước cần tập trung vào một đầu mối.
- Kịp thời ban hành các quy định về khoan, thăm dò, cấp phép và phân cấp trách nhiệm cụ thể cho từng cấp quản lý.
- Áp dụng cơ chế đồng quản lý, phát huy tối đa quyền làm chủ của cộng
đồng dân cư trong việc quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt và ăn uống.
Chính sách tín dụng nông thôn
hợp với một số tiêu chí kỹ thuật và đòi hỏi phải có đầu tư nhất điịnh, tùy thuộc vào quy mô công trình. Vì thế chính sách tín dụng nông thôn cần có sự hỗ trợ tích cực vì vốn là cơ sở đểđón nhận, tiếp thu, lựa chọn và vận hành bình đẳng các hỗ trợ
khoa học kỹ thuật một cách bền vững trong hợp tác đầu tư và quản lý. Hướng giải quyết tín dụng là tạo nguồn vốn và tích lũy là hết sức tiết kiệm dưới mọi hình thức huy động vốn : tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, vận động tư nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Cụ thể là :
- Không ngừng đầu tư tín dụng bằng cách mở và củng cố hệ thống cho vay : mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng hình thức cho vay và thế chấp, có chính sách khuyến khích đối với các mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Có chính sách nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng trong các năng lực thẩm định hiệu quả kinh tế các dự án về quản lý, khai thác sử
dụng và bảo vệ nguồn nước nói chung và nước sinh hoạt nói riêng.
Chính sách xã hội
- Cần có chính sách đối với người dân ở các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên nước. Xây dựng hệ thống dẫn nước, ưu tiên nguồn nước mặt phục vụ cộng đồng dân cư các tiểu vùng này.
- Ưu tiên đầu tư các giải pháp công nghệ, hỗ trợ bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa, dân cưở các dân tộc ít người.
- Vận động toàn dân bảo vệ rừng đầu nguồn. Khai thác rừng, khai thác khoáng sản phải tuyệt đối tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên nước.
- Tạo công ăn việc làm và các hình thức sản xuất mới, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, củng có nền tảng văn hóa và sinh hoạt của người dân, tạo nên sự bền vững và ổn định của toàn xã hội.
- Tập trung phát triển giáo dục đào tạo, nâng cáo dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cộng đồng, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo; vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
4.4.3. Giải pháp về công nghệ
Bao gồm:
- Đầu tư phát triển công nghệ - khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, xây dựng phần mềm kiểm soát chất lượng và trữ lượng nước, áp dụng các công nghệ mới trong việc xử lý nước thải và rác thải. Áp dụng các quy trình cấp nước sinh hoạt tiên tiến.
- Ứng dụng những thành tựu về công nghệ, kỹ thuật mới trong công nghiệp chế biến, khai khoáng và sản xuất vật liệu mới, mạnh dạn đầu tư thay thế
công nghệ lạc hậu, khuyến khích cải tiến để tiết kiệm nguồn nước và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước.
- Xây dựng tiềm lực về khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị quan trắc, phân tích phục vụ công tác kiểm nghiệm, đánh giá để sử dụng và bảo vệ
hiệu quả tài nguyên nước
- Xây dựng hệ thống quan trắc nguồn nước, thành lập cơ sở dữ liêu phục vụ quy hoạch và thẩm định các dự án liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt
4.4.4. Giải pháp về vốn
Nguồn vốn quốc tế : Kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn quốc tế, nhất là vốn ODA để hỗ trợ các cong trình lớn, tạo động lực để kêu gọi các nguồn vốn khác.
Nguồn vốn trong nước :Bao gồm nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và huy động vốn tién dụng trong nhân dân.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong ngân sách địa phương, thực hiện tốt việc lồng nghép các nguồn vốn, các chương trình quốc gia để tăng cường hiệu quả việc sử dụng vốn.
- Huy động vốn bằng phương thức kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm đối với các công trình cần có sự hỗ trợ của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ dưới hình thức đồng quản lý.
4.4.5. Tổ chức thực hiện
- Tổ chức thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp từ Trung
ương đến địa phương.
- Đối với cấp Trung ương, cần có sự phối hợp của các Bộ, Ngành dưới sự
chỉ đạo và quản lý của Bộ Tài nguyên Môi trường, trực tiếp là Cục Quản lý nước và Tổng cục Môi trường.
- Đối với địa phương, cụ thể là UBND tỉnh Quảng Trị, tổ chức điều phối các hoạt động liên quan đến bảo vệ chất lượng nước sinh hoạt nông thôn, chủ quản là
Sở Tài nguyên và Môi trường. Các Sở, Ngành có liên quan trực tiếp là:
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sở Kế hoạch Đầu tư
Sở Công thương
Sở Xây dựng
Sở Tài chính
Sở Y tế
UBND các huyện, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhà nước và tư nhân, các công sở và nhân dân các huyện, các tổ chức xã hội, các đoàn thể.
Cần có sự phân cấp rõ ràng về trách nhiệm quản lý : về cấp phép và quyền hạn xử lý ở các mức độ khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhân dân vùng nông thôn tỉnh Quảng Trị sử dụng tổng hợp các loại nguồn nước trong sinh hoạt bao gồm nước mưa, nước mặt từ sông hồ và nước dưới đất.
2. Nguồn nước mưa và nước mặt khá phong phú song phân bố rất không đều theo cả không gian và thời gian. Khí hậu trong tỉnh hay xảy ra hiện tượng cực đoan như nắng gió kéo dài, gây khô hạn thiếu nước và gây nhiễm mặn vùng hạ du, mùa lũ nước ngập úng, nước
đục và không đảm bảo chất lượng gây khó khăn cho việc dùng nước mặt phục vụ sinh hoạt của cư dân miền núi.
3. Nguồn nước ngầm, loại hình được sử dụng rộng rãi nhất đẻ phục vụ
sinh hoạt vùng nông thôn Quảng Trị tuy khá phong phú nhưng chỉ
tập trung ở một số khu vực đồng bằng ven biển và thung lũng hẹp với chất lượng không ổn định. Còn vùng đồi núi như ở Đakrông và Hướng Hóa, nước ngầm kém phong phú gây khó khăn cho việc cấp nước.
4. Chất lượng nước sinh hoạt Quảng Trị nhìn chung còn khá tốt. Phần lớn diện tích, nhất là vùng đồi núi, nước chưa xử lý cũng đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt của Bộ Y tế, ngoại trừ khu thương mại Lao Bảo và đầu nguồn sông Đakrông - có dấu hiệu nhẹ về ô nhiễm sắt.
5. Ô nhiễm Coliform và E. Coli trên diện rộng, hầu hết các mẫu nước sinh hoạt đều cho kết quả phân tích vượt tiêu chuẩn cho phép. Cần có biện pháp xử lý.
6. Ô nhiễm sắt thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau trên miền đồng bằng tập trung ở các cụm dân cư ven Quốc lộ 1A, dẫn đến nước có màu vàng, đỏ và mùi tanh, hôi. Ở những khu vực này, để đảm bảo sức khỏe cộng đồng cần có biện pháp xử lý nước trước khi sử dụng, cụ thể là xử lý bằng công nghệ lọc sắt hoặc theo quy mô hộ gia đình, hoặc quy mô tập trung nhỏ, hợp với năng lực tài chính của nhân dân trong tỉnh. Ô nhiễm asen trong các mẫu nước sinh hoạt quan sát thấy ở các cụm dân cư thuộc thị trấn Ái Tử, ô nhiễm chì phát hiện thấy trong các mẫu nước sinh hoạt ở xã Hải Tân, huyện Hải Lăng. 7. Tại Quảng Trị, việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước đang bước
8. Hiện trạng quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn còn mang nặng tính chất tự phát. Việc xử lý nước thải hầu hết là chưa thực hiện, người dân thường cho nước thải chảy tự do ra vườn, việc làm này gây ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường và lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất, chưa có cấp chính quyền địa phương nào quản lý và hướng dẫn đến việc người dân xả thải. 9. Cần tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn để người dân tham gia vào
việc xây dựng các công trình xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng. 10. Cần có những giải pháp tổng thể, đồng bộ về nhân lực, chính sách,
nguồn vốn và kỹ thuật để khai thác, quản lý nước sinh hoạt nông thôn Quảng Trị. Để có sự bền vững trong hoạt động quản lý nguồn nước và đảm bảo cho người dân nông thôn sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bên cạnh sựđầu tư hỗ trợ, xây dựng mô hình cấp nước cho dân, Nhà nước phải có những chủ trương, kế hoạch cụ thể để
thể chế hoá các chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của tổ
chức, cơ quan, đơn vị dịch vụ cấp nước và có sự thống nhất, chấp thuận của đối tượng hưởng lợi. Nhà nước cũng cần chú trọng đầu tưđối với vùng núi và vùng đồng bào dân tộc ít người
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2001. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010. Nhà xuất bản Thế giới
2. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1995. Các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường, Hà Nội
3. Đoàn Văn Cánh, Lê Tiến Dũng, 2002, Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Tri, Hà Nội
4. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng VINACONEX, 2005. Dự án đầu tư hệ
thống cấp nước thị trấn Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, Hà Nội.
5. Cục Quản lý nước, Bộ TN&MT, 2006 Dự thảo chiến lược quốc gia về tài nguyên nước, Hà Nội,
6. Cục Thống kê Quảng Trị, 2008. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2007 7. Nguyễn Ngọc Dung, 2005, Xử lí nước cấp, NXB Xây dựng, Hà Nội
8. Nguyễn Tiền Giang và nnk, 2007, Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản,vấn đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, Hà Nội 9. Trương Quang Hải và cộng sự, 2005. Báo cáo tổng kết đề tài Điều tra và
đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Hợp, 2005. Hiện trạng chất lượng nước một số sông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trường Đại học Khoa học Huế.
11. Nguyễn Văn Lâm, 2000. Báo cáo quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2010, Hà Nội 12. Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2006.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị, Báo cáo chuyên đề công trình "Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020", Hà Nội.
13. Đặng Đình Phúc, 2008. Tổng quan nước dưới đất, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Dự án tổng quan ngành nước, ADB – TA – 4903 – VIE, Hà Nội 14. Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật bảo vệ
Môi trường. NXB Chính trị Quốc gia.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 2006. Kết quả kiểm kê đất
16. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 1999. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Trị 1994 - 1999. Đông Hà
17. Nguyễn Thanh Sơn và nnk. 2006. Báo cáo Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước Quảng Trị năm 2010 có định hướng 2020, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Sơn, Ngô Chí Tuấn, 2005. Nghiên cứu thuỷ văn phục vụ
quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị. Báo cáo đề mục của
đề tài "Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị", Hà Nội
19. Trung tâm Điều tra Cơ bản, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội, 1997, Nghiên cứu và đề xuất mô hình xử lý nước mặt cho sinh hoạt, Hà Nội
20. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn, 2003, Tài liệu thông tin giúp lựa chọn các loại hình cấp nước và vệ sinh nông thôn, Hà Nội 21. Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT Quảng Trị. Bộ NN&PTNT, 2000.
Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2010, Hà Nội.
22. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn, 2008,
Các mô hình công nghệ và phân cấp quản lý các công trình cấp nước và vệ
sinh nông thôn, Hà Nội
23. UBND tỉnh Quảng Trị, 2006. Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Quảng Trị. Đông Hà.
24. UBND tỉnh Quảng Trị, 2008. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Quảng Trịđến năm 2020. Đông Hà.
25. UBND tỉnh Quảng Trị, 2000. Báo cáo bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị (từ nay đến 2010).
26. UBND tỉnh Quảng Trị. Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Trị, 2004. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020.
27. UBND tỉnh Quảng Trị - Sở Thuỷ sản tỉnh Quảng Trị, 2004. Báo cáo quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020.
28. UBND tỉnh Quảng Trị, 2004. Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2004 – 2010 và định hướng đến năm 2020.