TRỊ
4.2.1. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ các hoạt động nhân sinh
Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu chợ, các làng nghề mang theo
vi khuẩn gây bệnh, hóa chất độc hại, chất hữu cơ tiềm tàng nguy cơ gây phú
dưỡng cho nguồn nước chưa được kiểm soát.
Nước thải từ sinh hoạt không nhiều nhưng lại gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do thải trực tiếp ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý. Nước thải chỉ được tập trung ra các hệ thống cống sau đó tập trung vào hệ thống cống thải lớn hơn và đổ trực tiếp ra sông, ao, hồ. Một số nơi hệ thống cống cịn lộ thiên, khi có mưa lớn gây chảy tràn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Các cống thải trực tiếp ra sông, suối đến nay vẫn chưa được quan trắc về lượng thải, về các chỉ tiêu gây ơ nhiễm. Trong đó có cả cống thải của một số nhà máy sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ gây phú dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài tảo. Nguồn nước chảy trên bề mặt khi có mưa mang theo nhiều chất gây ô nhiễm do chảy tràn qua các bãi rác, các cánh đồng có dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón được sử dụng trong quá trình canh tác, cũng chưa có hệ thống thốt nước riêng. Đây cũng là một nguồn nước tiềm tàng nguy cơ gây phú dưỡng.
Hiện tượng phì dưỡng của các hệ sinh thái vùng cửa sông do các chất thải
từ nuôi tôm các chỉ tiêu chất lượng như COD, BOD, hàm lượng chất rắn lơ lửng,
vi sinh vật gây bệnh… đều vượt quá giới hạn cho phép.
Chất thải rắn: bao gồm rác thải từ các khu chợ, các cơ sở kinh doanh, các
khu dân cư, bệnh viên, khu đô thị, rác thải trực tiếp của cộng đồng dân cư vạn đị, rác thải của các loại hình hoạt động du lịch trên sông. Việc chôn, thải xác động
thực vật không đảm bảo vệ sinh. Xây dựng các bãi rác thải, các cơng trình vệ sinh, các kho chứa nguyên vật liệu có chất thải, hoặc các khu chứa chất thải không đúng quy định. Hiện việc thải chứa chất thải rắn ngày càng tăng, các hoạt
nền móng, lấy đất làm vật liệu xây dựng phát triển mạnh, sông không được quản lý giám sát chặt chẽ, làm cho nguồn nước dưới đất có nguy cơ ơ nhiễm cao.
Ơ nhiễm về mặt vi sinh, ơ nhiễm kim loại nặng cũng đã phát hiện ở một số vùng. Vấn đề quan tâm nhất về là hàm lượng Arsenic trong nước cao gây ảnh
hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
4.2.2. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt từ các tai biến thiên nhiên
Xói mịn sạt lở đất: Về mùa mưa, nước mưa, nước lũ mang theo tầng đất
mặt, chất dinh dưỡng, chất hữu cơ đổ vào sông suối làm cho độ đục, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong sông suối tăng lên, chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm nguồn nước dẫn đến hạn chế chất lượng nguồn nước mặt
từ các sông suối sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống.
Ngun nhân gây ra xói mịn đất là do q trình canh tác khơng hợp lý, lớp phủ thực vật bị tàn phá dẫn đến tình trạng đất trống, đồi trọc.
Hạn hàn, lũ lụt, xâm nhập mặn là các hiện tượng làm tăng nguy cơ ô nhiễm
nguồn nước.
Do lượng mưa ở Quảng Trị phân bố không đều trong năm, hơn 80% tổng
lượng mưa tập trung vào mùa mưa (chủ yếu vào tháng IX, X) gây lũ lụt hàng năm trong tỉnh. Nước mưa lũ tràn lan ngập khắp các bãi rác, khu nước thải và xác chết các động thực vật.. là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề nhất.
Mùa khô bắt đầu từ tháng III tới tháng VIII, thịnh hành gió Tây, thời tiết khắc nghiệt khơ nóng, ít mưa, thường gây hạn hán, mực nước trong các sông hồ và cả mực nước ngầm hạ thấp, nhiều vùng thiếu nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt hai
huyện miền núi Hướng Hố và Đakrơng, do dùng nguồn nước mặt là chủ yếu, hàm lượng vi sinh vật vượt giới hạn cho phép, nước mặn xâm nhập sâu vào các sông, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt đối với các thôn, xã ven sơng.
Xâm nhập mặn cịn có nguy cơ làm ơ nhiễm nước dưới đất, do nước mặn thâm nhập qua các lỗ khoan không đúng quy cách và không được chôn lấp theo quy định sau khi đã sử dụng