Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.3 Thực trạng hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng
4.3.3 Phân tích dư nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng
Qua bảng 4.7 ta thấy, tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 có
66
Bảng 4.7 Dư nợ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
2013 6T2013
6T2014
2012/2011 2013/2012
6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ lệ
% Số tiền Tỷ lệ
% Số tiền Tỷ lệ
% Sản xuất nông nghiệp 515.177 634.964 734.817 690.829 703.465 119.787 23,25 99.853 15,73 12.636 1,83 Nuôi trồng thủy sản 493.725 578.925 607.704 498.359 574.250 85.200 17,26 28.779 4,97 75.891 15,23 Thu mua lương thực 491.652 591.464 681.484 686.482 908.930 99.812 20,30 90.020 15,22 222.448 32,40 Chế biến, bảo quản
nông, lâm, thủy sản 496.678 821.108 654.743 672.413 746.458 324.430 65,32 (166.365) (20,26) 74.045 11,01 Phát triển
ngành nghề nông thôn 130.260 178.513 24.251 328.264 407.058 48.253 37,04 (154.262) (86,41) 78.794 24,00 Ngành khác 1.066.632 1.188.640 1.934.209 1.088.644 883.163 122.008 11,44 745.569 62,72 (205.481) (18,87) Tổng 3.194.124 3.993.614 4.637.208 3.964.991 4.223.324 799.490 25,03 643.594 16,12 258.333 6,52
Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo & PTNT CN Cần Thơ
67
chiều hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2011 dư nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng là 3.194.124 triệu đồng, năm 2012 đạt 3.993.614 triệu đồng tăng 25,03% so với năm 2011, năm 2013 con số này là 4.637.208 triệu đồng tăng 16,12% so với năm 2012. Chiều hướng tăng dư nợ nông nghiệp nông thôn tiếp tục diễn ra vào 6 tháng đầu năm 2014, với số dư nợ đạt 4.223.324 triệu đồng tăng 6,52% so với cùng kỳ năm 2013. Chủ yếu là tăng ở các khoản dư nợ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thu mua lương thực, phát triển ngành nghề nông thôn. Có thể thấy doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng tăng ổn định qua các năm, nhờ đó mà dư nợ nông nghiệp nông thôn cũng có chiều hướng tăng tương tự, cho thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng là khá cao và tương đối ổn định trên địa bàn Thành phố.
Sản xuất nông nghiệp
Dư nợ của sản xuất nông nghiệp qua các năm có sự tăng trưởng ổn định.
Năm 2011 dư nợ sản xuất nông nghiệp đạt 515.177 triệu đồng, năm 2012 tăng 23,25% so với năm 2011, năm 2013 tăng 15,73% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 đạt 703.465 triệu đồng tăng 1,83% so với cùng kỳ năm 2013. Thời gian qua các hộ nông dân trên địa bàn Thành phố Cần Thơ đẩy mạnh đầu tư khai thác các nông sản chủ lực của địa phương như : lúa, cam, xoài, chuối,… chăn nuôi heo, bò theo hướng an toàn sinh học. Sản lượng thu hoạch lúa cũng như các nông sản khác ngày càng được nâng cao nhờ mở rộng sản xuất, chọn giống và cách canh tác hiệu quả. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mấy năm nay ngày càng năng động hơn.
Nuôi trồng thủy sản
Trên địa bàn Thành phố, ngày càng có nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản nhiều hơn trước, tận dụng những ao, hào xung quanh các thửa ruộng để nuôi cá ngoài ra còn có thể trồng các loại hoa màu sống dưới nước với số lượng lớn. Do nuôi trồng thủy sản với số lượng lớn và ngày càng nhiều, nhu cầu vay vốn để trang trải tiền giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh cho vật nuôi của người dân ngày càng cao. Năm 2011, dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản của Agribank – CN Cần Thơ là 493.725 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 85.200 triệu đồng, năm 2013 tiếp tục tăng thêm 28.779 triệu đồng so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 75.891 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Người dân sử vốn của Ngân hàng hiệu quả đem lại nguồn thu nhập cao, và có nhu cầu vay vốn trở lại cho các mùa vụ kinh doanh tiếp theo, do đó mà các khoản vay vốn của người dân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ tăng lên đáng kể.
Thu mua lương thực
Dư nợ cho vay thu mua lương thực trong thời gian qua của Ngân hàng ổn định và có chiều hướng tăng dần qua các năm. Dư nợ cho vay thu mua lương thực
68
năm 2011 đạt 491.652 triệu đồng, năm 2012 tăng 20,30% so với năm 2011, năm 2013 tăng thêm 15,22% dư nợ năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ cho vay thu mua lương thực đạt 908.930 triệu đồng tăng 32,40% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn trên doanh số cho vay thu mua lương thực có mức độ tăng mạnh hơn so với doanh số thu nợ cho nên dư nợ của Ngân hàng cũng tăng theo.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản trên địa bàn mở rộng do đó đã đẩy mạnh các hoạt động thu mua lương thực trên địa bàn. Các thương lái thu mua số lượng lớn lúa gạo, trái cây, hoa màu, gia súc, gia cầm, các loại thủy sản, hoạt động mua bán diễn ra tấp nập trên địa bàn Thành phố. Do thu mua lương thực cần số lượng vốn lớn, và thời gian hoàn vốn nhanh, nên các gói cho vay với thời gian ngắn hạn của Agribank – CN Cần Thơ trở nên hấp dẫn với các thương lái, hơn nữa giao dịch qua Ngân hàng thuận tiện hơn, cho nên mà nhu cầu vay vốn và sử dụng dịch vụ Ngân hàng ngày càng tăng lên.
Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản
Dư nợ cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản qua các năm có sự biến động tăng giảm. Năm 2012 có sự tăng vọt so với năm 2011 (tăng 65,32%), do doanh số cho vay trong năm này tăng cao kèm số dư nợ trong năm trước, năm 2013 dư nợ còn 654.743 triệu đồng (giảm 20,26%) so với năm 2012 do doanh số cho vay trong năm 2013 giảm mạnh. 6 tháng đầu năm 2014 số dư nợ này có chiều hướng tăng trở lại, dư nợ đạt 746.458 triệu đồng (tăng 11,01%) so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung, dư nợ trong cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản của Agribank – CN Cần Thơ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ nông nghiệp nông thôn.
Phát triển ngành nghề nông thôn
Như đã nói, Thành phố Cần Thơ đang có chính sách và ưu đãi phát triển các ngành tại các làng nghề nông thôn. Nhiều làng nghề, cụm cơ sở làng nghề được xây dựng tại các quận Ô Môn, Thốt Nốt, dự kiến đến năm 2020 sẽ phát triển thêm 24 làng nghề khác. Thành phố Cần Thơ không những dành ngân sách địa phương hổ trợ các làng nghề, liên kết các làng nghề, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra mà còn gắn hoạt động của các làng nghề với du lịch nhằm tăng sức hấp dẫn và thu nhập cho người lao động. Các ngành nghề nông thôn ngày càng chú trọng phát triển, người dân hăng hái thi đua sản xuất, dòng vốn mà Ngân hàng cho vay được sử dụng hiệu quả hơn. Doanh số cho vay và thu nợ tăng, dư nợ cho vay phát triển ngành nghề nông thôn cũng tăng đáng kể. Năm 2012 tăng 48.253 triệu đồng (tăng 37,04%) so với năm 2011, năm 2013 giảm 86,41% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 tăng 24% so với cùng kỳ năm 2013. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phát triển ngành nghề nông thôn năm sau giảm hơn năm trước là do doanh số cho vay tăng chậm hơn so với doanh số thu nợ, nhất là năm 2013 doanh số thu nợ tăng 129,63% trong khi doanh số cho vay chỉ tăng 16,12% so với năm 2012, qua đó mà kéo theo dư nợ năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012.
69 Ngành khác
Dư nợ cho vay các ngành khác có sự gia tăng qua các năm, tuy nhiên lại có chiều hướng giảm vào 6 tháng đầu năm 2014. Năm 2011 đạt 1.066.632 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 122.008 triệu đồng, năm 2013 tăng 745.569 triệu đồng so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 giảm 205.481 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Chủ yếu là tăng các khoản dư nợ cho vay thu mua cà phê, làm đường nông thôn, xây dựng trạm điện và các khoản dư nợ khác.
Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng được giới thiệu rộng rãi trong người dân, thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất hợp lý, nhiều trường hợp có thể cho vay không cần tài sản đảm bảo, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng rộng khắp các quận, huyện, những điều kiện trên đã thúc đẩy sự liên kết giữa khách hàng nông ngiệp nông thôn và Ngân hàng, tạo lòng tin cho khách hàng, góp phần làm tăng dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn trên.