Dư nợ nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng có nghĩa là mỗi nhân viên tín dụng trong Ngân hàng sẽ quản lý trung bình bao nhiêu khoản dư nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng. Việc quản lý nhiều hay ít còn tùy theo khả năng nghiệp vụ của từng nhân viên tín dụng, từ đó mà Ngân hàng đưa ra cách sắp xếp hợp lý về việc quản lý dư nợ.
Dư nợ nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng trong thời gian qua của Agribank – CN Cần Thơ có chiều hướng tăng dần. Năm 2011, số dư nợ nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng đạt 36.714 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm trung bình 9.190 triệu đồng trên mỗi nhân viên tín dụng, và tiếp tục tăng thêm 6.792 triệu đồng trên mỗi nhân viên tín dụng vào năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014, số dư nợ nông nghiệp nông thôn mà mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý là 47.992 triệu đồng tăng 6,51% so với cùng kỳ năm trước. Việc không ngừng tăng số dư nợ nông nghiệp nông thôn trên mỗi cán bộ tín dụng như trên sẽ làm tăng gánh nặng quản lý cũng như tăng áp lực về chạy đua doanh số cho mỗi nhân viên tín dụng trong Ngân hàng. Việc tăng dư nợ trên nhân viên tín dụng sẽ làm giảm bớt chi phí trong Ngân hàng, góp phần làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên công việc quá nhiều có thể sẽ dẫn đến giảm hiệu quả trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Do đó, trong thời gian qua Ngân hàng đã tiến hành nhiều đợt tập huấn cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng thêm lương, các phụ cấp cho nhân viên để động viên và khai thác năng lực làm việc của họ. Tuy vậy, việc mỗi nhân viên tín dụng phải quản lý quá nhiều dư nợ cũng có nhiều mặt hạn chế, vì vậy việc bổ sung thêm nhân sự trong tương lai là điều rất cần thiết đối với Ngân hàng.
79
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH CẦN THƠ