Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 41)

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Để tổ chức được hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh thì các NHTM phải cần một nguồn vốn đủ tiêu chuẩn để hoạt động. Nguồn vốn của ngân hàng được thành lập từ nhiều nguồn khác nhau như vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và các loại vốn khác. Vốn chủ sở hữu là nguồn quan trọng có ý nghĩa nhất là nền tảng để thành lập nên ngân hàng, nó cung cấp nguồn lực ban đầu để ngân hàng hoạt động kinh doanh và là cơ sở để tạo lòng tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Nguồn vốn thứ hai có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với ý nghĩa thành lập và hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động không thuộc sở hữu của ngân hàng nhưng lại là nguồn vốn lớn và quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng. Nguồn vốn không những có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn là nguồn cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế khác đang bị thiếu hụt vốn để họ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Qua bảng 4.1, ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tăng dần qua các năm. Năm 2012 tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 5.214.241 triệu đồng tăng 24,79% so với năm 2011, đến năm 2013 cũng theo chiều hướng tăng đó tổng nguồn vốn của Ngân hàng đạt 6.061.101 triệu đồng tăng lên 16,24% so với năm trước, tuy nhiên thì tốc độ tăng trưởng đã thấp hơn so với năm 2012 bởi vì tốc độ tăng của vốn huy động và vốn điều chuyển thấp hơn so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 cũng có sự tăng trưởng vượt trội trong tổng nguồn vốn tăng 15,40% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng lên đáng kể tổng nguồn vốn trong thời gian qua là do sự gia tăng mạnh của nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở.

Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Vốn huy động càng cao thể hiện sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng càng lớn và đó cũng là cơ hội tốt để ngân hàng cho vay ra nền kinh tế đáp ứng với lượng vốn nhiều hơn. Từ đó tạo sự kết nối và lưu thông

42

Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 2.149.276 2.913.729 3.692.941 3.287.497 4.030.587 764.453 35,57 779.212 26,74 743.090 22,60 Vốn điều chuyển 2.028.979 2.300.512 2.368.160 2.331.597 2.452.653 271.533 13,38 67.648 2,94 121.056 5,19 Tổng nguồn vốn 4.178.255 5.214.241 6.061.101 5.619.094 6.483.240 1.035.986 24,79 846.860 16,24 864.146 15,40

43

nguồn vốn một cách hiệu quả của các thành phần dân cư và các tổ chức kinh tế trong xã hội, nguồn vốn thừa chưa đưa vào kinh doanh thông qua nghiệp vụ huy động vốn và cho vay của ngân hàng được chuyển tới những chủ thể kinh doanh đang thiếu hụt vốn góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội.

Vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ qua các năm đều có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 2.913.729 triệu đồng tăng 35,57% so với năm trước. Năm 2012, tình hình lạm phát trong nước cũng như Thành phố Cần Thơ đã được kiềm chế, những bất ổn cũng giảm dần, cho nên số lượng tiền gửi vào Ngân hàng nhiều hơn so với năm trước, hơn nữa cộng với việc hoạt động của các doanh nghiệp, ngân hàng tương đối ổn định, công việc ổn định đời sống người dân ngày càng được nâng cao,… vì thế mà thu nhập đầu người tăng, tiền nhàn rỗi cần đầu tư nhiều hơn do đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên đáng kể vào năm 2012.

Bước sang năm 2013, tổng vốn huy động tăng 26,74% so với năm 2012. Trong năm này lượng tiền huy động vào Ngân hàng vẫn là một con số đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không bằng so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cũng là do tác động của nền kinh tế. Từ cuối năm 2012 đến những tháng đầu năm 2013 nền kinh tế Cần Thơ gặp phải nhiều trở ngại, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vướng mắc hơn, tốc độ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa trì trệ, hoạt động của các ngân hàng cũng không đạt hiệu quả cao, kết quả là không những thu nhập của doanh nghiệp hạn chế mà còn làm giảm thu nhập của người dân, những điều này đã làm lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế tăng chậm hơn so với năm 2012. Hơn nữa cộng với việc lãi suất huy động của Ngân hàng giảm đi cho nên tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2013 của Agribank – CN Cần Thơ có phần giảm hơn so với năm 2012.

Những tháng đầu năm 2014, tình hình huy động vốn của Ngân hàng khả quan. Sáu tháng đầu năm 2014 tổng lượng vốn huy động của Ngân hàng đạt 4.030.587 tăng 22,60% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2014, Thành phố Cần Thơ nổ lực phấn đấu phát triển kinh tế, huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư. Trong đó, Agribank – CN Cần Thơ là Ngân hàng đi đầu trong quá trình huy động vốn của nền kinh tế khi mà số vốn huy động là một con số khá lớn so với các ngân hàng khác cùng địa bàn. Ta thấy, năm 2014 lãi suất Ngân hàng vẫn trong đà tiếp tục giảm, nhưng người dân thì vẫn gửi tiền vào Ngân hàng bởi vì đây là kênh đầu tư hiệu quả trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay.

44

Qua giai đoạn trên, Agribank – CN Cần Thơ đã huy động được nguồn vốn lớn trong xã hội, là yếu tố quan trọng để Ngân hàng phát triển đầu tư cho vay và góp phần đáng kể vào sự nghiệp tăng trưởng kinh tế chung của Thành phố.

Vốn điều chuyển

Hiện nay hệ thống các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty và các công ty con hay nói cách khác đó là ngân hàng hội sở và hệ thống các chi nhánh của ngân hàng. Ngoài các nguồn vốn chủ yếu thì trong nội bộ ngân hàng có sự chu chuyển vốn từ ngân hàng hội sở tới chi nhánh khi mà các ngân hàng chi nhánh sử dụng vốn vượt quá khả năng huy động, cần vốn để giải quyết những nhu cầu cấp bách và ngược lại. Và hình thức vay vốn từ ngân hàng cấp trên này chi nhánh ngân hàng cũng phải trả lãi cho khoản vay đó và nếu ngân hàng chi nhánh điều chuyển vốn về ngân hàng cấp trên thì cũng nhận được khoản lãi tương ứng.

Vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở về NHNo&PTNT CN Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 đều tăng qua các năm. Năm 2012, tổng vốn điều chuyển là 2.300.512 triệu đồng tăng 13,38% so với năm trước. Vì trong năm này khi mà nền kinh tế phục hồi, lạm phát thấp các nhà đầu tư, sản xuất nhất là nông hộ có thể vay vốn Ngân hàng với lãi suất thấp để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Cho nên mà nhu cầu vay vốn của khách hàng cao trong khi lượng huy động vốn không đủ đáp ứng cho nên Agribank – CN Cần Thơ đã xin điều chuyển lượng vốn lớn từ ngân hàng hội sở xuống.

Trong năm 2013, lượng vốn điều chuyển của Ngân hàng cao hơn so với năm trước, cũng giống như vốn huy động trong năm này vốn điều chuyển có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm trước. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế tại Cần Thơ năm 2013 gặp khó khăn hơn, thách thức ảnh hưởng đến nhu cầu vốn trên thị trường làm cầu vốn tăng trưởng thấp hơn so với năm trước. Cho nên mà Ngân hàng không cần quá nhiều vốn điều chuyển đề bổ xung thiếu hụt về vốn.

Nguồn vốn này tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 với tốc độ tăng trưởng 5,19% so với cùng kỳ và số vốn vay từ ngân hàng hội sở là 2.452.653 triệu đồng một con số tương đối lớn hơn so với các năm trước. Trong năm này lãi suất cho vay tiếp tục giảm là điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân vay nguồn vốn rẽ hơn để gia tăng sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Cũng từ đó mà nhu cầu vay vốn từ khách hàng nhiều hơn cho nên Agribank - CN Cần Thơ phải xin điều chuyển lượng vốn lớn từ ngân hàng hội sở.

Qua bảng phân tích có thể thấy tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển của NHNo&PTNT CN Cần Thơ có xu hướng gia tăng tương tự nhau và

45

cùng góp phần vào sự gia tăng chung của tổng nguồn vốn. Từ đó đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của đông đảo khách hàng trên địa bàn Thành phố.

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Như đã nói vốn huy động là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng nguồn vốn và đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động vốn cũng là nghiệp vụ chủ yếu kết hợp với nghiệp vụ cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Và chi phí trã lãi cho hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế của ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Huy động vốn nhiều không những đảm bảo cho đầu tư kinh doanh của ngân hàng mà còn là tiêu chí để đánh giá sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Làm sao để thu hút được nguồn vốn lớn với chi phí thấp để cho vay ra nền kinh tế và thực hiện các nghiệp vụ sinh lời khác là việc mà mọi NHTM đều chú trọng để hoàn thành tốt kế hoạch phát triển của ngân hàng.

Vốn huy động tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 điều cao và tăng dần qua các năm. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ các kênh tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm từ trong dân cư, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng,… trong đó tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng là nguồn vốn chủ yếu và nhiều nhất để Ngân hàng cho vay và nguồn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.

4.1.2.1 Vốn huy động phân theo hình thức huy động vốn

Vốn huy động phân theo hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ gồm có tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi không xác định kỳ hạn nhất định, khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào theo nhu cầu, do đó mà lãi suất của loại tiền gửi này thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn và các khoản dự trữ an toàn cho nguồn vốn này thường cao. Thường thì khách hàng gửi tiền không kỳ hạn tại Ngân hàng là các doanh nghiệp với mục đích là thanh toán qua ngân hàng hơn là hưởng lãi suất. Nguồn vốn ổn định của Ngân hàng đó là các loại tiền gửi có kỳ hạn, vì xác định được kỳ hạn nên Ngân hàng có thể cho vay với thời hạn tương ứng và các khoản dự trữ an toàn cho nguồn vốn này thấp hơn. Khách hàng gửi tiền loại này đa số là dân cư có tiền nhàn rỗi và các tổ chức kinh tế.

Tiền gửi không kỳ hạn

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn này đạt 250.594 triệu đồng chiếm 11,66% trong tổng nguồn vốn

46

Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động vốn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ

Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi KKH 250.594 375.290 436.328 494.039 575.342 124.696 49,76 61.038 16,26 81.303 16,46 2. Tiền gửi CKH 1.898.682 2.538.439 3.256.613 2.793.458 3.455.245 639.757 33,69 718.174 28,29 661.787 23,69 Dưới 12 tháng 1.775.600 1.909.472 1.906.153 1.221.639 2.171.981 133.872 7,54 (3.319) (0,17) 950.342 77,79 Từ 12 - 24 tháng 121.862 628.093 1.384.935 1.570.596 1.281.437 506.231 415,41 756.842 120,50 (289.159) (18,41) Trên 24 tháng 1.220 873 1.525 1.223 1.828 (347) (28,44) 652 74,68 605 49,47 Tổng VHĐ 2.149.276 2.913.729 3.692.941 3.287.497 4.030.587 764.453 35,57 779.212 26,74 743.090 22,60

47

huy động. Năm 2012 nguồn vốn này tăng thêm 124.696 triệu đồng tức tăng 49,76% so với năm 2011, tiếp tục tăng vào năm 2013 là 16,26% so với năm 2012, và chiều hướng này tiếp diễn tới những tháng đầu năm 2014 biểu hiện là tiền gửi KKH 6 tháng đầu năm 2014 tăng 16,46% so với cùng kỳ năm trước. Sự tăng của tiền gửi KHH theo chiều tăng lên của tổng nguồn vốn huy động. Ta thấy tiền gửi KKH vào năm 2013 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2012 do sự giảm đi của lãi suất vào năm này làm cho chênh lệch lãi suất từ hai kênh huy động xa hơn cho nên một số khách hàng chuyển sang kênh đầu tư khác có lãi suất cao hơn, một phần nữa là do tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm này không khả quan cho lắm làm hạn chế các giao dịch trong nền kinh tế vì vậy mà lượng tiền gửi vào Ngân hàng để phục vụ cho thanh toán giảm đi. Nhìn chung thì nguồn vốn huy động từ kênh này tăng dần qua các năm là tín hiệu tốt đối với Ngân hàng. Đến những tháng đầu năm 2014 số nguồn vốn huy động từ kênh này tăng lên đáng kể so với cùng kỳ năm trước, thể hiện khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế của Ngân hàng, hơn nữa trong thời gian qua toàn Thành phố đã nổ lực hết mình tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hổ trợ phát triển sản xuất kinh doanh ở tất cả các thành phần kinh tế, đã góp phần duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó mà duy trì được sự tăng trưởng năng động của Thành phố, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng cao. Hơn nữa Ngân hàng ngày càng mở rộng dịch vụ phát hành thẻ cho công nhân viên chức và phần đông các sinh viên Thành phố Cần Thơ và thông qua việc trao nhiều suất học bổng cho sinh viên Thành phố từ nhiều năm qua cũng góp phần thúc đẩy lượng tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Tiền gửi có kỳ hạn

Khách hàng gửi tiền CKH vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi suất từ số tiền đầu tư. Tiền gửi CKH càng dài thì lãi suất càng cao, lãi suất càng cao và uy tín ngân hàng lớn thì càng thu hút được lượng lớn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao đi đôi với rủi ro cao hơn so với các kỳ hạn ngắn hơn. Các khách hàng đầu tư có mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau nhưng đa số khách hàng chọn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là nhiều nhất thường thì chiếm trên 60% trong tổng tiền gửi CKH của khách hàng, số còn lại là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi CKH của Agribank – CN Cần Thơ có chiều hướng tăng dần trong giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể như sau :

Năm 2011, tổng tiền gửi CKH đạt 1.898.682 triệu đồng trong đó tiền gửi kỳ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)