Phân tích nợ xấu nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 69 - 73)

Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.3 Thực trạng hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng

4.3.4 Phân tích nợ xấu nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là thị trường ưu thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ. Tuy nhiên tín dụng khu vực này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động phức tạp gắn liền với biến động nền kinh tế, thị trường. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động mạnh của yếu tố thời tiết, khí hậu, thiên tai và rủi ro thị trường cao. Trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, do đó nhiều hộ nông dân không thể trả tiền đúng hạn cho Ngân hàng.

Giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng có xu hướng tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu nông nghiệp nông thôn là 109.415 triệu đồng, năm 2012 giảm 12.615 triệu đồng so với năm 2011 (giảm 11,53%), năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ 6.332 triệu đồng (giảm 6,54%) so với năm 2012. Ngược lại nợ xấu nông nghiệp nông thôn 6 tháng đầu năm 2014 lại có chiều hướng gia tăng mạnh, tăng 84.695 triệu đồng (tăng 92,22%) so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nợ xấu cho vay lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chi phí nuôi trồng thủy sản có nợ xấu cao hơn so với các lĩnh vực khác. Các lĩnh vực còn lại tuy không cao nhưng nợ xấu lại có xu hướng tăng mạnh vào những tháng đầu năm 2014. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại đối với Ngân hàng, Ngân hàng cần kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng hơn nữa.

Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực có số nợ xấu cao nhưng có chiều hướng giảm và ổn định. Năm 2011, số nợ xấu cho vay sản xuất nông nghiệp là 31.503 triệu đồng, năm 2012 số nợ xấu này giảm còn 26.607 triệu đồng (giảm 15,54%), năm 2013 số nợ xấu tiếp tục giảm nhẹ 0,93% so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng nhẹ 0,49% so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu cao trong thời gian qua là do sản xuất của các hộ nông dân gặp không ít khó khăn bên cạnh

70

Bảng 4.8 : Nợ xấu nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ.

Đơn vị tính : Triệu đồng

Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo & PTNT CN Cần Thơ

Chỉ tiêu 2011 2012

2013 6T2013

6T2014

2012/2011 2013/2012

6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ lệ

% Số tiền Tỷ lệ

% Số tiền Tỷ lệ

% Sản xuất nông nghiệp 31.503 26.607 26.359 28.888 29.029 (4.896) (15,54) (248) (0,93) 141 0,49 Nuôi trồng thủy sản 48.639 41.180 38.453 40.459 48.031 (7.459) (15,34) (2.727) (6,62) 7.572 18,72

Thu mua lương thực 2.176 2.839 4.001 7.078 12.232 663 30,47 1.162 40,93 5.154 72,82

Chế biến, bảo quản

nông, lâm, thủy sản 1.203 15 0 0 22.334 (1.188) (98,75) (15) (100,00) 22.334 _

Phát triển

ngành nghề nông thôn 3.472 5.610 1.251 806 7.176 2.138 61,58 (4.359) (77,70) 6.370 790,32

Ngành khác 22.422 20.549 20.404 14.605 57.729 (1.873) (8,35) (145) (0,71) 43.124 295,27

Tổng 109.415 96.800 90.468 91.836 176.531 (12.615) (11,53) (6.332) (6,54) 84.695 92,22

71

các điều kiện phát triển. Ảnh hưởng xấu của thời tiết, mùa mưa bão, kèm theo dịch bệnh, đã làm cho sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn.

Từ năm 2013 đến đầu năm 2014, tình hình tiêu thụ và giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của nhà nông đã giảm rất nhiều so với những năm trước đây. Trong đó, người nông dân còn gặp phải nghịch lý là sản xuất lúa chất lượng cao nhưng giá cả lại thấp và khó bán, trong khi chi phí đầu tư lại lớn, nhiều thương lái còn chỉ hỏi mua các giống lúa thường vì giá cả thấp hơn và bán ra được. Trước tình hình đó Thành phố Cần Thơ đã có những cuộc hội nghị và triển khai các kế hoạch nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng lúa, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thủy sản, chính quyền địa phương luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là lĩnh vực quan trọng hàng đầu.

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực có số nợ xấu cao nhất trong tổng nợ xấu nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng. Năm 2011, số nợ xấu này là 48.639 triệu đồng, năm 2012 số nợ xấu giảm 15,34% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ 6,62% so với năm 2012. 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu cho vay nuôi trồng thủy sản là 48.031 triệu đồng tăng 18,72% so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu nuôi trồng thủy sản cao và gia tăng vào năm 2014 cũng là do quá trình nuôi trồng của các hộ dân chịu tác động bởi ảnh hưởng nền kinh tế và giá cả thị trường. Các hộ nuôi cá tra trên địa bàn trong thời gian qua đã phải chịu khoảng lỗ lớn. Nguyên nhân là do những vướng mắc trong khâu chế biến và xuất nhập khẩu cá tra vẫn chưa được nhà nước giải quyết triệt để, không những nông dân mà các doanh nghiệp đều điêu đứng. Giá cả cá xuất ao có lúc thấp hơn cả giá thành sản xuất cá, trong khi chi phí nuôi trồng là một khoản rất lớn, người dân cũng phải đành chịu thiệt hại nặng. Chi phí để nuôi cá thường lớn hơn nhiều so với các lĩnh vực ngành nghề nông nghiệp khác và thường có rủi ro cao, vì thế mà khi gặp rủi ro người dân không thể trả nợ cho Ngân hàng được, nhiều khách hàng còn có mong muốn Ngân hàng khoanh nợ để có thể tiếp tục với nghề nuôi cá.

Thu mua lương thực

Trong giai đoạn từ năm 2013 tới những tháng đầu năm 2014, như đã nói tình hình tiêu thụ lúa gạo, thủy sản gặp khó khăn không những các hộ sản xuất mà các doanh nghiệp, thương lái thu mua cũng gặp khó khăn. Những tác động xấu của thời tiết ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu mua lúa trên địa bàn. Vụ hè thu năm 2013, do tình hình mua lớn, kéo dài kèm theo gió to khiến nhiều cánh đồng lúa chín ngập úng, lúa đỗ, gây khó khăn cho việc thu hoạch bằng cơ giới cũng như phơi sấy, bảo quản lúa sau thu hoạch. Bên cạnh đó, quá trình thu mua cá trên địa bàn diễn ra không thuận lợi do thị trường không ổn định, giá cả bấp bênh, tồn kho nhiều nên nhiều thương lái hạn chế thu mua. Trước tình hình đó mà nợ xấu cho vay thu mua lương thực tăng lên vào năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. Năm 2011, số nợ xấu này là 2.176 triệu đồng, năm 2012 số nợ xấu đã tăng thêm 663

72

triệu đồng (tăng 30,47%), năm 2013 tiếp tục tăng thêm 40,93% so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 tăng mạnh, tăng 72,82% so với cùng kỳ năm 2013.

Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

Cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản là lĩnh vực có nợ xấu thấp, tuy nhiên lại có sự biến động mạnh vào đầu năm 2014. Năm 2011, số nợ xấu là 1.203 triệu đồng, đến năm 2012 số nợ xấu giảm mạnh còn 15 triệu đồng và năm 2013 thì không còn khoản nợ xấu này, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu lĩnh vực này lại tăng mạnh, số nợ xấu là 22.334 triệu đồng do tình hình thu nợ những tháng cuối năm 2013 giảm mạnh kéo theo là nợ xấu đầu năm 2014 tăng mạnh. Tình hình thời tiết xấu trong các vụ lúa năm 2013, ảnh hưởng lớn đến quá trình bảo quản nông sản. Nhiều hộ nông dân và cơ sở sản xuất còn thu hoạch và chế biến, bảo quản nông sản theo phương pháp thủ công, năng lực nghiên cứu và chế tạo máy móc cho bảo quản và chế biến nông sản còn hạn chế, cho nên khi gặp phải điều kiện khí hậu khắc nghiệt thì gây khó khăn cho công tác bảo quản, chế biến, vì vậy tổn thất giá trị các loại nông sản sau thu hoạch là khá lớn, nhiều loại nông sản hư hỏng, giá trị giảm sút, bán ra thị trường chậm. Những tác nhân trên đã làm cho tình hình nợ xấu lĩnh vực này đầu năm 2014 tăng mạnh so với các năm trước.

Phát triển ngành nghề nông thôn

Cho vay phát triển ngành nghề nông thôn là lĩnh vực có số nợ xấu tương đối thấp. Năm 2011, số nợ xấu cho vay phát triển ngành nghề nông thôn là 3.472 triệu đồng, năm 2012 tăng 61,58% so với năm 2011, ngược lại năm 2013 có sự giạm mạnh 77,70% so với năm 2012, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2014 lại có sự tăng trở lại của các khoản nợ xấu này (tăng 6.370 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2013. Người dân hoạt động sản xuất trong các ngành nghề này vay vốn tương đối ít hơn so với các lĩnh vực khác, nợ xấu có phần nhỏ hơn và có cùng chiều hướng tăng vào đầu năm 2014. Các ngành nghề nông thôn được sự đầu tư phát triển của Thành phố, tuy nhiên bên cạnh các thành công của ngành thì vẫn còn không ít khó khăn mà huyện đang phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Các làng nghề trên địa bàn có nguồn kinh phí cho hoạt động còn hạn chế, chủ yếu là vay vốn sản xuất, do đó việc đầu tư máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm còn chậm tiến triển. Bên cạnh đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn còn tồn tại nhiều khó khăn, do sự cạnh tranh của các mặt hàng cùng loại được sản xuất từ công nghệ hiện đại của các nước trong khu vực.

Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất; trình độ kiến thức và tay nghề của người lao động trong các làng nghề còn hạn chế. Đặc biệt là với những tác động của nền kinh tế từ năm 2013 đến những tháng đầu năm 2014 vẫn còn nhiều khó khăn, ngành nghề nông thôn trên địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là chi phí sản xuất đầu vào và thị trường tiêu thụ. 6 tháng đầu năm 2014, các sản phẩm của làng nghề sản xuất ra gặp khó khăn về

73

mặt tiêu thụ và giá cả thấp, cho nên hoạt động thu nợ của các cán bộ Agribank – CN Cần thơ vẫn còn chậm chạp, dẫn đến số nợ xấu đầu năm 2014 tăng mạnh.

Ngành khác

Nợ xấu của các lĩnh vực khác cũng tương đối cao trong thời gian qua. Năm 2011, số nợ xấu này là 22.422 triệu đồng, năm 2012 và 2013 có chiều hướng giảm nhẹ so với năm 2011. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng trở lại của nợ xấu này. Trong đó nợ xấu tăng ở khoản nợ cho vay đánh bắt hải sản và các khoản nợ khác. Số nợ xấu này có chiều hướng tăng giảm như các khoản nợ xấu khác trong cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng do chịu cùng các tác động từ nên kinh tế trong nước và địa bàn Thành phố Cần Thơ.

4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)