Phân tích doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, sản xuất nông nghiệp nông thôn chủ yếu tập trung ở các huyện ngoại thành, nhiều nhất là các huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Ô Môn, Phong Điền, các hộ sản xuất ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng, kết hợp nhiều loại hình trồng trọt chăn nuôi trên cùng diện tích. Mục tiêu xậy dựng nông thôn mới được chính quyền địa phương chú trọng phát triển, diện mạo nông thôn mới tại các huyện này ngày càng được mở rộng. Đường giao thông xây dựng nhiều hơn, cầu cống bê tông được xây dựng nhiều nơi, nhiều ngôi nhà mới được mọc lên, ruộng lúa hoa màu tươi tốt, đời sống người dân ngày càng khấm khá.

Đó là kết quả sự nổ lực đầu tư phát triển của Thành phố trong thời gian qua và sự tiếp vốn của các NHTM, quan trọng nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ. Trong thời gian qua doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank – CN Cần Thơ tăng dần qua các năm, điều kiện cho vay ngày càng mở rộng hơn, lãi suất cho vay ưu đãi, người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn.

Cho vay kinh tế nông nghiệp nông thôn chủ yếu là cho vay hộ gia đình và cá nhân sản xuất kinh doanh. Nông nghiệp nông thôn có nhu cầu lớn về vốn để mua sắm các tư liệu sản xuất kinh doanh quan trọng như máy móc thiết bị dùng trong nông nghiệp, giống, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phương tiện vận tải và nhiều nhu cầu vốn khác cho sản xuất các loại sản phẩm nông lâm, thủy sản.

58

Bảng 4.5 Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ. Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Sản xuất nông nghiệp 578.647 753.647 810.064 478.804 425.790 175.000 30,24 56.417 7,49 (53.014) (11,07) Nuôi trồng thủy sản 697.573 770.713 706.793 320.177 428.097 73.140 10,48 (63.920) (8,29) 107.920 33,71 Thu mua lương thực 1.180.614 1.316.256 1.464.163 796.279 804.669 135.642 11,49 147.907 11,24 8.390 1,05 Chế biến, bảo quản

nông, lâm, thủy sản 1.034.443 1.343.118 443.520 425.021 231.167 308.675 29,84 (899.598) (66,98) (193.854) (45,61) Phát triển

ngành nghề nông thôn 118.235 233.502 271.132 267.887 128.938 115.267 97,49 37.630 16,12 (138.949) (51,87) Ngành khác 1.620.553 1.976.045 3.117.436 1.174.063 1.272.295 355.492 21,94 1.141.391 57,76 98.232 8,37

Tổng 5.230.065 6.393.281 6.813.108 3.462.231 3.290.956 1.163.216 22,24 419.827 6,57 (171.275) (4,95)

59

Giai đoạn năm 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khu vực nông nghiệp nông thôn đều chịu ảnh hưởng của các tác động từ nền kinh tế.Tuy nhiên qua thực tế Ngân hàng cho thấy, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn duy trì tốc độ phát triển và có sự tăng trưởng qua các năm so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.

Cụ thể, năm 2011 tín dụng lĩnh vực này đạt 5.230.065 triệu đồng, tăng 13,8% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 6.393.281 triệu đồng tăng 22,24% so với năm 2011. Năm 2013 con số này là 6.813.108 triệu đồng tăng 6,57% so với năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 3.290.956 triệu đồng, giảm nhẹ 4,96% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2011, cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 75,15% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2012 tỷ lệ này là 78,14% và năm 2013 là 78,68%.

Sản xuất nông nghiệp

Cho vay để sản xuất nông nghiệp gồm có trồng trọt và chăn nuôi được duy trì và phát triển với nguồn vốn cung ứng ổn định và có chiều hướng tăng lên. Năm 2011, doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp đạt 578.647 triệu đồng và có chiều hướng tăng vào các năm tiếp theo. Cho vay để sản xuất cây lương thực chiếm phần lớn doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp của Ngân hàng, bên cạnh đó là cho vay để người dân chăm sóc cây cà phê. Các hộ nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu là trồng lúa, các loại hoa màu, mè, đậu,… chăn nuôi gồm nhiều loại gia súc và gia cầm cũng tương tự như các tỉnh ĐBSCL. Trồng trọt và chăn nuôi là các ngành tương đối ổn định qua các năm, sản xuất theo mùa vụ ổn định, quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Do đặc điểm kinh doanh như trên, nên lượng vốn vay từ Ngân hàng qua các năm của người dân tương đối ổn định.

Nuôi trồng thủy sản

Chăn nuôi thủy sản trong nhiều năm qua trên địa bàn các huyện của Thành phố ngày càng mở rộng. Nhiều hộ nông dân ngoài sản xuất các vụ lúa còn đầu tư nhiều vào nuôi trồng thủy sản để tăng thêm thu nhập đáng kể. Trên địa bàn ngày càng xuất hiện thêm nhiều hộ nông dân nuôi trồng thủy sản, họ nuôi cá lóc, cá tra, cá chép, cá mè, cá điêu hồng,…các năm gần đây còn xuất hiện nhiều hộ trên địa bàn nuôi lươn theo mô hình mới đó là nuôi lươn không bùn. Nuôi trồng thủy sản có tỷ suất sinh lời cao so với việc sản xuất nông nghiệp truyền thống, góp phần làm tăng thu nhập và khá giả nhanh hơn. Tuy nhiên, việc nuôi trồng các loại thủy sản tương đối khó khăn, cần nhiều kỹ thuật, tay nghề và chi phí đầu tư là tương đối lớn. Trong các năm qua, doanh số cho người dân vay nuôi trồng thủy sản của Agribank chi nhánh Cần Thơ khá lớn, đáp ứng nhu cầu vốn thiết yếu cho người dân. Năm 2011, doanh số cho vay nuôi trồng thủy sản là 697.573 triệu đồng, và nhìn chung có chiều hướng tăng vào các năm tiếp theo.

60

Thu mua lương thực

Cho vay để thu mua lương thực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng. Năm 2011, doanh số cho vay thu mua lương thực của Ngân hàng đạt 1.180.614 triệu đồng và tăng dần qua các năm sau. Các doanh nghiệp và thương lái trên địa bàn chủ yếu là thu mua lúa gạo và các loại thủy sản, vật nuôi, bên cạnh đó là thu mua các mặt hàng của các làng nghề nông thôn sản xuất ra và các loại hoa màu. Hoạt động thu mua lương thực luôn cần một khoản vốn rất lớn để thu mua hàng loạt các sản phẩm nông nghiệp của nhiều hộ nông dân khi tới mùa thu hoạch, do đó mà doanh số cho vay lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Tuy nhiên, quá trình thu mua lương thực trên địa bàn thành phố thời gian qua cũng gặp không ít khó khăn. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế từ năm 2011 đến nay, giá cả bắp bênh, nhiều loại sản phẩm nông nghiệp, thủy sản thu hoạch có giá thấp cùng với thị trường tiêu thu hạn chế đã ảnh hưởng xấu đến quá trình thu mua cũng như người sản xuất. Hàng tồn kho của các doanh nghiệp thu mua nhiều do đó họ e dè khi thu mua với số lượng lớn và giá cả thấp không sốt như thời điểm các năm trước.

Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

Doanh số cho vay chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay NNNT của Ngân hàng qua các năm. Doanh số cho vay chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản năm 2011 đạt 1.034.443 triệu đồng, tăng thêm 29,84% vào năm 2012, tuy nhiên lại giảm mạnh vào năm 2013 (giảm 899.598 triệu đồng so với năm 2012) và tiếp tục giảm vào 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân của sự sụt giảm trong doanh số cho vay này là do từ những năm 2013, doanh ngiệp và người sản xuất nông nghiệp không phải tốn nhiều chi phí cho việc bảo quản và chế biến nông sản khi áp dụng công nghệ mới. Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa làm quá trình thu hoạch của người dân nhanh hơn, không cần tốn nhiều nhân công như trước kia và sau khi thu hoạch bán ngay trên cánh đồng, do đó các hộ sản xuất không cần phải tốn nhiều chi phí cho thu hoạch và bảo quản nông sản như trước kia. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ mới trong chế biến và bảo quản nông, thủy sản được nghiên cứu và đưa vào sử dụng đã giúp các doanh nghiệp chế biến và bảo quản nông, thủy sản thời gian lâu hơn, chất lượng hơn và tiết kiệm được khoản chi phí lớn. Những tác động trên đã phần nào làm nhu cầu vốn về chế biến và bảo quản nông sản của người dân giảm đi so với các năm trước đây.

Phát triển ngành nghề nông thôn

Thành phố Cần Thơ hiện đang nổ lực thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên khắp các quận huyện. Các ngành nghề nông thôn từ đó cũng đặc biệt chú trọng phát triển. Trên địa bàn các huyện của Thành phố các ngành nghề nông thôn được đẩy mạnh đầu tư như sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ thủy tinh, cơ khí và hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng và vận tải nông thôn, chế

61

biến bảo quản nông lâm thủy, hải sản trong các làng nghề. Tuy là doanh số cho vay thành phần kinh tế này không cao (năm 2011 đạt 118.235 triệu đồng), nhưng trong các năm qua lượng vốn của Chính quyền địa phương hỗ trợ cùng nguồn vốn từ Ngân hàng cung cấp trong lĩnh vực này có sự gia tăng.

Ngành khác

Ngoài các thành phần kinh tế trên Ngân hàng còn cho các hộ sản xuất và cá nhân vay để thu mua cà phê, đánh bắt hải sản, làm đường nông thôn, xây dựng trạm điện,… Doanh số cho vay các lĩnh vực khác giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 tăng dần qua các năm.

Tín dụng của Ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chủ yếu là tín dụng ngắn hạn và các khoản tín dụng này thường nhỏ lẻ. Bởi vì hoạt động trong lĩnh vực này có tính mùa vụ, thời gian hoàn vốn nhanh. Tuy nhiên thì cho vay trong lĩnh vực này cũng phải chịu nhiều rủi ro, vì hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết, thiên tai dịch bệnh và giá cả. Vì vậy mà rủi ro tín dụng lĩnh vực này gắn với yếu tố khách quan nhiều hơn là chủ quan.

4.3.2 Phân tích tình hình thu nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng

Tín dụng nông nghiệp nông thôn chủ yếu là ngắn hạn cho nên thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng tương đối nhanh. Trong thời gian qua, song song với việc doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng theo chiều hướng tăng lên. Năm 2011, doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn đạt 4.593.321 triệu đồng, năm 2012 con số này là 5.593.791 triệu đồng tăng 21,78% so với năm 2011, sang năm 2013 doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn tăng thêm 575.723 triệu đồng (tăng 10,29%) so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng có phần giảm nhẹ (giảm 3,94%) so với cùng kỳ năm 2013.

Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn cũng chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Năm 2011 doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn chiếm tới 74,44% trong tổng doanh số thu nợ, tỷ số này tăng liên tiếp ở các năm tiếp theo năm 2012 là 77,95%, 2013 là 78,69%. Ta thấy, thu từ hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn là nguồn thu quan trọng của Agribank - CN Cần Thơ, đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng, hơn nữa các dòng vốn Ngân hàng giải ngân cho lĩnh vực này trong ngắn hạn chiếm đa số nên thu hồi vốn về nhanh hơn giúp dòng tiền trong Ngân hàng lưu thông tốt và hiệu quả.

Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp luôn là thành phần quan trọng trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này là những con số tương đối lớn, có chiều hướng tăng và ít biến động

62

Bảng 4.6 Doanh số thu nợ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ. Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Sản xuất nông nghiệp 509.026 633.860 710.211 393.033 413.154 124.834 24,52 76.351 12,05 20.121 5,12 Nuôi trồng thủy sản 721.155 685.513 678.014 341.020 352.206 (35.642) (4,94) (7.499) (1,09) 11.186 3,28 Thu mua lương thực 1.033.105 1.216.444 1.374.143 706.529 582.221 183.339 17,75 157.699 12,96 (124.308) (17,59) Chế biến, bảo quản

nông, lâm, thủy sản 902.626 1.018.688 609.885 389.392 157.122 116.062 12,86 (408.803) (40,13) (232.270) (59,65) Phát triển

ngành nghề nông thôn 108.520 185.249 425.394 319.979 50.144 76.729 70,70 240.145 129,63 (269.835) (84,33) Ngành khác 1.318.889 1.854.037 2.371.867 1.007.158 1.477.776 535.148 40,58 517.830 27,93 470.618 46,73

Tổng 4.593.321 5.593.791 6.169.514 3.157.111 3.032.623 1.000.470 21,78 575.723 10,29 (124.488) (3,94)

63

qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ cho vay sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 509.062 triệu đồng, năm 2012 đạt 633.860 triệu đồng tăng 24,52% so với năm 2011, năm 2013 đạt 710.211 triệu đồng tăng 12,05% so với năm 2012, những tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ cho vay sản xuất nông nghiệp có chiều hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2013. Cần Thơ là một trong các vùng có thế mạnh về nông nghiệp, chuyên sản xuất, cung ứng các loại lương thực, thực phẩm cung ứng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua tương đối ổn định và có chiều hướng mở rộng. Việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp trên khắp các huyện của vùng từ đầu năm 2013 đã tạo điều kiện thuận hơn nữa trong sản xuất cũng như thu hoạch và bảo quản nông sản của vùng. Nhờ những điều kiện tốt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập người dân ổn định và có chiều hơn tăng nhờ đầu tư vốn hiệu quả vào các phương pháp sản xuất kinh doanh truyền thống và mô hình sản xuất đổi mới.

Nuôi trồng thủy sản

Chiếm tỷ trọng khá cao, doanh số thu nợ trong cho vay nuôi trồng thủy sản có sự giảm nhẹ trong giai đoạn trên. Năm 2011, doanh số thu nợ này đạt 721.155 triệu đồng, năm 2012 và 2013 doanh số thu nợ trong thành phần kinh tế này có sự giảm nhẹ so với năm trước đó, đến 6 tháng đầu năm 2014 có sự tăng nhẹ trở lại so với cùng kỳ năm 2013. Từ năm 2013, Thành phố Cần Thơ đã và đang nổ lực tăng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn các quận, huyện của Thành phố, trong đó diện tích để nuôi cá tra chiếm phần lớn trong diện tích nuôi trồng thủy sản. Để đạt được năng suất cao trong việc nuôi trồng thủy sản, thời gian qua Ngân hàng Agribank chi nhánh Cần Thơ tiếp nguồn vốn lớn cho nông dân kết hợp với việc Thành phố tăng cường tập huấn các kỹ thuật nuôi trồng cần thiết của nhiều loại cá và tôm trên địa bàn. Chính quyền địa phương đã từng bước hoàn thiện hạ tầng thủy lợi phục vụ cho việc nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển con giống thủy sản, nâng cao lượng giống sạch bệnh và giống đã được cải thiện tốt về mặt di truyền để đáp ứng nhu cầu tại địa phương và các tỉnh khác. Chính quyền địa phương còn vận động người dân thay đổi phương pháp nuôi cá cũ, giảm mật độ thả cá trong ao và hạn chế dùng thuốc kháng sinh, nhờ đó mà chất lượng và số lượng cá thu hoạch ngày càng cải thiện, hạn chế tình trạng thua lỗ nặng, bán được giá cao, người dân hoàn vốn đầu tư và thu được lợi nhuân, sản phẩm thu hoạch cung ứng lượng nguyên liệu đáng kể cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu.

Thu mua lương thực

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)