Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng
Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng nông nghiệp nông thôn của Agribank – CN Cần Thơ, ta thấy doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ đạt doanh số khá lớn và tăng dần qua các năm, tuy nhiên nợ xấu của Ngân hàng cũng không nhỏ đặc biệt là từ đầu năm 2014. Để đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn cụ thể hơn, ta tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 thông qua các chỉ tiêu sau : dư nợ NNNT/tổng vốn huy động, dư nợ NNNT/tổng dư nợ, hệ số thu nợ NNNT, nợ xấu NNNT/dư nợ NNNT, vòng quay vốn tín dụng NNNT, thời gian thu hồi nợ NNNT, dư nợ NNNT/cán bộ tín dụng.
Qua đánh giá đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả tín dụng nông nghiệp nông thôn cũng như hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng.
4.4.1 Dư nợ nông nghiệp nông thôn trên tổng vốn huy động
Tỷ số này cho biết quy mô sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng. Tỷ số này quá cao hay quá thấp đều không tốt đối với hoạt động của Ngân hàng. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, chứng tỏ nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng hoạt động cho vay, khi đó Ngân hàng sẽ xin điều chuyển vốn từ hội sở để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phải trả một khoản lãi từ việc vay vốn Ngân hàng cấp trên cao hơn nguồn vốn huy động từ trong người dân. Ngược lại, nếu tỷ số này nhỏ hơn một, cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, nguồn vốn Ngân hàng ứ động và phải trả lãi cho khoản chi phí này, khi đó Ngân hàng sẽ tìm các kênh đầu tư khác như trái phiếu chính phủ để bù đắp chi phí.
74
Bảng 4.9 : Các chỉ số đánh giá tín dụng nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ.
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6/2013 6/2014
Tổng VHĐ Triệu đồng 2.149.276 2.913.729 3.692.941 3.287.497 4.030.587
Tổng dư nợ Triệu đồng 4.028.162 5.034.343 5.854.049 5.438.919 6.236.833
Danh số cho vay NNNT Triệu đồng 5.230.065 6.393.281 6.813.108 3.462.231 3.290.956 Danh số thu nợ NNNT Triệu đồng 4.593.321 5.593.791 6.169.514 3.157.111 3.032.623
Dư nợ NNNT Triệu đồng 3.194.124 3.993.614 4.637.208 3.964.991 4.223.324
Dư nợ NNNT bình quân Triệu đồng 2.890.571 3.593.869 4.315.411 3.812.431 4.094.158
Nợ xấu NNNT Triệu đồng 109.415 96.800 90.468 91.836 176.531
Tổng nhân viên tín dụng Nhân viên 87 87 88 88 88
Dư nợ NNNT/Tổng VHĐ % 148,61 137,06 125,57 120,61 104,78
Dư nợ NNNT/Tổng dư nợ % 79,29 79,33 79,21 72,90 67,72
Hệ số thu nợ NNNT lần 0,88 0,88 0,91 0,91 0,92
Nợ xấu NNNT/Dư nợ NNNT % 3,43 2,42 1,95 2,32 4,18
Vòng quay vốn tín dụng NNNT Vòng 1,59 1,56 1,43 0,83 0,74
Thời gian thu hồi nợ NNNT Ngày 227 231 252 435 486
Dư nợ NNNT/Tổng nhân viên tín dụng Triệu đồng 36.714 45.904 52.696 45.057 47.992 Nguồn : Phòng kế hoạch tổng hợp NHNo & PTNT CN Cần Thơ
75
Qua bảng 4.9 ta thấy, tỷ số này luôn lớn hơn 1 qua các năm và có chiều hướng giảm xuống. Năm 2011 tỷ số này là 148,61%, năm 2012 giảm nhẹ còn 137,06% và tiếp tục giảm còn 125,57% vào năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số này là 104,78%. Trong giai đoạn trên, hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn của Agribank – CN Cần Thơ tăng trưởng khá cao, nguồn vốn huy động của Ngân hàng khổng đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó, Ngân hàng đã vay vốn từ Ngân hàng hội sở với số lượng lớn. Năm 2011, vay Ngân hàng cấp trên là 2.028.979 triệu đồng và tăng nhẹ vào các năm kế tiếp. Bước qua năm 2012, 2013 và những tháng đầu năm 2014, tình hình huy động vốn của Ngân hàng gia tăng nhanh, năm sau huy động nhiều hơn năm trước, do đó tỷ số này có chiều hướng giảm xuống qua các năm. Tuy nhiên thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn không kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng vẫn phải vay nhiều vốn từ Ngân hàng cấp trên và phải trả khoản lãi cao cho nguồn vốn đó.
Trước tình hình thiếu hụt vốn huy động này, Ngân hàng cần đa dạng các dịch vụ huy động vốn hơn để thu hút khách hàng gửi tiền. Qua đó, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng nông nghiệp nông thôn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
4.4.2 Dư nợ nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ
Tỷ số dư nợ NNNT trên tổng dư nợ cho biết tỷ trọng của dư nợ nông nghiệp nông thôn trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Tỷ số này càng cao cho thấy mức độ đầu tư vào hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn càng cao.
Chỉ tiêu này tương đối ổn định từ năm 2011 đến năm 2013 và có chiều hướng giảm vào 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Năm 2011 tỷ số này đạt 79,30% và tiếp tục tăng nhẹ vào các năm tiếp theo, 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số này đạt 67,72% thấp hơn 5,18% so với cùng kỳ năm 2013. Agribank – CN Cần Thơ hiện là Ngân hàng chủ lực trong hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn ngày càng được mở rộng. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có đặc điểm là sản xuất theo mùa vụ, thời gian hoàn vốn nhanh, nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn là nhiều, hơn nữa lãi suất cho vay ngắn hạn giảm mạnh từ năm 2013 nên người dân có nhu cầu vay vốn nhiều hơn trước. Cho nên trong thời gian qua dư nợ nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng.
4.4.3 Hệ số thu nợ nông nghiệp nông thôn
Thông qua chỉ tiêu này để đánh giá công tác thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng. Hệ số này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng hiệu quả. Qua bảng 4.9 ta thấy, hệ số thu nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng tương đối cao, ổn định và tăng dần qua các năm. Năm 2011, hệ số này đạt 0,88 có nghĩa là 1 đồng Ngân hàng đem cho vay nông nghiệp nông thôn sẽ thu về được 0,88 đồng. Hệ số này năm 2012 là 0,88, năm 2013 đạt 0,91 và 6
76
tháng đầu năm 2014 đạt 0,92. Qua hệ số trên cho thấy, công tác thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua của Ngân hàng hiệu quả. Những chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Thành phố Cần Thơ cùng với nguồn vốn tín dụng với lãi suất thấp từ Ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất trong nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Người dân mạnh dạng hơn trong sản xuất kinh doanh, kết hợp nhiều mô hình nuôi trồng và gia tăng sản xuất, góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. Hơn nữa trong quá trình sản xuất, nếu người dân không trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng, Ngân hàng có thể cho các hộ nông dân gia hạn nợ hoặc khoanh nợ nhằm tiếp tục hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận và trả cho Ngân hàng. Sự kết nối giữa Ngân hàng và các khách hàng nông nghiệp nông thôn ngày càng vững chắc, các khoản cho vay được đầu tư hiệu quả, do vậy các khoản thu hồi nợ về Ngân hàng có chiều hướng tăng dần qua các năm.
4.4.4 Nợ xấu nông nghiệp nông thôn trên dư nợ nông nghiệp nông thôn Nợ xấu là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp nông thôn trên dư nợ nông nghiệp nông thôn phản ánh độ rủi ro cũng như chất lượng hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng.
Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn càng hiệu quả.
Trong thời gian qua Ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu nông nghiệp nông thôn trên dư nợ nông nghiệp nông thôn là tương đối cao, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn được giữ ở mức hợp lý và có chiều hướng giảm dần qua các năm 2011 đến năm 2013.
Năm 2011, tỷ lệ này là 3,43%, năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 2,42% và năm 2013 tiếp tục giảm nhẹ còn 1,95%. Qua đó cho thấy những nổ lực của Ngân hàng trong quá trình kiểm soát và thu hồi nợ. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các hộ sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro thị trường và rủi ro về khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, nên việc không thể trả nợ cho Ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Từ năm 2012 với những cố gắng gia tăng sản xuất, đầu tư sâu và kiểm soát chi phí, người dân đầu tư hiệu quả hơn và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng. Vì thế mà tỷ lệ này có chiều hướng giảm trong thời gian qua. Tuy vậy, nợ xấu là có động thái tăng mạnh trở lại vào 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số nợ xấu nông nghiệp nông thôn trên dư nợ nông nghiệp nông thôn tăng lên tới 4,18%. Đây cũng là do tác động từ nền kinh tế chung và những khó khăn về điều kiện sản xuất trên địa bàn khiến cho quá trình thu nợ của Ngân hàng trì trệ, sinh ra nhiều nợ xấu. Từ giữa năm 2013 đến đầu năm 2014, tình hình tiêu thụ các loại nông sản, thủy sản, hàng thủ công, mỹ nghệ trên địa bàn gặp khó khăn, phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm của các nước khác. Vụ lúa đông xuân năm 2013, bên cạnh những kết quả đạt được thì gặp không ít khó khăn do thời tiết, giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Những tháng đầu năm 2014, người nông dân thu hoạch với sản lượng lúa cao tuy nhiên lại mất giá, bên cạnh đó nhiều hộ chăn nuôi thủy sản trên địa bàn phải tạm dừng chăn nuôi do giá cả đầu vào tăng cao, đầu ra thấp, tình hình dịch bệnh, do đó không thể trả khoản nợ
77
Ngân hàng còn thiếu trước đó. Những tác động trên đã làm cho nợ xấu đầu năm 2014 tăng cao trở lại.
Hiện các NHTM trên địa bàn không riêng gì Agribank Cần Thơ đối mặt với vấn đề nợ xấu gia tăng trở lại vào đầu năm 2014, nhất là thông tư 02 có hiệu lực từ giữa năm 2014. Do đó Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản cho vay, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn, giảm nợ xấu mức thấp nhất có thể, để hoạt động của Ngân hàng bền vững hơn nữa trong tương lai.
4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn
Vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn là chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn nông nghiệp nông thôn trong Ngân hàng. Chỉ tiêu này thể hiện thời gian thu hồi về các khoản dư nợ nông nghiệp nông thôn là nhanh hay chậm.
Hiện chỉ tiêu này không có quy định đạt được bao nhiêu là hợp lý. Tùy theo đặc thù kinh doanh riêng của từng ngân hàng trên địa bàn và đặc điểm của nền kinh tế mà đánh giá sự hợp lý của chỉ tiêu này. Tuy vậy, chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng nhất định đối với chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Dựa vào bảng 4.9, nhìn chung thì vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng đang có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2011, hệ số này 1,59 vòng, năm 2012 giảm còn 1,57 vòng và là 1,43 vòng vào năm 2013. Số vòng quay này tiếp tục giảm mạnh vào 6 tháng đầu năm 2014 còn 0,74 vòng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013. Thời gian thu hồi nợ tăng lên trong khi đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề nông thôn có tính thời vụ, thời gian hoàn vốn nhanh, đây là tín hiệu đáng lo ngại đối với Agribank – CN Cần Thơ.
Trước tình hình giảm đi của số vòng quay vốn nông nghiệp cũng như việc thu nợ của Ngân hàng ngày càng kéo dài hơn. Ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa chất lượng tín dụng trong cho vay nông nghiệp nông thôn.
4.4.6 Thời gian thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả công tác thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn của ngân hàng. Đây là số ngày trung bình của vòng quay vốn tín dụng nông nghiệp nông thôn của ngân hàng.
Thời gian thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng tăng dần qua các năm tương ứng với số vòng quay vốn giảm đi trong giai đoạn trên. Năm 2011, thời gian thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn là 227 ngày, tăng dần qua các năm 2012 và năm 2013, đến 6 tháng đầu năm 2014 số ngày thu hồi nợ nông nghiệp nông thôn bình quân tăng thêm 51 ngày so với cùng kỳ năm 2013. Thời gian thu hồi được nợ đã giải ngân cho khách hàng ngày càng kéo dài ra, thu nhập của khách hàng không kịp thời trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên thời gian thu hồi có chậm hơn, thì Ngân hàng cũng được lợi từ các khoản lãi mà khách hàng trả và hạn chế được việc ứ động vốn so với việc khách hàng tất toán cho Ngân hàng
78
sớm hơn dự định, nhất là trong chiều hướng tăng trưởng tín dụng thấp toàn hệ thống ngân hàng từ năm 2013 như hiện nay.
Thời gian thu hồi vốn nông nghiệp nông thôn kéo dài vừa mang lại nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng vừa đem lại nhiều mặt lợi ích trong cái rủi ro đó. Dù vậy, Ngân hàng cũng cần phải nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, kiểm soát quá trình thu nợ để Ngân hàng có thể rút ngắn thời gian thu nợ trong thời gian tới.
4.4.7 Dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng
Dư nợ nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng có nghĩa là mỗi nhân viên tín dụng trong Ngân hàng sẽ quản lý trung bình bao nhiêu khoản dư nợ nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng. Việc quản lý nhiều hay ít còn tùy theo khả năng nghiệp vụ của từng nhân viên tín dụng, từ đó mà Ngân hàng đưa ra cách sắp xếp hợp lý về việc quản lý dư nợ.
Dư nợ nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng trong thời gian qua của Agribank – CN Cần Thơ có chiều hướng tăng dần. Năm 2011, số dư nợ nông nghiệp nông thôn trên cán bộ tín dụng đạt 36.714 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm trung bình 9.190 triệu đồng trên mỗi nhân viên tín dụng, và tiếp tục tăng thêm 6.792 triệu đồng trên mỗi nhân viên tín dụng vào năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014, số dư nợ nông nghiệp nông thôn mà mỗi cán bộ tín dụng phải quản lý là 47.992 triệu đồng tăng 6,51% so với cùng kỳ năm trước. Việc không ngừng tăng số dư nợ nông nghiệp nông thôn trên mỗi cán bộ tín dụng như trên sẽ làm tăng gánh nặng quản lý cũng như tăng áp lực về chạy đua doanh số cho mỗi nhân viên tín dụng trong Ngân hàng. Việc tăng dư nợ trên nhân viên tín dụng sẽ làm giảm bớt chi phí trong Ngân hàng, góp phần làm tăng lợi nhuận, tuy nhiên công việc quá nhiều có thể sẽ dẫn đến giảm hiệu quả trong công việc, ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Do đó, trong thời gian qua Ngân hàng đã tiến hành nhiều đợt tập huấn cho nhân viên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và tăng thêm lương, các phụ cấp cho nhân viên để động viên và khai thác năng lực làm việc của họ. Tuy vậy, việc mỗi nhân viên tín dụng phải quản lý quá nhiều dư nợ cũng có nhiều mặt hạn chế, vì vậy việc bổ sung thêm nhân sự trong tương lai là điều rất cần thiết đối với Ngân hàng.
79