Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động chính tạo ra thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Cho vay của NHTM, nói rộng ra là tín dụng NHTM là một lĩnh vực phức tạp và biến động theo sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ổn định và kinh tế phát triển, doanh số cho vay của NHTM thường tăng nhanh và các loại hình cho vay càng đa dạng. Hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ nói riêng thì khu vực cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ nguyên nhân thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn bởi sự biến động của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của ngân hàng một mặt là hình thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, chỉ có hoạt động cho vay mới có thể bù đáp nhiều khoản chi phí của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận, mặt khác khi ngân hàng cho vay ra nền kinh tế, chuyển tiền từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế. Từ đó thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập người dân trong nền kinh tế.
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là đánh giá hoạt động tín dụng. Từ đó xem xét những mặt làm được và những thiếu sót, bất
52
cập trong quá trình hoạt động để đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới. Hoạt động cho vay được đánh giá dựa vào bốn chỉ tiêu cơ bản : Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng. Doanh số cho vay trong một kỳ hạn nhất định là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong thời gian đó. Doanh số cho vay thể hiện tình trạng hoạt động của ngân hàng cũng như nhu cầu vốn trong nền kinh tế.
Qua bảng 4.4, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng liên tục. Năm 2012, doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 8.182.219 triệu đồng, tăng 17,56% so với năm 2011, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 89,11% trong tổng doanh số cho vay và tăng 13,73% so với năm trước. Agribank – CN Cần Thơ hiện là ngân hàng chủ đạo trong cho vay nông nghiệp và nông thôn, doanh số cho vay trong lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Ngân hàng. Khu vực kinh tế này có đặc điểm là ngắn hạn bởi vì có tính mùa vụ, thời gian đầu tư và hoàn vốn nhanh cho nên các khoản cho vay khu vực này đa số là ngắn hạn. Các khoản cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng chủ yếu tập trung là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và một phần trong cho vay nông nghiệp. Vì thế mà tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Từ năm 2012 nền kinh tế đã khắc phục được những bất ổn của năm 2011, lạm phát được đẩy lùi, trên địa bàn Thành phố ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiêp ngày càng mở rộng và đầu tư sâu hơn, cho nên nhu cầu vốn từ nền kinh tế tăng nhanh hơn so với năm vừa qua kéo theo là hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng mạnh hơn so với năm trước.
Chiều hướng này tiếp tục gia tăng vào năm 2013, trong năm này doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 8.659.643 triệu đồng tăng 5,83% so với năm 2012, trong đó tín dụng ngắn hạn tăng 8,00% so với năm trước và chiếm tỷ trọng cao hơn nữa trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Ngược lại, doanh số cho vay trung và dài hạn lại giảm 11,88% so với năm trước, cho thấy hoạt động cho vay khu vực doanh nghiệp của Ngân hàng trong năm này không được thuận lợi và thụt lùi tăng trưởng. Năm 2013 với tình hình chung của các NHTM trên địa bàn là tăng trưởng tín dụng “ì ạch”, nợ xấu tăng cao do hoạt động không hiệu quả của nhiều doanh nghiệp, các ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay doanh nghiệp, có
53
Bảng 4.4 Tình hình chung về tín dụng giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 tại NHNo&PTNT CN Cần Thơ Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2013/6T2014 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh số cho vay 6.959.888 8.182.219 8.659.643 4.389.480 4.338.702 1.222.331 17,56 477.424 5,83 (50.778) (1,16)
Ngắn hạn 6.411.255 7.291.290 7.874.553 3.967.204 4.013.318 880.035 13,73 583.263 8,00 46.114 1,16 Trung và dài hạn 548.633 890.929 785.090 422.276 325.384 342.296 62,39 (105.839) (11,88) (96.892) (22,95) Doanh số thu nợ 6.170.175 7.176.038 7.839.937 3.984.904 3.955.913 1.005.863 16,30 663.899 9,25 (28.991) (0,73) Ngắn hạn 5.708.575 6.751.084 7.365.447 3.741.492 3.687.370 1.042.509 18,26 614.363 9,10 (54.122) (1,45) Trung và dài hạn 461.600 424.954 474.490 243.412 268.543 (36.646) (7,94) 49.536 11,66 25.131 10,32 Dư nợ 4.028.162 5.034.343 5.854.049 5.438.919 6.236.833 1.006.181 24,98 819.706 16,28 797.914 14,67 Ngắn hạn 3.065.630 3.620.229 4.137.527 3.852.666 4.467.238 554.599 18,09 517.298 14,29 614.572 15,95 Trung và dài hạn 962.532 1.421.000 1.732.573 1.602.099 1.789.238 458.468 47,63 311.573 21,93 187.139 11,68 Nợ xấu 124.484 102.605 102.906 105.082 283.942 (21.879) (17,58) 301 0,29 178.860 170,21 Ngắn hạn 71.310 66.693 64.493 71.024 190.912 (4.617) (6.47) (2.200) (3,30) 119.888 168,80 Trung và dài hạn 43.071 35.912 38.413 34.058 93.030 (7.159) (16.62) 2.501 6,96 58.972 173,15
54
nhiều doanh nghiệp phá sản đem đến nhiều nợ xấu cho ngân hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn ngân hàng nhưng điều kiện không đủ. Tình hình trên kéo theo tăng trưởng tín dụng cho doanh nghiệp của ngân hàng giảm đi. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ cho vay chủ yếu là khu vực nông nghiệp, nông thôn nên tình hình trên chỉ làm giảm đi phần tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Có thể nói sự giảm đi của lãi suất trong năm 2013 và chính sách chú trọng đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn của Thành Phố đã tạo điều kiện thuận lợi để nhiều hộ nông dân được vay vốn của Ngân hàng nhiều hơn. Do đó mà tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2012.
Tình hình kinh tế trên địa bàn Thành phố những tháng đầu năm 2014 cũng tương tự như năm 2013 và chỉ phục hồi ở mức vừa phải, sức khỏe các doanh nghiệp còn hạn chế, rào cản nợ xấu chưa được giải quyết triệt để, lãi suất tiếp tục giảm xuống. Sáu tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay của Ngân hàng có phần sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước đó. Nguyên nhân là sự giảm mạnh trong doanh số cho vay trung và dài hạn (giảm 22,95%), trong khi doanh số cho vay ngắn hạn chỉ tăng ở mức độ chậm hơn (tăng 1,16%).
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ thể hiện số tiền mà ngân hàng thu về sau khi các khoản ngân hàng cho vay đến hạn trong một thời kỳ nhất định. Doanh số thu nợ càng cao thể hiện các khoản cho vay của ngân hàng được đầu tư hiệu quả và đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Ngân hàng có thu nợ được như kế hoạch hay không phụ thuộc rất nhiều vào các khách hàng vay nợ. Sau khi nhận được tiền giải ngân từ ngân hàng thì người vay có sử dụng vốn đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao hay không thì còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Cho nên khi nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, khu vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng bền vững, thì doanh số thu nợ của ngân hàng đạt được doanh số cao.
Doanh số thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014 nhìn chung có sự gia tăng cùng xu hướng với doanh số cho vay qua các năm của Ngân hàng. Năm 2011, doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt một con số khá cao đạt 6.170.175 triệu đồng, Năm 2012, doanh số thu nợ tăng lên thêm 16,30% và tốc tăng trưởng giảm đi vào năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ của Ngân hàng có phần sụt giảm hơn so với cùng kỳ năm trước (giảm nhẹ 0,73%).
Qua giai đoạn trên, doanh số thu nợ của Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ngày càng giảm. Kết quả hoạt động trên là do ảnh hưởng tình hình kinh tế trên địa bàn Thành phố chưa hồi phục hoàn toàn sau những khó khăn, thách thức. Tuy lãi suất Ngân hàng đã giảm để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhưng trong thời gian qua hoạt động các doanh nghiệp chưa được khởi sắc lắm do nhu cầu tiêu dùng của người dân hạn chế, hàng tồn kho nhiều,… Do đó một số doanh nghiệp
55
không có đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Hơn nữa trong thời gian qua, các hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên các huyện Cờ đỏ, Vĩnh Thạnh gặp khó khăn. Trong khi nhiều hộ giàu lên nhờ nuôi trồng thủy sản, thì một số hộ nuôi thủy sản không trúng mùa mà còn mất giá, khiến những hộ này không thể trả nợ cho Ngân hàng mà phải kéo dài một đến hai năm mới trả được số nợ đó. Những nguyên nhân trên đã khiến cho phần nào tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống.
Tuy tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ giảm xuống, nhưng tình hình thu nợ của Ngân hàng đã rất khả quan hơn các NHTM khác trên cùng địa bàn. Doanh số thu nợ của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước chủ yếu là tăng các khoản dư nợ ngắn hạn, thể hiện sự nổ lực hết mình của hệ thống các nhân viên trong Ngân hàng. Rút kinh nghiệm từ các khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng Ngân hàng đã nghiêm khắc hơn trong quá trình thẩm định khách hàng, thực hiện đúng quy trình tín dụng, lựa chọn những khách hàng đủ tiêu chuẩn. Hơn nữa hoạt động cho vay của Ngân hàng đa phần là cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hoạt động của các hộ nông dân trong thời gian qua ngày càng được chính quyền chú trọng phát triển hơn. Dịch vụ cho vay của Ngân hàng ngày càng dễ tiếp cận với người dân hơn và kèm nhiều chính sách ưu đãi cho lĩnh vực này, cho nên thu nhập của các hộ nông dân ngày càng cải thiện, ăn nên làm ra. Cho nên các khoản thu lại của Ngân hàng cũng nhiều hơn so với trước.
Dư nợ
Dư nợ cũng giống như doanh số cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này thể hiện quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ trong kỳ là khoản tín dụng chưa thu hồi của kỳ trước cộng với doanh số cho vay trong kỳ và bỏ ra phần doanh số thu nợ trong kỳ đó. Dư nợ cho biết lượng vốn ngân hàng đã cấp ra nền kinh tế còn tồn đọng và sẽ thu hồi trong thời gian tới.
Giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ có dư nợ tăng qua các năm. Cụ thể, Năm 2012 tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 5.034.343 triệu đồng tăng 24,98% so với năm 2011, con số này tiếp tục gia tăng thêm 16,28% vào năm 2013. Có thể thấy trong ba năm qua doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ của Ngân hàng có cùng chiều hướng tăng như nhau và doanh số cho vay tăng trưởng cao hơn so với doanh số thu nợ qua các năm vì thế mà dư nợ của Ngân hàng có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này. Bước qua 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước (tăng 14,67%).
Dư nợ của Ngân hàng tập trung ở dư nợ ngắn hạn. Vì hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn của Ngân hàng là chủ yếu và đây cũng là lợi thế của Ngân hàng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề tại nông thôn mang tính thời vụ cho nên các khoản cho vay trong lĩnh này phần lớn là ngắn hạn. Doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng dần qua các năm vì thế mà dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng tăng theo chiều hướng đó.
56
Nợ xấu
Nợ xấu là các khoản cho vay của ngân hàng có khả năng khó thu hồi lại được do người đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Đây là chỉ tiêu chính để đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay, vấn đề nợ xấu đang là vấn đề đáng lo ngại và khó giải quyết nhất của hệ thống các NHTM. Hoạt động trong môi trường kinh tế biến động, khó khăn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ cũng không tránh khỏi những tác động của môi trường kinh doanh.
Nợ xấu của Agribank – CN Cần Thơ biến động trong giai đoạn 2011 - 6 tháng đầu năm 2014. Nợ xấu năm 2011 là 124.484 triệu đồng cao hơn các NHTM trên cùng địa bàn. Năm 2012, nợ xấu của Ngân hàng giảm 17,58% vì doanh số thu nợ của Ngân hàng trong năm này tăng đáng kể. Sang năm 2013, chỉ tiêu này ít biến động (tăng nhẹ 0,29%) so với năm 2012, tuy nhiên trong năm này nợ xấu trung và dài hạn của Ngân hàng gia tăng trong khi ngắn hạn giảm đi, nguyên nhân cũng là do ảnh hưởng từ công cuộc khôi phục kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thật sự thành công. Các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trở lại nhưng giá cả bấp bênh, thị trường đầu ra hạn chế khiến lợi nhuận các doanh nghiệp vẫn ảm đạm, một số doanh nghiệp phá sản cho nên không thể trả nợ cho Ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2014, nợ xấu của Ngân hàng tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước đó, con số này là 283.942 triệu đồng tăng 170,21% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó nợ xấu ngắn hạn và dài hạn đều tăng. Nợ xấu trong giai đoạn này tăng một phần là do các khoản nợ xấu còn tồn đọng của kỳ trước, mặt khác nguyên nhân là kết quả hoạt động kém từ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đầu những năm 2014, tình trạng rớt giá của nhiều nông sản diễn ra trên địa bàn các huyện của Thành phố, so với các mùa vụ của các năm trước thì giá cả nông sản lại giảm hơn nhiều do xuất khẩu hạn chế, hàng tồn trong các kho nhiều khiến thương lái dè dặt thu mua nông sản của người dân và mua với giá thấp, khiến cho nhiều hộ nông dân chịu thiệt hại. Vì thế mà nợ xấu của Ngân hàng những tháng đầu năm 2014 có sự gia tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước đó.