PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
4.8 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) Phân tích nhân tố khẳng định là một trong các kỹ thuật cho phép kiểm định
các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt đến mức nào.CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê. Phương pháp CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá yếu tố dẩn đến tai nạn trong an toàn lao động tại công trường.
82
Hình 4.13: Mô hình CFA ban đầu
Trong mô hình ban đầu các hệ số đã thỏa điều kiện của trọng số >0.5 như thế có nghĩa sẽ không có nhân tố nào bị rút trích ra khỏi mô hình.
Hình 4.14: Kết quả CFA của thang đo của các yếu tố gây ra tai nạn lao động ảnh hưởng đển TGHT dự án (đã chuẩn hóa)
83
Kết quả CFA lần đầu có trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép (>=0.5) và có ý nghĩa thống kê với giá trị p đều bằng 0.000 (thấp nhất là trọng số biến A3 có giá trị 0.54), như vậy có thể kết luận các biến quan sát dủng để đo lường 3 thành phần của thang đo các yếu tố gây ra tai nạn lao động ảnh hưởng đển TGHT dự án trong giai đoạn thi công đạt được giá trị hội tụ. CFA lần dầu tiên cho thấy mô hình có 51 bậc tự do, giá trị kiểm định chi-square = 75.95 với Pvalue= 0.013, tuy nhiên chi-square/df = 1.48 đạt yêu cầu < 2 và các chỉ số chỉ ra mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu (CFI = 0.961, TLI = 0.95, và RMSEA = 0.057).Tuy nhiên, cả 3 thành phần đều đạt được tính đơn hướng là (kỹ năng và nhận thức của công nhân đặt tên là X), (văn bản và thực thi pháp luật tại công trường đặt tên là Y) và (tổ chức và quản lý thi công đặt tên là Z), do không có mối tương quan giữa các sai số của các biến quan sát nên chúng không đạt được tính đơn hướng.
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo của các yếu tố gây ra tai nạn lao động ảnh hưởng đển TGHT dự án
Mối quan hệ R SE CR P-value
Y Y Z
<-->
<-->
<-->
Z X X
0.563 0.193 0.337
0.119 0.522 0.077
4.298 1.824 2.905
0.000 0.068 0.003
[Nguồn: Kết quả sử lý số liệu từ 148 bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp bằng SPSS]
Hệ số tương quan giữa các thành phần với sai lệch chuẩn kèm theo (bảng 4.12) cho chúng ta thấy các hệ số này nhỏ hơn 1 (có ý nghĩa thống kê).Vì vậy, các thành phần kỹ năng và nhận thức công nhân, văn bản và thực thi pháp luật tại công trường, tổ chức và quản lý thi công đều đạt giá trị phân biệt.
Giá trị độ tin cậy của thang đo sẽ được đánh giá qua hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích (bảng 4.13).Kết quả này cho thấy các thành phần thang đo của các yếu tố gây ra tai nạn lao động ảnh hưởng đến TGHT dự án đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy.
84
Bảng 4.17: Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố gây ra tai nạn lao động ảnh hưởng đển TGHT dự án
Thành phần Số biến
quan sát
Độ tin cậy Phương sai trích
(%)
Giá trị Cronbach Tổng hợp
Kỹ năng và nhận thức công nhân
Văn bản và thực thi pháp luật tại công trường
Tổ chức và quản lý thi công
5 4 3
0.805 0.817 0.835
0.805 0.820 0.836
34.508 19.573 10.613
Đạt yêu cầu
[Nguồn: Kết quả sử lý số liệu từ 148 bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp bằng SPSS]
Như vậy, sau khi phân tích CFA thang đo của các yếu tố gây ra tai nạn lao động ảnh hưởng đển TGHT dự án bao gồm 3 thành phần (kỹ năng và nhận thức công nhân, văn bản và thực thi pháp luật tại công trường, tổ chức và quản lý thi công) với 12 biến quan sát, trong đó không có sự thay đổi giữa các thành phần. Kết quả CFA cho thấy các thành phần của thang đo đều đạt giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và đạt yêu cầu về độ tin cậy.
85
CHƯƠNG 5:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ATLĐ VÀ TGHT DỰ ÁN THEO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
86
5.1 Các giải pháp cải thiện sự ảnh hưởng của các nhóm nguyên nhân TNLĐ