CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
2.3.1 Giả thuyết yếu tố gây ra TNLĐ xuất phát từ điều kiện và thiết bị ảnh hưởng như thế nào đến TGHT dự án thi công?
như thế nào đến TGHT dự án thi công?
Giả thuyết từ điều kiện và thiết bị: Thực tế tại các công trường, không có tư duy sắp xếp công việc và luôn thúc đẩy tiến độ khi nước nhảy tới chân rồi mới chạy, bằng cách tăng thêm nhóm nhân công hoặc hoán đổi vị trí làm việc của các nhóm thợ, rồi lại ép nhân công làm việc quá giờ cho phép (8h), tăng ca để hoàn thành các công việc ở đường găng, thậm chí còn không quan tâm đến công việc mà công nhân đang làm có được đào tạo và thực hiện chưa, vật liệu thiết bị kém chất lượng là điều không thể tránh khỏi ở các công trường, họ cắt giảm chi phí đầu tư trang thiết bị và vật liệu với ý nghĩa khi nào hư hãy bỏ.
Với giả thuyết H1 tác giả đưa ra các nhận định sau:
- Điều kiện làm việc không thể đoán trước được: Như thế có nghĩa, để tăng tiến độ thi công cần tăng nhân lực từ các nhóm thợ mới hoặc chuyển đổi vị trí làm việc của các nhóm thợ khác v.v.., điều này đồng nghĩa sẽ gây ra TNLĐ.
Nhưng mặt khác theo quan điểm của nhà thầu thi công việc tăng cường nhân lực có cải thiện được tiến độ và rút ngắn được TGHT dự án hay không?
- Điều kiện vật lý hạn chế: Đồng nghĩa với việc công nhân thực hiện công việc ở trên cao hoặc thực hiện công việc ở vị trí có hóa chất hay thực hiện công việc dưới tầng hầm.Theo quan điểm, làm việc ở điều kiện như thế đối với ATLĐ cần có biện pháp phòng chống TNLĐ xảy ra.Nhưng nếu loại bỏ đi các
biện pháp đó thì tiến độ có được cải hiện nhiều không và TGHT dự án có được rút ngắn đi hay không?
- Công việc nặng nhọc, phức tạp: Trong công trường những việc năng nhọc như thiên, vác các vật năng hơn trọng lượng cơ thể là không thể tránh khỏi đối với người công nhân lao động, thậm chí thực hiện công việc quá phức tạp đòi hỏi phải có biện pháp và kỹ năng của người công nhận chuyên nghiệp.Nhưng thực tế công trường để cắt giảm chi phí cho đào tạo và thuê công nhân có tay
43
nghề cao.Thì họ thường vạ đâu đụng đấy, nghĩa là để không mất thời gian thì cần tìm 1 công nhân nào đó rồi chỉ đạo họ làm theo hướng dẫn của lãnh đạo.Làm như thế tai nạn sẽ xảy ra đối với người công nhân có tay nghề kém.Nhưng với tầm nhìn của nhà lãnh đạo thì làm như thế liệu rằng tiến độ có
được cải thiện và TGHT dự án có được giảm không?
- Vật liệu hay thiết bị kém chất lượng: Tất cả các vật liệu, kể cả thiết bị nhỏ hay lớn điều phải được kiểm định trước khi đưa vào thi công tại công trường, nó đồng nghĩa với việc muốn sử dụng vật liệu hay thiết bị kém chất lượng phải mất thời gian cho công tác kiểm định.Câu hỏi đưa ra ở đây, để không làm mất thời gian cho công tác kiểm định mà sử dụng vật liệu và thiết bị kém chất lượng. Nếu loại bỏ đi công tác kiểm định cho từng công việc, liệu tiến độ có
được cải thiện, thậm chí TGHT dự án có được giảm so với thời gian ban đầu?
- Thiết bị làm việc không an toàn: Trong giai đoạn gấp rút tiến độ, việc sử dụng lại các thiết bị cũ, kém an toàn là điều không thể lường trước trong quá trình thi công, như thực hiện công tác móng, công tác phần ngầm.Việc các thiết bị thường hay bị loại bỏ và chôn vùi trong các công tác phần ngầm là điều không thể tránh khỏi, thế nên các nhà thầu thường ích quan tâm đến các thiết bị phục vụ cho công tác phần ngầm, họ nghĩ rằng mua mới sẽ lãng phí tiền hoặc thời gian tìm kiếm hay kiểm định.Thế nên theo quan điểm của chỉ huy, tập trung để giải quyết các thiết bị không an toàn để đưa vào sử dụng sẽ tốn chi phí lẫn thời gian.Thế nghĩa là tập trung vào các thiết bị không an toàn
sẽ ảnh hưởng tiến độ, đồng nghĩa tăng TGHT dự án?
Như vậy có thể giả thuyết mô hình rằng H1 càng thấp (nghịch biến) trong những đặc điểm “yếu tố gây ra TNLĐ xuất phát từ điều kiện và thiết bị” khi thực hiện các yếu tố này kém sẽ giảm ATLĐ, xảy ra tai nạn đồng thời giảm tiến độ thi công nghĩa là tăng TGHT của dự án.
44
H1 + (tăng)
Hình 2.8: Giả thuyết về sự ảnh hưởng giữa nhóm điều kiện, thiết bị với TGHT dự án
2.3.2 Giả thuyết yếu tố gây ra TNLĐ xuất phát từ tổ chức và quản lý tại công
trường ảnh hưởng như thế nào đến TGHT dự án thi công?
Giả thuyết từ tổ chức và quản lý thi công tại công trường: Thành công của một dự án cuối cùng cũng quy về sự lãnh đạo công tác của tổ chức và quản lý.Giả sử công tác ATLĐ không được áp chế và bắc buộc tại các công trường, liệu các nhà quản lý, các chỉ huy, thầu chính, thầu phụ, có tự nhìn nhận ra được tầm quan trọng của TNLĐ và liệu có dám suy nghĩ để đánh đổi tiến độ cho công tác an toàn hay không? Khi mà chúng ta chưa có một kết quả, hay một nhận thức nào về sự liên hệ giữa tai nạn và thời gian.
Với giả thuyết H2 tác giả đưa ra các nhận định sau:
- Thiếu tổ chức các cuộc họp, học an toàn thường xuyên: Trong dự án xây dựng tại công trường, các lãnh đạo thường phải giải quyết rất nhiều các công việc, kể cả dự toán, thiết kế, sự cố, tiến độ.v.v.Thế nên, khi mà công tác ATLĐ đã được tổ chức và áp đặt chặc chẽ tại công trường rồi, vậy việc đó có còn là vấn đề hàng đầu của các lãnh đạo nữa hay không? Có nhất thiết phải
Thời gian hoàn thành dự án Thực hiện các “yếu tố gây ra TNLĐ”
xảy ra từ điều kiện và thiết bị (kém)
- Điều kiện làm việc không thể đoán trước được.
- Điều kiện vật lý hạn chế.
- Công việc nặng nhọc, phức tạp. - Vật liệu thiết bị kém chất lượng. - Thiết bị làm việc không an toàn.
45
thường xuyên họp để trình báo công tác an toàn nữa hay không khi mà hàng đống công việc khác đang cần giải quyết.Vì thế, theo suy nghĩ của các nhà lãnh đạo, tổ chức các cuộc họp an toàn thường xuyên sẽ lãng phí thời gian, của các lãnh đạo, kể cả công nhân.Khi mà sử dụng thời gian đó để giải quyết các công việc khác thúc đẩy tiến độ.Như vậy họp, học an toàn thường xuyên có
giải quyết được vấn đề gì không hay sẽ làm mất thời gian thêm?
- Nhận thức của lãnh đạo tại công trường về an toàn kém : Ban chỉ huy công trường, chủ đầu tư là người có vai trò quan trọng trong dự án.Thế nên, việc nhận thức của lãnh đạo tại công trường về vấn đề ATLĐ là rất cần thiết.Nếu như không trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi thực hiện công việc sẽ dễ gây ra TNLĐ, nhưng mặt khác công nhân làm việc không đeo bảo hộ lao động sẽ thoải mái trong công việc, không vướn bận trong các thao tác, dẫn đến khối lượng thực hiện công việc tăng.Điều này thường hay gặp ở các dự án nhỏ, hoặc thi công nhà phố, các nhà thầu điều bỏ qua vấn đề bao hộ lao động để đẩy nhanh tiến độ.Câu hỏi ở đây là, vậy đối với các dự án lớn trang
bị bao hộ lao động, giáo dục ATLĐ cho công nhân trước khi thực hiện công việc (nhận thức của lãnh đạo tốt) liệu có làm giảm năng suất thực hiện công việc của công nhân và tăng TGHT dự án hay không?
- Thiếu sự kiểm tra, giám sát an toàn thường xuyên: Tâm lý của các nhà thầu phụ, khi thực hiện công việc mà bị giám sát an toàn thường xuyên sẽ cảm thấy khó chịu và chậm tiến độ, đội lúc tất cả các thao tác điều bị giám sát chặc chẽ. Chính lý do đó, công việc không thể trôi chảy, dẫn đến mất thời gian cho một số công tác không cần thiết.Vấn đề được đặt ra ở đây là thực hiện công việc
mà bị giám sát, kiểm tra an toàn thường xuyên có làm giảm năng suất thực hiện công việc và sẽ kéo dài TGHT dự án lên không?
Như vậy có thể giả thuyết mô hình rằng H2 càng thấp (đồng biến) trong những đặc điểm “yếu tố gây ra TNLĐ xuất phát từ tổ chức và quản lý tại công
46
trường” khi thực hiện các yếu tố này kém sẽ giảm ATLĐ, xảy ra tai nạn đồng thời tăng tiến độ thi công nghĩa là giảm TGHT của dự án.
H2 - (giảm)
Hình 2.9: Giả thuyết về sự ảnh hưởng giữa nhóm tổ chức và quản lý tại công trường với TGHT dự án
2.3.3 Giả thuyết yếu tố gây ra TNLĐ xuất phát từ nhận thức công nhân ảnh
hưởng như thế nào đến TGHT dự án thi công?
Giả thuyết từ nhận thức công nhân: Một dự án không thể hoàn thành mà không có quá trình lao động của người công nhân, dù nhanh hay chậm, dù đúng hay sai, thì người công nhân không bao giờ thiếu trong một dự án. Mỗi người công nhân điều có nhận thức riêng về công việc và tay nghề, việc quản lý công nhân là điều vô cùng khó khăn tại các công trường.
Với giả thuyết H3 tác giả đưa ra các nhận định sau:
- Hành động không an toàn, hoặc thái độ an toàn kém của người công nhân: Công nhân làm việc trong môi trường công việc có hành động không an toàn, rất dễ xảy ra tai nạn.Mặt khác thái độ về an toàn của công nhân kém cũng là một phần. Quan trọng ở đây, làm việc với tư thế không an toàn có giảm năng suất trong công việc không? Phần khác, thái độ an toàn kém trong
Thực hiện các “yếu tố gây ra TNLĐ” xảy ra từ tổ chức và quản lý
tại công trường (kém)
- Thiếu các cuộc họp toàn thường xuyên. - Nhận thức của lảnh đạo công ty về an
toàn kém.
- Thiếu sự kiểm tra, giám sát an toàn
thường xuyên.
Thời gian hoàn thành dự án
47
công việc cũng có thể làm giảm năng suất lao động (thái độ thực hiện công việc không tốt) đồng nghĩa với việc giảm tiến độ làm tăng TGHT dự án?
- Áp lực về tiến độ để hoàn thành công việc: Tâm lý là sức mạnh không thể thiếu trong môi trường làm việc phức tạp, cần đòi hỏi có tâm lý vững để giải quyết các công việc, đôi khi một chúc đánh giá hay nhìn nhận sai vấn đề gì đó sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc.Thay vì làm việc với tâm lý tốt sẽ cảm thấy thoải mái hứng thú với việc hiện tại, đôi khi do trễ thời gian hay vì công việc khác liên quan mà ép tiến độ với công nhân.Như thêm giờ (hơn 8h), tăng ca
làm đêm, la mắng, làm như thế sẽ gây áp lực, ảnh hưởng đến sức khỏe, mệt mỏi, không tập trung vào công việc, như thế sẽ dẫn đến năng suất công việc bị giảm ảnh hưởng đến TGHT dự án?
- Công nhân chưa được đào tạo an toàn trước khi thi công: Như vừa nói, công nhân là một phần không thể thiếu ở các dự án, điều này đồng nghĩa với việc để đáp ứng công việc cần phải có công nhân đã được đào tạo an toàn.Nhân lực để đáp ứng được các công việc nhẹ, rất dễ tìm và đào tạo, nhưng để đáp ứng các công việc năng nhọc cần có chuyên môn cao, lẫn đào tạo an toàn.Như thế đồng nghĩa với việc, phải tốn chi phí và tốn thời gian để đào tạo an toan cho công nhân trước khi vào công trường thưc hiện công việc (vd: để thực hiện cẩu tháp, xe đẩy.v.v.. công việc năng đó, thì cần đào tạo bao nhiêu thời gian mới đủ để thực hiện) trong khi đó công việc luôn bị thúc đẩy.Vậy câu hỏi ở đây là, tìm và đào tạo an toàn cho công nhân phù hợp với
mức độ công việc trước khi vào công trường, như thế sẽ mất thời gian chờ đợi, dẫn đến tiến độ bị chậm ảnh hưởng cả một dây chuyên với nhiều công tác khác dẫn đến kéo dài TGHT dự án?
Như vậy có thể giả thuyết rằng H3 càng thấp (đồng biến) trong những đặc điểm “yếu tố gây ra TNLĐ xuất phát từ nhận thức của công nhân” khi thực hiện các yếu tố này Kém sẽ giảm ATLĐ, xảy ra tai nạn đồng thời tăng tiến độ thi công nghĩa là giảm TGHT của dự án.
48
H3 -
(giảm)
Hình 2.10: Giả thuyết về sự ảnh hưởng giữa nhóm yếu tố nhận thức công nhân với TGHT dự án