MỤC TIÊU:
1. Xác định được thai trong buồng tử cung và đánh giá được túi thai bình thuờng
2. Dự đoán được tuổi thai, cân nặng thai và nhận biết được một số bất thường về nước ối, bánh rau, dây rau và thai.
1. Đại cương
Thai quý I có thể khảo sát trên siêu âm bắt đầu từ thai thứ 5 tuần tuổi đến hết 15 tuần tuổi Tuổi thai được quy ước tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh gần nhất (tính theo tuần ) Đánh giá tuổi thai dựa vào ngày kinh, chiều dài thai, đường kính túi ối
Người ta quy ước chia thai quý I thành 2 giai đoạn : Giai đoạn đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, giai đoạn phôi b/ Giai đoạn cuối từ tuần thứ 9 đến tuần thứ 15, giai đoạn thai
Đặc biệt lưu ý đánh giá tình trạng thành cơ tử cung để loại trừ nhân xơ 2. Khảo sát thai giai đoạn đầu quý I
2.1. Xác định trục dọc tử cung (Xem phần Khảo sát Phụ khoa ) 2.2. Xác định trục ngang tử cung ( Xem phần Khảo sát Phụ khoa ) 2.3. Khảo sát túi ối
a/ Số lượng túi ối Một túi ối
Nhiều túi b/ Vị trí túi ối
Trong tử cung, bình thường nằm ở gần đáy, nếu nằm ở buồng là thấp, nếu nằm vùng ống cổ là đang sảy hoặc doạ sảy đoạn kẽ, vùng ống cổ là chửa bất thường
Ngoài tử cung thường trên buồng trứng hoặc trong ổ bụng c/ Kích thước túi ối
Đo chiều dài túi ối trên mặt cắt dọc tử cung Đo hai kích thước nếu túi ối quá dẹt
d/ Đánh giá đường bờ túi ối
Đường bờ phía trong thường đều, liên tục
Đường bờ phía ngoài (dưới lớp tế bào nuôi ), không có dịch xung quanh Dịch dưới lớp TB nuôi, nếu có phải đo chiều dài, xác định vị trí 2.4. Đánh giá thành phần trong túi ối
Túi noãn hoàng thấy từ tuần thứ 6, mất đi khi thai 12 tuần
Nếu quá 8 tuần không thấy túi noãn hoàng cần nghĩ đến thai không phát triển Cấu trúc thai thấy từ tuần thứ 6
Sau 8 tuần không thấy âm vang thai cần nghĩ đến thai lưu Tim thai thường thấy từ 6 tuần
2.5. Khảo sát cấu trúc xung quanh
a/ Khảo sát thành cơ tử cung, bao gồm thành trước, sau và đáy Cần loại trừ nhân xơ
b/ Khảo sát ống cổ tử cung ( cần bàng quang có đủ nước tiểu) Đánh giá dịch, đo độ mở, độ dài ống cổ
c/ Khảo sát buồng trứng hai bên
Đánh giá nang tồn dư ( nang hoàng tuyến), đo kích thước 3. Khảo sát thai giai đoạn cuối quý I
3.1. Lặp lại các bước 21. 22 , 23 và bước 24 32. Đánh giá thành phần trong túi thai
a/ Đo chiều dài thai
b/ Đo khoảng sáng sau gáy
c/ Đánh giá túi hơi dạ dày, bàng quang , 3 đoạn chi d/ Đo nhịp tim thai
Dự doán tuổi thai
- Thai từ 5 – 9 tuần: dựa vào chiều dài túi thai - Từ 10 – 15 tuần: dựa vào chiều dài thai Đánh giá sự phát triển của thai
- Dấu hiệu thai kém phát triển
1. Mất dấu hiệu liên tục của bờ túi thai 2. Không thấy âm vang thai sau 8 tuần
3. Túi ối không tăng kích thước sau 2 tuần ( bình thường tăng 1- 1,3 mm/ ngày) 4. Vị trí túi ối thấp – cổ tử cung hé mở
- Dấu hiệu thai bình thường
1. Bờ túi thai liên tục, không có dịch dưới lớp tế bào nuôi 2. Chiều dài túi thai và thai tương ứng với tuổi thai
3. Có túi noãn hoàng từ tuần thứ 5 (khi chiều dài túi thai > 25 mm phải thấy túi noãn hoàng)
4. Có tim thai từ tuần thứ 6 (khi chiều dài thai > 20 mm phải thấy tim thai)
SIÊU ÂM KHẢO SÁT THAI QUÝ II VÀ III 1.Xác định trục dọc của cột sống của thai
95
2. Xác định mặt cắt dọc đầu thai
3. Xác định mặt cắt lưỡng đỉnh, đo ĐKLĐ và CVĐ
4.Khảo sát các cấu trúc não
a/ Đo kích thước tiểu não, hố sau và não thất bên
b/ Đo chiều cao sống mũi
c/ Khảo sát môi trên
5. Xác định mặt cắt ngang ngực
a/ Khảo sát 4 buồng tim thai
b/Khảo sát các van và vách tim
97
c/Tìm xuất phát ĐM chủ d/Đo nhịp tim thai
6.Xác định mặt cắt bụng
a/ Mặt cắt ngang bụng các thành phần : dạ dày, ĐM rốn, cột sống…
b/ Đo đường kính ngang bụng và chu vi bụng
c/ Khảo sát bất thường thành bụng: thoát vị, thận..
6. Khảo sát chi dưới
a/ Đo chiếu dài xương đùi b/Khảo sát tư thế chi dưới
7. Khảo sát phần phụ của thai
a/ Đánh giá ối (đo độ sâu tối đa hoặc đo CSO )
99
b/ Đo chiều dày bánh rau và vị trí rau bám c/ Đo doppler ĐM rốn
8. Xác định tuổi thai : theo từng giai đoạn tuần tuổi thai a/ Thai từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10 dựa vào KT túi ối
Giá trị cụ thể: Xem bảng tương quan KT túi ối và tuổi thai b/ Thai từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 15 dựa vào chiều dài thai
Giá trị cụ thể: Xem bảng tương quan chiều dài thai và tuổi thai c/ Thai từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 25 dựa vào kích thước tiểu não Giá trị cụ thể: KT tiểu não tương đương tuần tuổi thai
d/ Thai từ tuần thứ 25 đến tuần thứ 42 dựa vào hai giá trị - Chu vi đầu
Từ 28 đến 35 tuần : Tuổi thai tương ứng với số đo CVĐ (làm tròn số) +2 Lấy theo tỷ lệ 50%
Từ 36 đến 37 tuần : tuổi thai tương ứng với số đo CVĐ (làm tròn số) +3 Lấy theo tỷ lệ 50%
Từ 38 đến 41 tuần : tuổi thai tương ứng với số đo CVĐ (làm tròn số) +4 Lấy theo tỷ lệ 50%
- Chu vi bụng
Từ tuần 28 đến tuần 37: Tuổi thai tương ứng với số đo CVB ( làm tròn số) + 4 Từ tuần 38 đến hết tuần 41: Tuổi thai tương ứng với số đo CVB (làm tròn số) +5 e/ Thai từ 16 đến 38 tuần dựa vào hai phương pháp
- Đo đường kính lưỡng đỉnh - Đo chiều dài xương đùi
9. Dự đoán trọng lượng thai
a/ Tính trọng lượng thai theo công thức Hansmann
EFBW =TTD x 64,9145-BPD x105.775–TTD2 x 0.0046+ BPD2 x 0.930707+515.263 Tóm lại đo TTD (ĐKNB) và BPD (ĐKLĐ) máy sẽ tự tính trọng lương thai
b/ Tính trọng lượng thai theo Warso
Log 10 (EFBW/1000)=0.0166 x BPD + 0.0046 x AC-0.00002646 x BPD x AC-1.7492 c/ Các chữ viết tắt cho trương trình trong sản khoa:
GSD ... Đường kính túi thai CRL .. Chiều dài đầu mông BPD …Đường kính lưỡng đỉnh HC …. Chu vi đầu
FL …. Chiều dài xương đùi TTD ... Đường kính ngang bụng AC … Chu vi bụng APTD…Đường kính trước sau bụng
101