SIÊU ÂM TỬ CUNG PHẦN PHỤ

Một phần của tài liệu Siêu âm tổng quát y học dự phòng (Trang 102 - 104)

MỤC TIÊU:

1. Nắm được hình ảnh bình thường của siêu âm tử cung phần phụ. 2. Mô tả được một số bệnh lý hay gặp của tử cung phần phụ.

1. Tử cung (TC) là tạng rỗng có tổ chức cơ dày. Niêm mạc phủ trong bám chắc vào lớp cơ. Tử cung được cố định giữa 2 lớp của dây chằng rộng 2 bên, bàng quang ở trước, trực tràng ở sau.

Đáy tử cung là khoảng trống phía trên, chỗ vào của ống Fallop - Cổ tử cung đổ vào phần trên âm đạo bằng lỗ ngoài, khó thấy trên siêu âm, lỗ trong là chỗ hẹp ít ở đối diện, thấy được trên siêu âm, cần tìm khi xác định vị trí bám của rau. Hai vòi Fallop chạy ngang từ TC vào phần tự do của dây chằng rộng, chiều dài 7 - 12cm. Vòi Fallop chia ra: đoạn trong thành, quãng 1cm, trong lớp cơ TC là phần hẹp nhất của ống. Đoạn eo rộng hơn, tròn. Đoạn ống thì khúc khuỷu chiếm 1/2 chiều dài ống Fallop. Phễu mở ngay vào ổ phúc mạc.

Buồng trứng (BT), hình ellip, trục lớn thường hướng đứng. Bề mặt không phủ bằng

phúc mạc, có thượng bì mầm liền với phúc mạc từ rốn buồng trứng.

Cấu trúc có phần vỏ và phần tủy. Phần vỏ gồm tổ chức lưới và những tế bào thoi chứa những nang BT và thể vàng. Dưới lớp thượng bì là lớp vỏ trắng (tunica albuginea). Phần tủy thì mỏng, có tổ chức xơ và mạch máu, nhất là tĩnh mạch.

Cực trên của BT dính vào thành bên tiểu khung bằng phần dây chằng rộng trải ra bên, coi như dây chằng treo BT trong đó có mạch máu, thần kinh cho BT. Cực dưới của BT dính vào TC bởi dây chằng BT. Những dây chằng này không cứng nên BT hoàn toàn di động, nhất là người đã đẻ.

Động mạch cấp máu cho TC là động mạch TC, ngành lớn nhất của động mạch chậu trong. Động mạch bằng buồng trứng từ động mạch chủ, dưới động mạch thận 1 chút.

Tĩnh mạch buồng trứng từ rốn BT ra làm thành đám rối mạch trong dây chằng rộng. Tĩnh mạch BT phải đổ vào tĩnh mạch chủ dưới còn tĩnh mạch BT trái đổ vào tĩnh mạch thận trái.

2. Giải phẫu siêu âm:

Tử cung. Nằm giữa bàng quang và trực tràng, như vậy nó thay đổi vị trí theo mức độ dãn của 2 tạng này. Cổ TC bao giờ cũng ở đường giữa nhưng đáy TC lại có thể đổ chếch bên này, bên kia đường giữa.

Xem siêu âm qua bụng khó xác định TC đổ ra trước hay ra sau.

Kích thước và hình thể TC thay đổi theo lứa tuổi. Trẻ TC dài 2 - 3,3cm. Cổ chiếm 2/3 chiều dài. Hình như 1 ống.

Khi đẻ rồi mỗi chiều thêm 1cm.

Nội mạc TC đều, thuần nhất. Trên lớp cắt dọc có thể thấy các hình tròn nhỏ, rỗng âm của tĩnh mạch TC. Hốc TC là đường mỏng, giầu âm do 2 mặt tiếp giáp nội mạc tạo thành. Nó thay đổi theo chu kỳ kinh gồm lớp tế bào chức năng và lớp tế bào đáy. Lớp chức năng dầy lên theo chu kỳ kinh còn lớp đáy không thay đổi.

Trước rụng trứng nội mạc dầy lên từ 2 - 4cm. Do chiều dầy nội mạc nên theo lớp dọc giữa từ lớp tiếp giáp cơ - nội mạc phía trước tới giữa đường rỗng. Hoặc do cả lớp nội mạc, chia 2. Lớp chức năng dầy lên, ít âm do phù nề ở đầu thời kỳ tăng sinh và cuối thời kỳ tăng sinh rất ít âm. Sau khi rụng trứng, lớp chức năng chuyển từ ít âm sang giầu âm. Lúc này nội mạc có chiều dày 5 - 6mm.

Thời kỳ mãn kinh, nội mạc chỉ 2 - 3mm, nó teo đi, vì vậy nếu nó dày hơn 5mm thì coi như bất thường.

Một phần của tài liệu Siêu âm tổng quát y học dự phòng (Trang 102 - 104)