Thiết Lập Lại Cuộc Đời Bạn

Một phần của tài liệu Trí tuệ kinh doanh châu Á Những doanh nhân thành công nhất khu vực (Trang 23 - 29)

“Không giống như công ty, nơi chúng ta có thể tuyên bố phá sản và xây dựng lại từ đầu, chúng ta không thể sống hai lần.

Nhưng sau đó liệu chúng ta lại có thể bắt đầu”.

Chung Po - Yang Người đồng sáng lập, chủ tịch danh dự, tập đoàn quốc tế DHL. Hong Kong SAR Năm 1972, Adrian Dalsey người đồng sáng lập công ty vận chuyển hàng hoá của Mỹ có tên là công ty Hàng không DHL, đã đến thăm Chung Po - Yang (còn được gọi là “Pox - Chung”), Giám đốc điều hành của một công ty sản xuất đồ chơi của Mỹ tại

Hongkong. Dalsey muốn hợp tác kinh doanh với công ty này. Mặc dù Chung không biết nhiều về cuộc gặp gỡ này nhưng định mệnh đã dẫn đến việc thiết lập một công ty liên doanh.

Hai ngày sau cuộc gặp gỡ đó, Chung đã thôi việc và bắt đầu thiết lập một vị trí thuận lợi trên thị trường như là một công ty cung cấp linh kiện hàng đầu thế giới cùng với người đồng sáng lập tập đoàn quốc tế DHL. Hai tập đoàn DHL riêng biệt - xây dựng lên DHL Worldwide Express, công ty vận chuyển nhanh quốc tế lớn nhất thế giới - đã hợp tác với nhau thông qua hiệp ước mà tạp chí Fortune gọi là “Hiệp ước hợp tác phi thường”. Chung phân phối tất cả các hàng hóa mà công ty DHL của Mỹ gửi tới Hongkong và công ty DHL của Mỹ cũng nhận hàng hóa mà công ty của Chung gửi đến mà không mất chi phí.

Chung năm nay 58 tuổi, tự nhận mình là một nhà quản lý theo Đạo giáo, học theo các triết lý Đạo giáo Trung Hoa. Ông ủng hộ phương pháp quản lý vi mô. Trong cuốn

“Triết lý quản lý của DHL và những đóng góp của triết học cho sự thành công trên toàn thế giới của họ”, một thông điệp mà ông muốn chuyển tới các tập đoàn trên khắp thế giới, ông chỉ ra 3 triết lý quan trọng xây dựng lên “Phong cách kinh doanh DHL”.

Phân quyền. Hệ thống các công ty trên toàn cầu của DHL không bao giờ ngừng nghỉ; mỗi một phút chúng tôi đưa ra hàng nghìn quyết định, Chung phát biểu. Tuy nhiên, hàng đêm, các giám đốc của DHL vẫn có thể ngủ ngon nhờ đội ngũ nhân viên luụn luụn thường trực. Họ nắm rừ cỏc nguyờn tắc và kỹ năng vận hành cụng việc và được phép đưa ra các quyết định. Cân nhắc chiến lược tất cả các cấp

Tại DHL, quyền đưa ra các quyết định được trao đến cấp quản lý thấp nhất, các nhân viên giám sát lý lịch và trợ lý giám đốc được trao đổi đã có cách suy nghĩ mang tầm chiến lược.

Quan điểm gia đình châu Á: Chung tin rằng nếu công ty thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với nhân viên của mình thì sẽ nhận được sự trung thành, tận tụy và nhiệt tình của họ.

Chung nổi tiếng cũng vì tư tưởng vị nhân sinh ấy. Bài này được trích từ bài nói chuyện của ông trước các thành viên của tổ chức nhà quản lý trẻ tại Hong Kong năm 1998, qua đây ông đề xuất làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng bốn bước của “quá trình tái thiết lập tinh thần và tình cảm” để có được cuộc sống vui hơn và năng suất hơn.

Bài viết này trích từ cuốn “ Quản lý cuộc sống” của Chung Po-Yang. Thuộc bài phát biểu trước các thành viên của tổ chức các giám đốc trẻ tại Hong Kong năm 1998.

Liệu chúng ta có thể áp dụng các phương pháp trong kinh doanh vào cuộc sống của chúng ta để sống hạnh phúc và có mục đích hơn? Tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có

thể và muốn đề xuất mô hình tri thức mới mà chúng ta đã và đang nghiên cứu.

Mô hình của tôi bao gồm những nội dung sau:

Cuộc đời được ví như một công ty kinh doanh: có khách hàng, sản phẩm và các dịch vụ; có tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm; có lợi nhuận và có thua lỗ. Khi doanh nghiệp thua lỗ thì họ có thể tuyên bố phá sản và xây dựng lại từ đầu. Trong khi về lý thuyết, con người không thể xây dựng lại từ đầu nhưng có thể “tái thiết lập tinh thần và tình cảm” để đảm bảo dịch vụ chất lượng, cuộc sống hạnh phúc và lòng tự trọng ở mức độ cao hơn.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh đã từng rất chóng vánh và phản động, nay trở lên chủ động và có hệ thống. Lôgic tương tự cũng có thể áp dụng để hoạch định cuộc sống.

Kinh doanh trong cuộc sống

Ngày nay, các tập đoàn thường tự hỏi họ đang kinh doanh gì? Để định nghĩ cuộc sống theo thuật ngữ kinh doanh chúng ta phải tự trả lời những câu hỏi tương tự những câu mà các doanh nhân đã hỏi: Tôi ở đây để làm gì? Mục đích của tôi là gì?

Định nghĩ về kinh doanh cá nhân của tôi như sau: Mỗi chúng ta là một thực thể hoạt động, có các mối quan hệ xã hội nhằm mang đến sự phục vụ tới tất cả mọi người mà chúng ta có sự liên hệ và cũng tiếp nhận sự phục vụ từ phía họ.

Từ khi mới sinh ra, khi chúng ta lần đầu tiên nhận được sự chăm sóc từ mẹ, các bác sĩ và y tá, cho tới khi chúng ta chết và nhận được sự phục vụ từ dịch vụ chôn cất, chúng ta luôn ở trong mạng lưới dịch vụ trao đổi với tất cả mọi người mà chúng ta có quan hệ.

Định nghĩa này yêu cầu chúng ta đánh giá những thành công trong cuộc đời mình trên phương diện những thành công và thất bại của sự phục vụ mà chúng ta có được trong mối quan hệ với người khác và khách hàng của chúng ta. Chúng ta tự đánh giá sự tác động qua lại với những người khác để có được những thông tin đánh giá về chất lượng phục vụ của cá nhân bạn. Sự đánh giá tích cực và tiêu cực của chúng ta đối với chất lượng phục vụ của mình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác hạnh phúc, sự thanh thản trong đầu óc và cuối cùng là sự tự trọng của chúng ta.

Khi chúng ta xem cuộc sống của chúng ta như là một thực thể hoạt động thì chúng ta sẽ thấy rằng nhiều phương diện quan trọng kinh doanh có mối quan hệ tương tác với cuộc sống cá nhân chúng ta. Khách hàng của một công ty cũng chính là tổ chức, gia đình, bạn bè của họ. Tập hợp các vấn đề của nó tương đương là các triết lý của cá nhân chúng ta. Sản phẩm và dịch vụ của nó tương đương với các khả năng chuyên môn hoặc cá nhân chúng ta. Kế hoạch chiến lược của công ty tương ứng với kế hoạch cuộc đời chúng ta.

Trong một công ty kinh doanh thì chất lượng dịch vụ, lợi nhuận và thua lỗ, biểu mẫu thống kê phản ánh tình trạng của công ty. Tình trạng cuộc sống của chúng ta cũng được phản ảnh tương tự. “Chất lượng phục vụ” được phản ánh bởi những thành tích mà ta tự hào; “Lợi nhuận và thua lỗ” được đo bằng cảm giác hạnh phúc và sự thanh thản đầu óc; các số liệu thống kê chính là mức độ tự trọng của mỗi chúng ta.

Lợi nhuận và thua lỗ được xem như tỷ lệ cảm xúc tích cực với tỷ lệ cảm xúc tiêu cực trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi doanh nghiệp sử dụng chất lượng sản phẩm, tinh thần đoàn kết và lợi nhuận để đánh giá sự thành công của họ thì con người lại sử dụng thành tích mà mình tự hào và sự thanh thản trong đầu óc, sự thỏa mãn về lòng tự trọng để đánh giá các mức độ thành công cũng như thất bại.

Cả trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, tôi đều tin rằng có một sự tương tác lẫn nhau giữa chất lượng phục vụ với mức độ hạnh phúc. Tôi đã đưa tư tưởng này vào cuốn sách mà tôi gọi là “Định Lý của Po - Chung”: Mức độ chất lượng cá nhân = mức độ hạnh phúc cá nhân.

Khi một người cung cấp một dịch vụ kém chất lượng thì anh ta cũng chỉ nhận được một dịch vụ kém chất lượng tương tự. Sau một thời gian, những sự thất thoát dường như không đáng kể đó sẽ gom góp lại thành một thâm hụt lớn trong thống kê biểu cảm xúc, kết quả sau này càng là sự đổ vỡ cảm xúc và lòng tự trọng thấp.

Tái thiết lập tinh thần và tình cảm

Không giống như một công ty có thể tuyên bố phá sản và bắt đầu lại từ đầu, chúng tôi biết rằng chúng ta không thể sống lại cuộc đời. Làm thế nào mà chúng ta bắt đầu lại sống từ đầu đây?

Tôi tin rằng chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thu xếp gọn gàng nhà cửa. Nếu ở trường hợp của tôi, tôi sẽ đánh giá toàn thể mọi khía cạnh của cuộc đời và sẽ loại bỏ một cách hệ thống những sai sót - tất cả những hàng hóa tinh thần mà đã tác động tiêu cực tới những dịch vụ tôi cung cấp và nhận từ khách hàng của tôi bao gồm cả những người thân thiết của tôi.

Nhưng tôi biết rằng dọn sạch nhà vẫn chưa đủ. Tôi còn phải giữ gìn căn nhà luôn ngăn nắp, có nghĩa là, tôi sẽ phải duy trì liên tục chất lượng dịch vụ của mình. Tôi đã quyết định xây dựng một chiến lược cho toàn bộ quá trình hoạt động. Và quá trình 4 bước tái thiết lập tinh thần và tình cảm của tôi là hiện thực hóa các quyết định đó.

1) Đánh giá toàn bộ các cảm xúc tích cực và tiêu cực. Tôi bắt đầu bằng cách chia những điều tôi đã làm thành hai mục: mục 1 là thành tích và những câu chuyện vui, mục 2 là những sai lầm và những câu chuyện buồn. Lý do của sự việc này rất “có tính doanh nghiệp”. Để biết được thực trạng của một doanh nghiệp, chúng ta phải chuẩn bị một bảng tính những thành công và thất bại. Và tôi cũng làm tương tự để biết thực trạng của mình.

Tiến hành đánh giá một cách tổng thể sẽ giúp bạn biến những ý nghĩ trừu tượng thành lời. Đôi khi một hành động đơn giản là viết lên giấy những điều mình đang băn khoăn suy nghĩ cũng là một cách tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề hay ít nhất cũng có thể xua đuổi nó đi. Và bạn phát hiện ra rằng danh sách những cảm giác tiêu cực ngắn hơn nhiều những gì mà bạn tưởng tượng.

Cũng tương tự, bắt tay vào làm việc sẽ thấy được cách giải quyết. Tôi thấy bất ngờ vì chỉ một vài sự kiện và một vài cảm xúc cũng có thể khống chế tôi. Tôi phát hiện ra rằng những vấn đề đó cũng không hề khó giải quyết. Điểm mấu chốt của việc đánh giá toàn thể bản thân là sự trung thực. Bạn không được phép tự lừa dối mình. Phải chấp nhận một sự thật là những cảm xúc này như dòng nước dưới chân cầu. Hãy tự đánh mình một lần xem. Thay vì nói: “ôi ước gì tôi đã không làm điều đó”, bạn nên nói: “Lần sau tôi sẽ làm điều đó”.

2) Rũ bỏ những cảm giác tiêu cực: Tiếp theo tôi tưởng tượng những luồng cảm xúc của tôi như những chú cá. Cảm xúc tích cực là cá vàng và cảm xúc tiêu cực là cá mè đen. Phơi bày những luồng cảm xúc này lên giấy cũng như đưa các chú cá vàng và cá mè đen đem vào bể cá. Tôi để những chú cá vàng (cảm xúc tích cực) vào bể mà tôi có thể chiêm ngưỡng chúng. Tôi bắt những con cá mè đen ra và vất chúng vào xô rồi tôi có thể tóm cổ và kết liễu bọn chúng một cách dễ dàng.

Quá trình đánh giá bản thân không khó nhưng rất tốn sức. Bạn không thể chỉ làm trong một ngày. Bạn có thể tự quy định tiến độ công việc. Bạn có thể giết chết con cá mè đen trong nhiều ngày hoặc bạn có thể hành hình chúng vào dịp cuối tuần.

Giải quyết mỗi một cảm xúc và sự kiện một cách cởi mở và trung thực trên giấy.

Sau đó sẽ quyết định nên xử lý các chú cá mè đen ở đâu và như thế nào. Có chú nên thái ra và có chú thì nên băm nhỏ. Cuối cùng sẽ xử lý hết bọn chúng.

Quá trình này cho phép tôi đưa ra quyết định một cách hiệu quả, từ đó giúp tôi hoạch định lại nhiệm vụ trong cuộc đời và mong muốn chỉnh đốn cách sống để phù hợp với hệ thống giá trị cơ bản của tôi.

3) Xây dựng một bản kế hoạch chi tiết cho cuộc sống có mục đích. Tôi đã bắt đầu tái thiết lại cuộc đời mình và đóng gói lại hành lý. Tôi đã biết nơi nào tôi muốn đến và thứ gì tôi cần phải mang theo.

Sau khi đánh giá và dọn sạch những cảm xúc tiêu cực, bước tiếp theo là bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh. Tiêu đề phổ biến của một kế hoạch kinh doanh cũng chính là tiêu đề cho kế hoạch cuộc đời bạn. Ví dụ: “Kế hoạch nhiệm vụ” tương đương “Mục đích cuộc đời”, “Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công” tương đương “sức mạnh và điểm yếu”; “Bản tóm tắt kinh doanh” tương đương “Sơ yếu lý lịch” và “Vị trí trên thị trường” tương đương “Triết lý cuộc đời”.

4) Kiểm soát và đảm bảo dịch vụ chất lượng cao. Một trong những nhân tố quan trọng nhất để đạt được nhiệm vụ kinh doanh là đảm bảo dịch vụ chất lượng cao bằng

cách áp dụng một quy trình đảm bảo chất lượng. Tôi sử dụng các bài viết của báo hàng ngày và hàng tuần để triển khai kiểm tra chất lượng của chính mình.

Nếu bạn không có thói quen giữ các tờ báo thì tôi khuyên bạn nên bắt đầu thử xem.

Không chỉ đánh giá được những gì bạn làm hàng ngày, bạn còn có thể thu được rất nhiều lợi ích từ những bài báo đó. Bạn sẽ hình thành thói quen dành cho mình những khoảng thời gian yên tĩnh để suy nghĩ một cách có hệ thống những vấn đề cảm xúc của mình. Bạn hãy lưu giữ nó và qua đó có thể kiểm soát được những thay đổi về vị trí của bạn với các vấn đề theo thời gian.

Những bài viết trên báo giúp tôi tự giáo dục bản thân và giáo dục về nhu cầu ngày càng cao của mình. Tôi đã biết cách làm giảm sự căng thẳng và sợ hãi, biết cách kiểm soát cảm xúc của mình và xác định được điều gì thật sự mang đến hạnh phúc và thành đạt cho mình.

Trong chuyến hành trình tự khám phá bản thân, tôi đã nghiệm ra một điều rằng tôi chỉ cần nỗ lực một chút để kiểm soát thói quen và các vấn đề trong cuộc sống, áp dụng các biện pháp khoa học và hệ thống thì tôi sẽ có nhiều thời gian và có sự thanh thản để sống một cuộc đời tươi đẹp, sáng tạo và nhiều mục đích hơn.

Ai là người phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời bạn?

Phần lớn các doanh nghiệp được xây dựng bởi một cá nhân. Trong giai đoạn phát triển ban đầu của mình. Mỗi phương pháp xây dựng doanh nghiệp đều phản ánh nhân cách và triết lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Ngày nay chúng ta nhìn nhận hình thức này trên phương diện công ty “Bố và mẹ”.

100 năm trước đây cũng có các công ty công nghiệp được quản lý và điều hành khi mới được thành lập. Ngày nay phương pháp quản lý doanh nghiệp lại đối lập. Khi các công ty như vậy còn nhỏ thì các kế hoạch kinh doanh của nó do chủ nhân tự hoạch định và triển khai.

Ngày nay, quản lý phải luôn chủ động và tri thức. Một doanh nghiệp thành đạt là một doanh nghiệp luụn cú mục đớch rừ ràng và định liệu trước được kết quả kinh doanh. Với kế hoạch kinh doanh mục đớch rừ ràng như vậy nờn việc nghỉ hưu hay qua đời của chủ nhân nó không ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp.

Sự cải tiến của kế hoạch kinh doanh chứng minh cho sự chuyển đổi từ cách quản lý bị động sang cỏch quản lý chủ động cú chiến lược và mục đớch rừ ràng.

Nhìn cuộc đời của chúng ta, tôi nghĩ, chúng ta có thể thiết lập một kế hoạch tương tự, có nghĩa là chúng ta dành thời gian lên kế hoạch cho cuộc sống của chúng ta.

Trong quá khứ, cuộc sống của chúng ta như một quán trọ - chúng ta chỉ có nhiều kế hoạch tạm thời và những quyết định quan trọng của chúng ta trở nên vô cùng bị động.

Những sự thay đổi đang ở trước mắt. Tại bất kỳ hiệu sách nào hiện nay bạn đều tìm được những cuốn sách về sự tự vươn lên.

Một phần của tài liệu Trí tuệ kinh doanh châu Á Những doanh nhân thành công nhất khu vực (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w