Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng triết học của Cantơ

Một phần của tài liệu Quan niệm của I.Cantơ và G.F.Heeghen về phán đoán (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA CANTƠ VÀ HÊGHEN VỀ PHÁN ĐOÁN

1.2. Giới thiệu chung về Cantơ và Hêghen

1.2.1. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng triết học của Cantơ

Cantơ sinh ngày 22 thỏng 4 năm 1724 tại Kừnigsberg, một thành phố nhỏ vùng đông bắc nước Phổ, là con thứ tư trong gia đình người thợ đóng yên cương gốc Scotland. Tinh thần yêu lao động, nghiêm túc, trọng danh dự và sùng đạo của gia đình đã tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách thời niên thiếu và những năm sau này của Cantơ. Mùa thu năm 1840, Cantơ kết thúc phổ thông trung học và ghi danh vào khoa Triết học, Đại học Kừnigsberg. Tại đõy Cantơ làm quen lần lượt với văn húa Hy Lạp, La Mó (hồi

đó tiếng Hy Lạp và La Mã được coi là những môn học bắt buộc cần thiết đối với sinh viên), với tư tưởng triết học và khoa học của Descartes, Newton, với Siêu hình học của Hume, Wolff, triết học xã hội của các nhà khai sáng Pháp, nhất là Rousseau.

Năm 1745, Cantơ tốt nghiệp đại học vào loại xuất sắc với luận văn

“Hãy luôn suy tư về giá trị chân chính của cuộc sống”. Từ năm 1746 đến năm 1755, Cantơ làm gia sư để có tiền theo đuổi sự nghiệp khoa học.

Trong khoảng thời gian trên nhờ một phần tài chính do người chú giúp Cantơ đã xuất bản hàng loạt cuốn sách có giá trị như Ý tưởng về sự đánh giá đúng các hoạt lực (1746), Về vấn đề trái đất có già đi không theo quan điểm vật lý (1754), Về ma sát của thủy triều (1754), Lịch sử tự nhiên tổng quát và thuyết bầu trời (1755), cùng một số bài viết khác.

Mựa hố năm 1755 Cantơ trở lại Đại học Kừnigsberg, khởi đầu bằng công trình nghiên cứu về lửa, nhận được giải thưởng của trường. Ngày 27 tháng 9 năm 1755, ông được phong Phó giáo sư. Cũng năm đó Cantơ bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài "Đơn tử luận vật lý”, chịu ảnh hưởng một phần của Leibniz, nhưng xu hướng tư tưởng lại gần với Newton. Lĩnh vực Cantơ có thế mạnh, được đánh giá cao bởi tính độc đáo và sâu sắc, là vật lý học và siêu hình học. Năng lực nghiên cứu của Cantơ còn thể hiện ở toán học, địa vật lý, sư phạm học, cơ học, khoáng vật học, sinh học… Tuy nhiên trong vòng gần 15 năm, ông vẫn phải kiếm sống thêm bằng cách làm phụ việc cho thư viện Hoàng gia Kừnigsberg với số lương ớt ỏi là 52 thaler một năm.

Những năm 60 thế kỷ XVIII tư tưởng của Cantơ chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của các thành tựu khoa học và phong trào Khai sáng từ Pháp lan sang. Trong sinh hoạt văn hóa tinh thần xuất hiện ba tác phẩm ghi dấu ấn của thời đại, đó là Voltaire với Candide, Rousseau với Bàn về khế ước xã hội, Lessing (Đức) với Laoconn – tuyên ngôn khai sáng về nghệ thuật và thi ca.

Cantơ cũng góp mặt vào danh sách đó bằng loạt tác phẩm đánh dấu quá trình

tìm tòi cho mình con đường mới, như Khái niệm khoa học mới về vận động và đứng im (1760), Triết lý hão trong bốn hình thái tam đoạn luận (1762), Tìm hiểu cảm xúc về cái dẹp và cái cao thượng (1764), Về cơ sở ban đầu của sự phân chiều trong không gian (1768)…

Thế nhưng từ năm 1770 trở đi, quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Cantơ đã đem đến cho ông địa vị cao về xã hội lẫn sự nghiệp khoa học. Vào thời điểm được phong Giáo sư (1770), Cantơ cũng bắt đầu thời kỳ mới trong tư tưởng – thời kỳ “phê phán". Năm 1780, Cantơ được bầu vào Hội đồng khoa học tối cao của Đại học Kừnigsberg. Năm 1781, Cantơ cụng bố Phờ phán lý tính thuần túy, tác phẩm lớn trong bộ ba các tác phẩm “Phê phán” của ông, khởi điểm và nội dung cơ bản của “bước ngoặt Copernics” trong triết học. Đó là năm trọng đại trong sự nghiệp khoa học của Cantơ. Phê phán lý tính thuần túy được mở đầu bằng luận điểm cho rằng: mọi tri thức bắt đầu từ kinh nghiệm, nhưng không quy về kinh nghiệm. Một phần tri thức của chúng ta được chi phối bởi chính năng lực nhận thức vốn có, mang tính chất tiên nghiệm. Tri thức kinh nghiệm thì đơn nhất, nên ngẫu nhiên, còn tri thức tiên nghiệm – phổ biến và tất yếu. Chủ nghĩa tiên nghiệm của mọi tri thức bắt đầu từ kinh nghiệm, nhưng không quy về kinh nghiệm khác với học thuyết về ý niệm bẩm sinh. Một là, mọi tri thức bắt đầu từ kinh nghiệm, nhưng không quy về kinh nghiệm, chỉ có hình thức tri thức mới tiên nghiệm, còn nội dung tri thức xuất phát từ kinh nghiệm. Hai là, bản thân những hình thức tiên nghiệm không phải là những hình thức bẩm sinh, mà có lịch sử của mình.

Năm 1795, Cantơ công bố tác phẩm thể hiện thiên hướng chính trị – xã hội của mình, bổ sung và làm sâu sắc thêm các chủ đề đã nêu trong bộ ba

“Phê phán…”, đó là Về nền hòa bình vĩnh cửu. Có thể nhận thấy ở đây một con người luôn suy tư về số phận nhân loại, về xu hướng vận động của lịch sử, một nhà khai sáng chủ trương xác lập “xã hội công dân phổ quát” thay thế

chế độ quân chủ đang tỏ ra lỗi thời, kêu gọi con người vươn đến mục tiêu lớn là “nhà nước toàn thế giới” và nền hòa bình vĩnh cửu.

Năm 1797, sau cái chết của vua Frederick William II, Cantơ thấy mình đã hết trách nhiệm với bản cam kết năm 1794. Song sức khỏe của ông đã suy giảm, không còn đủ sức để giảng dạy và nghiên cứu nữa. Ngày 12 tháng 2 năm 1804, Cantơ trút hơi thở cuối cùng tại thành phố quê hương – Kừnigsberg.

Sự nghiệp sáng tác của Cantơ, với tính cách là người mở đầu một chương mới trong lịch sử triết học phương Tây, được đánh giá cao cả trong và ngoài nước. Năm 1786, Cantơ được bầu vào Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ; năm 1794 trở thành viện sỹ danh dự Viện hàn lâm khoa học Saint- Petersburg; năm 1789 – viện sỹ Viện hàn lâm khoa học tại Italia, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.

Triết học của Cantơ chia làm hai thời kỳ và tên gọi của hai thời kì chỉ bắt đầu khi Cantơ thực hiện cuộc cải tổ triết học của ông vào những năm 1770, với ý tưởng cơ bản là xem xét một cách có phê phán khả năng tri thức của con người, chống lại chủ nghĩa giáo điều lẫn chủ nghĩa hoài nghi vô căn cứ, mở rộng có tập trung các vấn đền triết học trên cơ sở phát huy ưu thế của

“lí tính thực tiễn”. Vì thế mới có cái tên là “tiền phê phán” và “phê phán”.

Thời kỳ tiền phê phán (1745 - 1769), Cantơ chủ yếu nghiên cứu các vấn đề toán học, cơ học, thiên văn học. Cantơ đã thể hiện quan điểm duy vật về thế giới với luận điểm nổi tiếng: “Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó, nghĩa là hãy cho tôi vật chất tôi sẽ chỉ cho bạn thấy thế giới vật chất có được như thế nào” [13, 26]. Bên cạnh những quan niệm duy vật, thời kỳ này ở ông cũng xuất hiện những tư tưởng thể hiện sự bế tắc trong việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề triết học. Lối thoát cho sự bế tắc này được ông giải quyết trong thời kỳ phê phán.

Giá trị lớn nhất của triết học Cantơ thời kì tiền phê phán là ở những công trình nghiên cứu tự nhiên, vũ trụ, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phép biện chứng.

Cantơ đã đưa thêm vào cơ sở phương pháp luận triết học những nguyên lí cơ học và khoa học thực nghiệm áp dụng. Cantơ bổ sung cho những luận điểm khoa học tự nhiên thời đó những luận giải triết học về sự hình thành và phát triển của tự nhiên, định hướng của các quá trình phát triển.

Thời kỳ phê phán (1770 - 1804), với phương châm “thời đại chúng ta là thời đại phê phán đích thực mà mọi thứ đều phải phục tùng” [13, 26], Cantơ đề ra nhiệm vụ cho triết học của mình là phê phán hệ thống siêu hình học cũ, đặt ngược lại một số vấn đề mà môn khoa học này tưởng như đã giải quyết xong. Do đó mà xuất hiện lần lượt ba tác phẩm “phê phán”: Phê phán lý tính thuần túy, nghiên cứu có phê phán vấn đề nhận thức lý luận; Phê phán lý tính thực tiễn, tìm hiểu hoạt động thực tiễn của con người, các chuẩn mực, các giá trị, các thiết chế xã hội do con người định ra cho mình trong hoạt động đó (hoạt động thực tiễn tự nó đã là hoạt động có lý trí); Phê phán năng lực phán đoán, bàn về tư tưởng thẩm mỹ và tính hợp lý của thế giới. Việc đặt ra vấn đề nghiên cứu một cách có phê phán bản chất và khả năng của nhận thức, những điều kiện và cơ cấu của trí tuệ đã cho phép Cantơ thực hiện bước ngoặt Copernics trong triết học. Nói cách khác, trong sự phát triển của siêu hình học cận đại, Cantơ đã vượt qua một ranh giới quyết định và cực kỳ quan trọng. Cả triết học lý luận lẫn triết học thực tiễn, kể cả thẩm mỹ học nữa, đã được Cantơ cải biến đến mức làm quan niệm về triết học cũng thay đổi đáng kể.

Phần lý luận của triết học Cantơ tập trung trong Phê phán lý trí thuần túy. Tư tưởng xuất phát của Cantơ trong nhận thức luận là: trước khi bắt đầu nhận thức đối tượng chúng ta phải tìm hiểu và xác định khả năng, giới hạn và phương tiện của nhận thức, nhằm tránh rơi vào lối mòn của chủ nghĩa giáo điều và những lầm lẫn của “lý trí phỏng đoán”. Trong phần này , Cantơ sử

dụng phán đoán n hư là mô ̣t con đường dẫn đến tri thức tối cao là "ý niệm", và đă ̣c biê ̣t coi tro ̣ng phán đoán . Ông cũng là người đầu tiên thể hiê ̣n phán đoán như là mô ̣t hình thức tư duy có sự vâ ̣n đô ̣ng biê ̣n chứng .

Cantơ tập trung toàn bộc sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ông đặt ra cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới.

Trong hệ thống triết học phê phán, có thể khẳng định, phép biện chứng siêu nghiệm của Cantơ là một thành tựu vô cùng quan trọng.

Như vâ ̣y , triết học Cantơ là một nấc thang trong lịch sử tư tưởng, hàm chứa những sự tổng hợp mang tính khái quát những giá trị của quá khứ, từ đó mở ra khả năng tiếp tục phát triển ở thời đại sau, thế hệ sau. Cantơ đặt ra nhiều mục tiêu khó có thể thực hiện trọn vẹn, nhưng đó lại là chân lí: mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết được những nhiệm vụ theo khả năng của mình, song ít nhất là gợi mở những ý tưởng cho thời đại sau, bởi lẽ nhận thức là một quá trình vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

Một phần của tài liệu Quan niệm của I.Cantơ và G.F.Heeghen về phán đoán (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)