Tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của Cantơ

Một phần của tài liệu Quan niệm của I.Cantơ và G.F.Heeghen về phán đoán (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA CANTƠ VÀ HÊGHEN VỀ PHÁN ĐOÁN

1.3. Về hai tác phẩm “lôgic học” chính của Cantơ và Hêghen

1.3.1. Tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy” của Cantơ

Phê phán lý tính thuần túy của Cantơ được thừa nhận rộng rãi là tác phẩm nền tảng của triết học cổ điển Đức. Nó là nơi kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó, đồng thời là xuất phát điểm và điểm quy chiếu của triết học cổ điển Đức (Fichte, Schelling, Hêghen) có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay.

Phê phán lý tính thuần túy được coi là đặt nền móng cho toàn bộ tòa nhà triết học Phê phán của Cantơ. A. Schopenhauer đã đánh giá đó là “một quyển sách quan trọng nhất trong muôn một được trước tác tại Âu châu” [26, XXVII]. “Nếu sản phẩm của thời đại Khai sáng là cuốn Bách khoa gồm 150 tác giả với một nội dung tri thức trăm hoa đua nở, thì phải nhấn mạnh thêm rằng, song song với nó, Phê phán lý tính thuần túy là một cuốn “bách khoa”

của khoa học triết lý tuy với mục đích khiêm tốn là tri thức khoa học, do chỉ một người trước tác, nhưng không kém phong phú đa dạng và đồng thời lại là một hệ thống tư tưởng thật sự được xuyên suốt và thấm đượm tinh thần yêu chân lý như định nghĩa triết học từ truyền thống Hy Lạp” [26, XXX].

Kết cấu, nội dung tác phẩm

Về hình thức ta thấy trọng điểm của Phê phán lý tính thuần túy nằm trong triết học lý thuyết, nhưng mục đích của lý tính lại hướng tới con người.

Trong ba câu hỏi: “Tôi có thể biết gì? Tôi phải làm gì? Tôi được phép hi vọng điều gì?” [10, 1145], Phê phán lý tính thuần túy đã trả lời cho câu hỏi thứ nhất - đơn thuần tư biện. Nhưng cả ba câu hỏi đều hướng đến giải đáp cho câu hỏi cuối cùng: “Con người là gì?”. Phê phán lý tính thuần túy đã mở rộng đối tượng nghiên cứu đến triết lý nhân học rộng lớn.

Cantơ chỉ cần mấy tháng để hoàn thành tác phẩm đồ sộ này, nhưng điều đó không có nghĩa đây chỉ là sản phẩm ngẫu hững của ông, trái lại nó là sự

kết tinh những kết quả nghiên cứu trong cả một quá trình lâu dài và đầy trăn trở của Cantơ. Từ năm 1770 đến năm 1780, Cantơ không công bố tác phẩm nào ngoài 20 trang tóm tắt đề cương giáo trình. Nhưng đây chính là 10 năm thai nghén hệ thống triết học sau này. Tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy đồ sộ với 884 trang, lần đầu tiên được xuất bản vào dịp Lễ phục sinh 5/1781 khi Cantơ đã 57 tuổi, bản A. Đó không chỉ là tác phẩm có nội dung phong phú mà còn khó hiểu nhất và chính Cantơ cũng ý thức được điều đó. Ông bày tỏ trong Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất như sau: “Ở đây tôi chờ đợi nơi những độc giả của tôi sự kiên nhẫn và lòng vô tư của một quan tòa” [10,16]. Nhưng kết quả không như Cantơ mong đợi, không ai chú ý vì xem nó khó hiểu và chán ngắt. Để có thể dễ hiểu hơn, hai năm sau Cantơ đã cho ra mắt Sơ luận về bất kỳ môn siêu hình học nào trong tương lai muốn có thể xuất hiện như một khoa học chỉ khoảng 150 trang. Nhưng lại một lần nữa nó vẫn làm ông thất vọng, vì quá ngắn nên không dễ hiểu chút nào mà càng khó hiểu hơn. Và 4 năm sau, khi ấn bản thứ hai ra mắt vào tháng 6/1787, bản B với Lời tựa mới, bổ sung thêm cho lời dẫn nhập và sửa chữa một số chương, đoạn quan trọng thì bước ngoặt mới thực sự xảy ra. Tác phẩm này đã gây chấn động sâu sắc trong giới triết học, và Cantơ trở thành một “ngôi sao lừng danh”. Tên tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy ở đây không có nghĩa là sự lên án hay đả kích như cách hiểu thông thường mà là sự làm sáng tỏ, kiểm thảo, xác định ranh giới của lý tính theo đúng nghĩa là “tòa án” của lý tính, trong đó lý tính vừa là quan tòa, vừa là bị cáo. Và với việc lấy sự phê phán này làm nền tảng, thì người ta mới

“có một viên đá thử chắc chắn” để đánh giá nội dung triết học của các tác phẩm xưa cũng như nay trong ngành chuyên môn này.

Phê phán lý tính thuần túy có một chỗ đứng vững chắc trong lịch sử triết học là điều không thể phủ nhận. Thái Kim Lan trong lời Dẫn luận cho bản dịch tiếng Việt cuốn Phê phán lý tính thuần túy của Bùi Văn Nam Sơn có nhận xét: “Có thể nói rằng chưa có một tác phẩm nào đã thay đổi tư tưởng của

thời cận đại một cách vang dội như tác phẩm Phê phán lý tính thuần túy của ông. Trong tất cả các tác phẩm của Bacon, Descartes, Hobbes, sau đó của Pascal, Leibniz, locke, Hume, Rousseeau, các tác phẩm của Fichte, Hegel, Nietzsche, tiếp theo của Frege, Russell, Heidegger và Wittgenstein, Tây phương không thấy tác phẩm nào đã ảnh hưởng lên triết học cận đại và hiện đại hơn Phê phán lý tính thuần túy” [26, XXX].

Ngoài Lời tựa và Lời dẫn nhập, Phê phán lý tính thuần túy gồm có hai phần chính: học thuyết tiên nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức chiếm phần lớn cuốn sách, và học thuyết tiên nghiệm về phương pháp. Học thuyết tiên nghiệm về các yếu tố cơ bản của nhận thức lại gồm có hai phần: Cảm năng học siêu nghiệm bàn về năng lực cảm tính, còn lôgíc học siêu nghiệm thì bàn về quan năng của tư duy. Lôgíc học lại có hai phần: Phép phân tích siêu nghiệm bàn về giác tính và phép biện chứng siêu nghiệm bàn về lý tính. Và quan niê ̣m về phán đoán và vai trò của nó được Cantơ tâ ̣p trung trình bày

trong phần đầu của tác phẩm khi ông bàn đến ho ̣c thuyết tri thức và khả năng nhâ ̣n thức "vâ ̣t tự nó " của mình. Trong đó, Cantơ cho rằng, chỉ có con đường duy nhất là thông qua phán đoán mà đặc biệt là phán đoán tổng hợp tiên nghiê ̣m, lý tính mới nhận thức được cái tối cao nhất là "ý niệm". Tác phẩm đã xây dựng một hệ thống những quan điểm về phán đoán đầu tiên một cách biện chứng, làm cơ sở cho các nhà logic học sau này.

Cảm năng học siêu nghiệm gồm hai chương: về không gian và thời gian: hai vật liệu bên trong chính của cảm năng, tức hai mô thức thuần túy của trực quan cảm tính, trụ cột thứ nhất của nhận thức.

Lôgíc học siêu nghiệm nghiên cứu về hai nhóm vật liệu khác:

Phân tích pháp siêu nghiệm tìm kiếm các vật liệu chính của giác tính:

các phạm trù (còn gọi là “các khái niệm thuần túy của giác tính”) và các nguyên tắc, trình bày thành hai “quyển”: “phân tích pháp các khái niệm” và

“phân tích pháp các nguyên tắc”, trụ cột thứ hai của nhận thức. Chỉ các loại

vật liệu trên là đủ chất lượng để xây dựng tòa nhà nhận thức trong phạm vi kinh nghiệm. Trong phần này , Cantơ la ̣i tiếp xây dựng mô hình phán đoán theo bảng pha ̣m trù nhằm mục đích luâ ̣n giải cho khả năng của tư duy .

Biện chứng pháp siêu nghiệm kiểm tra loại vật liệu đặc biệt của lý tính:

các ý niệm. Chúng đã được siêu hình học “giáo điều” sử dụng tùy tiện để xây nên ba tòa nhà lộng lẫy nhưng thiếu vững chắc: tâm lý học thuần lý (làm nảy sinh “cỏc vừng luận tõm lý học”); vũ trụ học thuần lý (làm nảy sinh cỏc nghịch lý của lý tính thuần túy) và thần học thuần lý (nâng ý niệm lên thành

“ý thể” tạo ra ba luận cứ thiếu cơ sở nhằm chứng minh sự tồn tại của Thượng đế). Sau khi kiểm tra, phê phán, Cantơ đề ra phương pháp để giải quyết: các ý niệm của lý tính không thể cấu tạo nên nhận thức khách quan, nhưng vẫn có ý nghĩa quan trọng và chỉ được dùng để định hướng và thúc đẩy nhận thức trong nghiên cứu tự nhiên và là các “định đề” trong sinh hoạt đạo đức.

Một phần của tài liệu Quan niệm của I.Cantơ và G.F.Heeghen về phán đoán (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)