CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA CANTƠ VÀ HÊGHEN VỀ PHÁN ĐOÁN
1.3. Về hai tác phẩm “lôgic học” chính của Cantơ và Hêghen
1.3.2. Tác phẩm “Tiểu logic” của Hêghen
Tác phẩm Bách khoa thư các khoa học triết học I, Khoa học lôgíc thường được gọi là Tiểu Lôgíc học vì tương đối ngắn và có tính chất tóm lược, như là phần thứ nhất trong ba phần của bộ Bách khoa thư các khoa học triết học (1830), tức ba bộ phận hợp thành của hệ thống triết học Hêghen. Hai phần còn lại là Triết học về Tự nhiên và Triết học về Tinh thần. Còn bộ Ðại Lôgíc thì đồ sộ và chi tiết hơn được hoàn thành 15 năm trước đó (1816). Cả hai quyển Lôgíc học này là nền tảng của triết học Hêghen và cũng là của phép biện chứng nổi tiếng từ trước tới nay. Cho nên để hiểu được lôgíc học của Hêghen, chúng ta cần phải đi vào nghiên cứu các tác phẩm của ông đặc biệt là bộ Bách khoa thư bởi những lý do: trước hết, đây là công trình được Hêghen theo đuổi suốt đời, xem như là công việc chủ yếu của mình. Nó cũng là cơ sở và hình thức cô đọng cho các bài giảng nổi tiếng của ông, đồng thời có rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác được triển khai trong tác phẩm, tiêu biểu là những tư tưởng cơ bản của Hêghen về lôgíc biện chứng.
Bách khoa thư, theo đúng nghĩa của nó là sổ tay cương yếu về một ngành khoa học: “Với tư cách là Bách khoa thư, khoa học không được trình bày trong sự phát triển đầy chi tiết của sự đặc thù hoá của nó, trái lại, được giới hạn ở những chỗ bắt đầu và những khái niệm cơ bản của các khoa học đặc thù” [14, 76]. Bách khoa thư phải loại trừ được những sự hỗn tạp đơn thuần những kiến thức, tiến hành sắp xếp các môn học theo một sự nối kết tất yếu, được quy định bằng khái niệm. Triết học là “một toàn bộ gồm nhiều môn khoa học” nhưng cái toàn bộ này luôn tạo nên “một khoa học đúng thật”, như vậy ở đây đặt ra yêu cầu rất cao cần phải có sự nối kết lôgíc, coi đó như là cơ sở nền tảng cho việc xây dựng hệ thống.
Với Bách khoa thư, Hêghen muốn tổng hợp tư duy của nhân loại vào một hệ thống, sắp xếp những khái niệm nền tảng của triết học theo trình tự lôgíc (và phán đoán được triển khai theo trình tự logic của khái niệm ). Công việc này quả thật không dễ dàng bởi trong lịch sử mới chỉ xuất hiện một công trình khổng lồ duy nhất của Aritxtot. Đây cũng chính là lý do mà luâ ̣n văn tâ ̣p trung phân tích ho ̣c thuyết khái niê ̣m trước khi bàn đến những quan điểm về
phán đoán . Bên ca ̣nh đó , Bách khoa thư ra đời đánh dấu một bước phát triển có một không hai trong lịch sử tư tưởng phương Tây: đào sâu Siêu hình học Hy Lạp bằng đức tin Kitô giáo, đồng thời vượt bỏ thần học Kitô giáo trong sự tư biện và hoàn tất trong “Tri thức tuyệt đối” của Tinh thần đã đi đến chỗ tự giác. Phương pháp để ông có thể làm được điều này chỉ có thể là lôgíc học.
Tiểu logic của Hêghen được phân chia theo dạng tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề, đó là:
(1) Học thuyết về tồn tại (2) Học thuyết về bản chất (3) Học thuyết về khái niệm
Trong đó, (1) và (2) là lôgíc khách quan, còn (3) là lôgíc chủ quan. Thứ tự đi từ tồn tại tới bản chất, rồi từ đó đi tới khái niệm là quá trình nhận thức đi
từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng, phù hợp với các giai đoạn của nhận thức, nó cũng chính là con đường biện chứng của sự phát triển nhận thức của con người. Trước hết, ta phải nhận thức được sự tồn tại của sự vật, sau đó mới có thể nhận thức được bản chất bên trong của nó và đạt đến đỉnh cao khi ở trình độ nhận thức khái niệm. Cơ sở cho sự phân chia này chính là mô hình cơ bản của Hêghen về sự phát triển lôgíc, là quá trình vận động, phát triển từ sự trực tiếp sang sự phản tư (sự trung giới) để đi đến sự tồn tại ở trong nhà của chính mình đã phát triển. Đây không phải là sự liệt kê các quy định của tư duy mà là sự phát triển và triển khai các khái niệm của chúng theo đúng lịch sử. Con đường từ tồn tại, bản chất đến ý niệm tuân theo tính tất yếu nội tại của tư duy, là sự trình bày về tiến trình tự khai triển chủ động theo tính quy định của nó. Mặc dù lôgíc học của Hêghen được chia làm ba phần nhưng thực ra là hai, được Hêghen gọi là phần khách quan (học thuyết về tồn tại và bản chất) bàn về những quy định tư duy, trong đó, về mặt hình thức, tư duy là ở nơi cái khác và phần chủ quan (học thuyết về khái niệm), là nơi tư duy, về mặt hình thức,ở nơi chính mình.
Trong học thuyết về tồn tại, Hêghen đề cập đến ba khái niệm: chất, lượng và hạn độ. Nội dung chủ yếu của học thuyết về tồn tại chính là quy luật từ sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngược lại như một quy luật cơ bản của phép biện chứng. Tư duy bắt đầu với tồn tại, nhưng sẽ không bỏ rơi nó mà sẽ quay trở lại với nó ở cuối chặng đường với sự phong phú đích thực.
Trong học thuyết về bản chất, cũng chia làm ba phần được sắp xếp theo nguyên tắc tam đoạn thức: bản chất - hiện tượng - hiện thực, trong đó Hêghen đã trình bày quy luật mâu thuẫn và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng như: “hiện tượng - bản chất”, “hình thức - nội dung”, “ngẫu nhiên - tất yếu”, “khả năng - hiện thực”, “nguyên nhân - kết quả”. Phép biện chứng ở đây là “sự hiện hình của cái này trong cái khác của nó” (ví dụ, bản chất hiện
hình thông qua hiện tượng, hiện tượng chỉ hiện hình với tư cách là hiện tượng thông qua mối quan hệ với bản chất).
Trong học thuyết khái niệm, sự thống nhất của tồn tại và bản chất, cái vừa trực tiếp (có thể cảm giác được), vừa gián tiếp (không cảm giác được) là ở trong "khái niệm", “Khái niệm là chân lý của tồn tại và bản chất" [14, 652]. Trong phần này , Hêghen phân tích phán đoán để chứng minh cho sự vận đô ̣ng phát triển biê ̣n chứng của khái niê ̣m và qua đó cũng chứng tỏ bản thân phán đoán có sự vận động biện chứng thông qua các khái niệm và thông qua chính các phán đoán . Ông viết “đối với riêng phán đoán, thì trước hết, sự quy định tiếp theo của bản thân phán đoán là sự quy định đi từ tính phổ biến cảm tính, thoạt đầu còn trừu tƣợng, đến tính tất cả, loài và giống và đến tính phổ biến đã đƣợc phát triển của Khái niệm” [14, 717]. Những phân tích của Hêghen về các dạng phán đoán, suy luận đã đẩy lôgíc học của Hêghen đạt đến đỉnh cao so với đương thời. Cụ thể vấn đề này sẽ được tập trung nghiên cứu ở chương hai.
Tiểu kết chương 1
Sự hình thành của các tác phẩm và tư tưởng triết ho ̣c cũng như các
khoa ho ̣c khác , chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế , chính trị , tư tưởng, xã hội đương thờ i. Hai tác phẩm "phê phán lý tính thuần túy" và Cantơ và "Bách khoa thư các khoa học triết học I Khoa học logic" của Hêghen cũng không nằm ngoài quy luâ ̣t đó . Đó là sự tác đô ̣ng của hê ̣ thống những tư tưởng về triết ho ̣c và logic h ọc như : Heraclit, Platon, Descartes.... và đặc biệt là Arixtot. Tư tưở ng triết ho ̣c Cantơ và Hêghen trong đó có phán đoán đã kế
thừa những giá tri ̣ từ các nền triết ho ̣c trước nhưng mang đâ ̣m tư tưởng của xã
hô ̣i đương thời đó là tính duy tâm . Tuy nhiên , học thuyết về phán đoán của Cantơ và Hêghen cũng đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về nghiên cứu các hình thức tư duy và tính vận động của chúng .
CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN QUAN NIỆM VỀ PHÁN ĐOÁN