CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA CANTƠ VÀ HÊGHEN VỀ PHÁN ĐOÁN
1.2. Giới thiệu chung về Cantơ và Hêghen
1.2.2. Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng triết học của Hêghen
Trong số các nhà triết học vĩ đại nhất, không thể không kể tới Gióocgiơ Vinhem Phriđrích Hêghen (1770 - 1831) - người đã cùng Lút vích Phoiơbăc và các nhà triết học Đức đương thời khác tạo ra một trong những tiền đề lý luận cần thiết cho việc hình thành triết học Mác. Không chỉ là đại biểu nổi bật của nền triết học cổ điển Đức, Hêghen đã đem lại cho triết học địa vị vốn có và sứ mệnh cao cả của nó trong đời sống tinh thần nhân loại. Với những luận cứ sâu sắc và có cơ sở khoa học, Hêghen đã làm sáng tỏ đối tượng, chức năng và phương pháp của triết học, mối quan hệ của triết học với các khoa học khác và qua đó, trình bày một cách khúc chiết, đúng đắn bản chất của triết học.
Hêghen là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Macxit.
Ông sinh ngày 27 tháng 8 năm 1770 trong một gia đình quan chức cao cấp ở Stutgat thuộc Đức. Sau khi học xong phổ thông, năm 1788 ông theo học khoa
triết học và thần học ở đại học tổng hợp Tubingen (1788 - 1793). Thời trẻ, ông chủ yếu quan tâm nghiên cứu các vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo, ông đã từng làm gia sư tại Becner (1793 - 1796), trong thời gian này ông ham mê nghiên cứu triết học Kant, Platon, Spinoza. Tác phẩm đầu tiên của ông được công bố trong giai đoạn này là: Tôn giáo nhân dân và Thiên Chúa giáo (1792 - 1795). Vào năm 1799, ông lại tập trung nghiên cứu kinh tế chính trị học, phân tích tình hình xã hội nước Đức bấy giờ. Những định hướng phê phán xã hội trong các tác phẩm của Hêghen có liên quan mật thiết đến quá trỡnh cải cỏch sõu rộng đang diễn ra đối với trật tự xó hội, thể hiện rừ nhất trong cách mạng Pháp, đó là hệ thống các giá trị, các lý tưởng, các thể chế đã lỗi thời. Do ảnh hưởng ấy mà lý tưởng về tự do đã trở thành giá trị chủ yếu mà dựa trên đó, Hêghen bắt đầu luận chứng cho triết học của mình.
Những năm 1800 - 1803, Hêghen làm quen và kết bạn với Schelling và chịu ảnh hưởng các tư tưởng của Schelling. Từ đây, ông bắt đầu say mê các vấn đề triết học, ông chuyển đến Jena (1801) làm luận án và tham gia giảng dạy tại đại học tổng hợp Jena, lúc đầu dưới sự chỉ đạo của Schelling; ông giảng bài về lôgíc học, siêu hình học, triết học tự nhiên, pháp quyền tự nhiên, sau đó là “toán học thuần tuý”, số học và hình học. Ông đã nghiên cứu các hệ thống triết học của các bậc tiền bối trực tiếp và của các nhà triết học đương thời, cho ra đời các tác phẩm như Sự khác biệt giữa các hệ thống triết học Fichte và Schelling (1801). Từ đó Hêghen cố gắng xây dựng hệ thống triết học của riêng mình và trước hết là tìm kiếm cơ sở cho nó. Việc tìm kiếm này được phản ánh trong các tác phẩm như Niềm tin và tri thức, Hay triết học phản tư dưới mọi hình thức của nó - triết học Kant, Giacobi và Fichte (1802), Hệ thống đạo đức (1803), Triết học hiện thực Jena (1805 - 1806).
Tại Jena, Hêghen tập trung vào những công trình nghiên cứu lôgíc học triết học (lôgíc học siêu hình học) - đó là một phần của dự thảo cuốn sách Lôgíc học và siêu hình học được ông viết vào năm 1801 - 1802. Các phương
diện lôgíc học trong bản thảo được biết đến dưới tên gọi Lôgíc học, siêu hình học, triết học tự nhiên.
Giai đoạn ở Nurnberg (1808 - 1816) là một trong các giai đoạn hiệu quả nhất trong sự nghiệp sáng tạo của Hêghen, tại đây ông trở thành hiệu trưởng một trường trung học, đã giảng những bài mà sau đó được in thành sách Những bài giảng ở trường trung học, Nhập môn triết học. Tác phẩm lớn nhất và có thể coi là tổng hợp toàn bộ hệ thống Hêghen ở giai đoạn này là Khoa học lôgíc, được ông rất đánh giá cao bởi vai trò của nó chính là bộ phận thứ nhất, chủ đạo của hệ thống triết học. Khi đó lôgíc học được ông hiểu và xây dựng không như lôgíc học hình thức truyền thống, mà như một môn lôgíc học nội dung đồng thời là một bộ môn bản thể luận và nhận thức luận, chính vì vậy, nghiên cứu lôgíc học của Hêghen còn bao hàm cả lịch sử triết học, những quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng. Vào những năm 1816 - 1818, Hêghen là giáo sư tại Heidelberg, tại đây ông công bố tác phẩm Bách khoa thư các khoa học triết học (1817) chứa đựng toàn bộ nội dung hệ thống triết học Hêghen bao gồm ba phần, thứ nhất là lôgíc học với tư cách là cơ sở, thứ hai: triết học tự nhiên và thứ ba: triết học tinh thần. Từ năm 1818 đến cuối đời, Hêghen là giáo sư đại học tổng hợp Berlin. Các tác phẩm chủ yếu ở giai đoạn này là Những nguyên lý của triết học pháp quyền (1821), Bách khoa thư mở rộng (1827, 1830).
Khoa học logic có vai trò cực kì quan trong trong hệ thống triết học của ông. Hêghen nêu ra quan điểm của mình về nhiều vấn đề triết học trong đó có logic học nói chung và phán đoán nói riêng.
Hờghen xỏc định rất rừ ràng vị trớ của lụgớc học trong tổng thể cỏc khoa học triết học của mình trong tiểu đoạn §18 của tác phẩm Bách khoa toàn thư các khoa học triết học I. Khoa học lôgíc. Ông nhận thấy đó là một nhiệm vụ khó khăn vì để làm được điều đó đòi hỏi cần phải có một sự phân chia tổng quát nội dung của triết học thành những bộ phận khác nhau trong đó lôgíc học
là một phần. Thế nhưng, việc phân chia ấy tiền giả định rằng ta đã có một cái nhìn toàn bộ ngay trước khi trình bày có hệ thống. Điều ấy lại không ổn, không có nền triết học nào có thể mang lại một sự hình dung sơ bộ mà thoả đáng cả, vì xét đến cùng, nội dung chỉ được biện minh bằng chính tiến trình hình thành có hệ thống, tuần tự và tất yếu của bản thân việc trình bày khoa học. Hơn nữa, như ta sẽ thấy, theo Hêghen, triết học là khoa học về Ý niệm, nên chỉ có cái toàn bộ của khoa học mới là sự trình bày đích thực về Ý niệm chứ không chỉ là việc hình dung kiểu sơ bộ cho nhu cầu tìm hiểu theo trực quan và biểu tượng của ta. Vì thế việc phân chia triết học thành những khoa học đặc thù chỉ có thể được nhận thức, hay được thấu hiểu bằng khái niệm, chứ không phải chỉ được hình dung, là từ bản thân Ý niệm trong sự phát triển toàn bộ của nó.
Hệ thống triết học Hêghen có cấu trúc theo kiểu tam đoạn thức: chính đề - phản đề - hợp đề:
(1) Tinh thần tuyệt đối tự mình (2) Tinh thần tuyệt đối ở tồn tại khác (3) Tinh thần tuyệt đối cho mình
Tương ứng với ba giai đoạn phát triển trên đây của tinh thần tuyệt đối là ba lĩnh vực nghiên cứu:
(1) Lôgic học nghiên cứu con người lý tưởng, hay tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, giai đoạn tự mình. Điều đó được trình bày trong tác phẩm Khoa học lôgic, còn gọi là Đại lôgic và tập I của Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (còn gọi là Tiểu lôgic).
(2) Triết học tự nhiên nghiên cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn tồn tại khác.
(3) Triết học tinh thần (xét về cấu trúc hệ thống thì bao gồm Hiện tượng học tinh thần, triết học pháp quyền, triết học lịch sử, triết học tôn giáo và thẩm mỹ học) nghiên cứu con người hiện thực trong những hoạt động xã hội của nó.
Hệ thống triết học Hêghen là đầy đủ nhất với đỉnh cao của nó là Khoa học Lôgíc, đã xuất hiện ra như là khoa học về Ý niệm lôgíc. Ý niệm ở đây không chỉ thể hiện hay trình bày như là cái toàn thể được hợp nhất hoá một cách mạch lạc, mà là nơi Ý niệm tự khẳng định sự tự do của mình một cách cụ thể. Cái toàn thể có hệ thống này chỉ là một ý niệm duy nhất chứ không phải là sự đa tạp vô trật tự của các ý niệm. Một ý niệm ở đây chính là vòng tròn của những vòng tròn tạo nên chuỗi nội dung của nó.
Hêghen cho rằng, chúng ta tìm thấy các cấp độ khác nhau của ý niệm lôgíc ở trong lịch sử của triết học, trong hình thức của những hệ thống triết học xuất hiện tiếp theo nhau, mà mỗi hệ thống đều lấy một định nghĩa đặc thù về cái tuyệt đối làm cơ sở cho mình. Giống như sự triển khai lôgíc như là một tiến trình tiến lên từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, cũng như thế trong lịch sử triết học, các hệ thống sớm nhất là trừu tượng nhất, và do đó, đồng thời là nghèo nàn nhất. Nhưng xét mối quan hệ của các hệ thống triết học sớm hơn với các hệ thống muộn hơn ta thấy rằng “các hệ thống sớm hơn được bao hàm như là đã được vượt bỏ ở trong các hệ thống muộn hơn. Đó chính là ý nghĩa đúng thật của điều luôn luôn diễn ra và bị ngộ nhận trong lịch sử triết học: hệ thống này bị hệ thống kia, hay đúng hơn, hệ thống trước bị hệ thống sau phản bác” [14, 297]. Vậy là trong lịch sử nhận thức, hệ thống sau bao giờ cũng chứa trong lòng mình tất cả những hệ thống trước đó. Hệ thống ở đây bao gồm tổng thể các hệ thống trước đó được hình thành trong lịch sử. Với ý đồ xây dựng một hệ thống triết học đồ sộ, ông mang trong mình tham vọng rộng lớn là ôm tất cả mọi tri thức của nhân loại vào trong hệ thống của mình. Đây chính là điểm đặc biệt và cơ sở để chúng ta dễ dàng đi sâu vào nghiên cứu lôgíc học Hêghen.
1.3. Về hai tác phẩm “lôgic học” chính của Cantơ và Hêghen