Trong Phê phán lý tính thuần túy, học thuyết về phán đoán là một trong những nội dung cơ bản của logic học siêu nghiệm của Cantơ.
Để tìm hiểu về phán đoán, đầu tiên phải phân tích xem Cantơ xem xét phán đoán dưới góc độ nào, thì mới có cách nhìn đúng đắn và toàn diện về nó.
Cantơ cho rằng: có hai phần logic học, đó là logic học hình thức (thông thường) và logic học siêu nghiệm.
Logic học hình thức có từ thời Arixtot, còn được gọi là logic học chung, tổng quát. Logic học là khoa học về các quy luật của tư duy. Trong đó theo Cantơ: “logic học phổ biến, thuần túy (= hình thức) chỉ làm việc với mô thức đơn thuần của tư duy” [26, 216] (*). Nó thể hiện trên bốn lĩnh vực là khái niệm, phán đoán, suy luận, và khoa học.
Logic đó “ch ỉ nghiên cứu những quy tắc của việc nối kết những khái niệm trong (phán đoán, suy luận, hệ thống khoa học) về mặt đơn thuần hình thức với tư cách là những biểu tượng “phổ biến và phản tư” trừu tượng hóa khỏi “mọi nội dung của nhận thức” tức khỏi mọi mối quan hệ của nhận thức với đối tượng. Logic học không cần biết sự vật nào hoặc những điểm nào trong sự vật được hình dung trong khái niệm (vì thế, từ thời Arixtot, khái niệm – trong logic học có thể được biểu thị bằng kí hiệu hay mẫu tự như: S, P, Q…” [26, 216].
Trong khi đó, logic học siêu nghiệm, theo Cantơ, lại quan tâm nghiên cứu một nội dung tư duy trong chừng mực tư duy “có thể quan hệ với đối tượng một cách tiên nghiệm”[26, 216]. “Ý tưởng và đề án về “logic học siêu nghiệm” của Kant gây ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến các triết gia sau Kant.
“Khoa học lôgic” biện chứng – tư biện của Hêgel có thể nói là sự tiếp thu và
thực hiện triệt để ý tưởng này khi Hêgel mang lại cho lôgic học siêu nghiệm một nền tảng mới: nền tảng bản thể học” [26, 217] trong đó có phán đoán.
Và con đường phát triển logic học siêu nghiệm của Cantơ dò theo các manh mối, và đi đường vòng thông qua các phán đoán. Cantơ đặt câu hỏi:
“Khi tư duy (suy tưởng), thực chất là ta làm việc gì?” và ông trả lời là: “Là hiểu và hiểu tức là phán đoán, muốn phán đoán thì phải thông qua các khái niệm và nguyên tắc” [26, 219].
Như vậy, phán đoán là hình thức tư duy, nhưng được xem xét dưới góc độ là hình thức tư duy do logic học siêu nghiệm (cách gọi của Cantơ) nghiên cứu, chứ không phải như phán đoán trong logic học hình thức của Arixot (mà luận văn đã phân tích ở chương một). Mặc dù về mặt hình thức, cấu tạo thì nó giống nhau, tuy nhiên, cái Cantơ và Hêghen (sẽ phân tích ở mục sau) đề cập đến là tính biện chứng của phán đoán chứ không hẳn chỉ cấu tạo “S là P” của phán đoán.
Ông cho rằng, “nhận thức là phán đoán” – mọi nhận thức đều là phán đoán, nhưng không có nghĩa, mọi phán đoán đều là nhận thức.
Tiến trình nhận thức, theo Cantơ, là đi từ trực quan cảm tính tới các ý niệm – sự nhận thức cao nhất.
Như vậy, phải phân tích được con đường đi của nhận thức (ba giai đoạn của quá trình nhận thức) thì mới hiểu được bản chất của phán đoán.
Theo Cantơ, nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt được những tri thức mang tính tất nhiên, phổ biến, nhưng loại tri thức này chỉ được cấu thành bởi
“phán đoán tổng hợp tiên thiên”, nhiệm vụ của nhận thức luận chính là giải quyết được vấn đề khả năng nào để có được phán đoán tiên thiên tổng hợp.
Loại tri thức này chỉ có được từ trực quan cảm tính và thông qua trực quan cảm tính mà này sinh quan hệ với thế giới. Vật tự nó tuy là tồn tại khách quan nhưng lại không thể được năng lực hữu hạn của con người nhận thức. Giới tự nhiên, hiện tượng là sự biểu hiện của vật tự nó thì lại có thể nhận thức được,
nhưng bản thân chúng lại cố định, tiêu cực không đủ khả năng chuyển đổi thành tri thức tất yếu phổ biến, mà chỉ được cảm quan của chủ thể nắm bắt và chuyển hóa thành kinh nghiệm trực quan cảm tính. Và thông qua việc xử lý thêm bằng tính năng động của chủ thể để chỉnh lý thành tri thức có tính hệ thống, lôgic nhất định. Kinh nghiệm cảm tính là phân tán, rời rạc và cô lập, có chỉnh lý và nâng cấp được thành tri thức tất nhiên phổ biến hay không còn phụ thuộc vào chủ thể có đủ năng lực để chỉnh sửa, nắm bắt và nâng cao kinh nghiệm cảm tính hay không. Chính với ý nghĩa này, mà Cantơ cho rằng muốn giải quyết tính khả năng của nhận thức thì trước hết và căn bản, là phải xem xét xem con người có đủ năng lực nhận thức không. Khuyết điểm căn bản nhất của nhận thức luận trước đây là chưa xem xét năng lực nhận thức của chủ thể mà đã giản đơn tuyên bố tính khả năng của nhận thức và tính có thể nhận biết của thế giới, từ đó khiến cho mọi kiểu tư duy đều rơi vào độc đoán.
Còn phương thức tư duy chủ thể tính của ông là trước khi nhận thức thì phải xem xét một cách phê phán năng lực nhận thức của con người, đồng thời từ phạm vi, giới hạn trong năng lực nhận thức của chủ thể để giải thích cho tính khả năng và phạm vi của nhận thức.
Cantơ cho rằng có thể phân nhận thức thành ba cấp bậc và ba hình thức, chúng dần triển khai và hình thành ba giai đoạn của quá trình nhận thức:
Thứ nhất, giai đoạn năng lực trực quan và nhận thức cảm tính. Năng lực trực quan cảm tính là năng lực do chúng ta tác động vào hiện tượng của đối tượng để tiếp thu đối tượng, cũng có nghĩa là chủ thể thông qua các loại hình thức cảm tính biến thành cảm nhận biểu tượng về sự vật và hình thành năng lực kinh nghiệm cảm tính. Năng lực trực quan cảm tính của chủ thể có ý nghĩa tiền đề cho sự nắm bắt khách thể, là điều kiện tất yếu trong giai đoạn cảm tính của nhận thức nhân loại.
Thứ hai, năng lực tư duy giác tính và giai đoạn giác tính của nhận thức.
Cantơ cho rằng, chủ thể không chỉ có năng lực trực quan cảm tính mà còn có
năng lực tư duy giác tính. Năng lực trực quan cảm tính thì trực tiếp quan hệ với đối tượng, khiến đối tượng chuyển hóa thành kinh nghiệm cảm tính cung cấp tài liệu cảm tính, năng lực tư duy giác tính thì quan hệ trực tiếp với kinh nghiệm cảm tính, thông qua việc chỉnh lý tư duy về tài liệu cảm tính để hình thành tri thức phổ biến tất yếu. Năng lực trực quan cảm tính chủ yếu là vận dụng không gian và thời gian để chỉnh lý tài liệu cảm tính, năng lực tư duy giác tính lại chủ yếu dùng những hình thức khái niệm, phạm trù để chỉnh lý tài liệu cảm tính, thông qua lôgic hóa để làm bộc lộ ra tính tất yếu, nhân quả, quy luật của sự vật, từ đó hình thành nên tri thức tất nhiên, phổ biến, hình thành phán đoán tổng hợp tất nhiên. Năng lực tư duy giác tính kết hợp với năng lực trực quan cảm tính mới đảm bảo cho tính khách quan, phổ biến và tất yếu của tri thức. Thông qua trực quan cảm tính để đảm bảo liên hệ với đối tượng, khẳng đi ̣nh tính khách quan của tri thức, thông qua tư duy giác tính khiến cho kinh nghiệm cảm tính được nâng cấp làm cho tri thức đạt tới tính tất yếu, phổ biến, điều này vừa khắc phục được hạn chế của thuyết kinh nghiệm, lại khắc phục cả hạn chế của thuyết duy lý, thông qua việc phát huy tính năng động của chủ thể, để biến tri thức phổ biến tất yếu trở thành có khả năng.
Thứ ba, năng lực tổng hợp của lý tính và giai đoạn lý tính của nhận thức, Cantơ cho rằng năng lực lý tính là năng lực tối cao của chủ thể, nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao nhất của chủ thể nhận thức. Năng lực tổng hợp lý tính không thể trực tiếp ứng dụng vào đối tượng cụ thể và kinh nghiệm của cảm tính mà chỉ ứng dụng vào khái niệm, phán đoán và quy luật của tư duy giác tính, nó thông qua phương thức suy luận gián tiếp, đem phần lớn những tri thức phong phú mà tư duy cảm tính có được quy kết về những nguyên lý căn bản, quan trọng nhất, khiến cho tri thức giác tính đạt tới sự thống nhất tối cao của lý tính. Vì thế, nếu nói rằng năng lực tư duy giác tính là trực tiếp, đối tượng, hữu hạn có điều kiện thì năng lực tư duy lý tính tìm kiếm những thứ gián tiếp, vô điều kiện, tuyệt đối, vô hạn nhằm đạt tới tri thức
thống nhất tối cao tiên thiên. Đây là cái mà Cantơ gọi là giai đoạn ý niệm hay cấp bậc lý tính. Thể thống nhất hoàn chỉnh nhất trong đó năng lực tổng hợp lý tính gồm 3 thứ: một là linh hồn, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng tinh thần; hai là vũ trụ, là sự thống nhất tối cao của mọi hiện tượng vật lý; ba là Thượng đế, nó thống quản tất cả mọi hiện tượng tinh thần và hiện tượng vật lý, là ý niệm tối cao. Do vậy mà hình thành nên 3 loại tri thức tối cao tương ứng là tâm lý học lý tính, vũ trụ luận lý tính, và thần học lý tính. Khi lý tính cố tình vận dụng phạm trù giác tính để giải thích các ý niệm tối cao như linh hồn, vũ trụ và thượng đế… thì sẽ vấp phải sự tự mâu thuẫn sâu sắc. Bởi lẽ những ý niệm này là lĩnh vực mà nhận thức con người không thể với tới được, là những điều nằm bên ngoài phạm vi tri thức con người, không thể dựa vào lý tính con người để tìm kiếm mà chỉ có thể dùng tín ngưỡng để giải quyết - vật tự nó thuộc vào thế giới bên kia, bất khả tri.
“Tư duy chủ thể tính và phương thức nghiên cứu của Cantơ đã vượt ra khỏi giới hạn của phương thức tư duy nhận thức luận cận đại” [28, 66]. Tuy chiết trung nhưng nó đã phá bỏ giới hạn của thuyết duy lý và thuyết kinh nghiệm. Cách tiếp cận của Cantơ là dùng tính năng động, tự giác của chủ thể để giải thích sự hình thành và phát triển của tri thức mang tính tất yếu và phổ biến, hơn nữa, còn quy nạp cả những vấn đề bản thể, đạo đức, thẩm mỹ và tầm nhìn toàn diện của triết học, đồng thời từ góc độ tính năng động của chủ thể để nghiên cứu và tìm hiểu, khởi phát một cuộc cách mạng vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển tư duy triết học, sáng lập nên một cách tiếp cận nghiên cứu triết học và phương thức tư duy hoàn toàn mới.
Qua ba giai đoạn của nhận thức, phán đoán thể hiện chức năng như là cầu thang nối tri thức để tiến tới nhận thức ý niệm tối cao. Theo Cantơ thông qua các khái niệm, giác tính tiến hành phán đoán. Những khái niệm dựa trên tính tự khởi của tư duy cũng giống như những trực quan cảm tính dựa trên sự
thú nhận của những ấn tượng. Giác tính không thể sử dụng những khái niệm này cho việc gì khác hơn là dùng chúng để phán đoán.
Phán đoán là nhận thức gián tiếp về đối tượng và có chức năng mang lại tính thống nhất cho các biểu tượng của ta. Ta có thể quy mọi hành động của giác tính và những phán đoán khiến cho giác tính nói chung có thể được hình dung như là một quan năng về phán đoán.
Theo Cantơ, phán đoán được tạo thành từ các khái niệm, căn cứ vào mối quan hệ giữa các khái niệm trong phán đoán, hay giữa chủ từ và vị từ thì có thể phân chia phán đoán ra thành các dạng. Phán đoán được Cantơ xem xét ở đây “không theo nghĩa tâm lý học, tức hành vi phán đoán, mà chỉ theo nghĩa lô-gic, tức là những mệnh đề hay các khẳng định nối kết (tổng hợp) các biểu tượng nhằm nói lên một nội dung có giá trị khách quan” [26, 115]. Về mặt ngôn ngữ, phán đoán có cấu trúc như sau:
Cấu tạo phán đoán:
Cantơ cho rằng phán đoán có cấu trúc gồm: chủ từ và vị từ (về mă ̣t cấu trúc nó giống như phán đoán mà Arixtot đã sử dụng trong tam đoa ̣n luân - đây chính là sự kế thừa của Cantơ ).
Trong mọi phán đoán, quan hệ của chủ từ (S) và vị từ (P) có được do suy tưởng (cái khác biệt với lôgic học hình thức ). Cantơ bắ t đầu phân tích phán đoán theo chiều sâu , tức là nguyên nhân và mối quan hê ̣ ta ̣o nên các bô ̣ phâ ̣n của phán đoán . Việc xây dựng và xác lập quan hệ giữa chúng được thiết lập bằng hai cách:
Thứ nhất, vị từ (P) đã thuộc về chủ từ (S). Ở đây, (P) là một cái gì đó đó cú sẵn, bị chứa trong khỏi niệm (S). Cú thể được biểu hiện một cỏch rừ nột hay kín đáo.
Thứ hai, vị từ (P) nằm hoàn toàn bên ngoài chủ từ (S) nhưng (P) được liên kết hay kết nối với (S).
Khi phân tích như thế, Cantơ đã gọi trường hợp thứ nhất là phán đoán phân tích (giải thích) và trường hợp thứ hai là phán đoán tổng hợp (phân loại phán đoán về mặt nội dung).
Phán đoán phân tích: như ta đã biết phân tích là chia tách, chia nhỏ ra.
Một sự vật, một hiện tượng được phân tích tức là được xem xét ở từng khía cạnh, từng vấn đề, từng mối liên hệ và quan hệ khác nhau.
Theo Cantơ, phán đoán phân tích cũng vậy. Phán đoán phân tích là những phán đoán trong đó sự nối kết của vị ngữ với chủ ngữ được suy tưởng bằng sự đồng nhất. Phán đoán phân tích còn có thể được gọi là phán đoán giải thích. Như vậy, phán đoán phân tích được sử dụng sẽ làm cho nhận thức về sự vật hiện tượng được sâu sắc, toàn diện hơn. Tuy nhiên, nó không mang lại tri thức mới về sự vật.
Ngược lại là phán đoán tổng hợp. Những phán đoán mà theo Cantơ là trong đó sự nối kết được suy tưởng giữa (S) và (P) không có sự đồng nhất là những phán đoán tổng hợp. Những phán đoán tổng hợp còn có tên gọi khác là phán đoán mở rộng.
Trong phán đoán phân tích: vị từ (P) không bổ sung gì cho chủ từ (S) cũng như không cung cấp những dữ kiện mới mà (P) chỉ có nhiệm vụ chẻ tách (S) ra thành những khái niệm nhỏ, bộ phận. Trong đó (P) này vốn đã được suy tưởng sẵn trong chủ từ (S) mặc dù sự suy tưởng đó còn hỗn độn và phức tạp.
Trái lại, phán đoán tổng hợp lại có chức năng hòan toàn khác. Vị ngữ (P) được thêm vào cho khái niệm (S). Trong đó bản thân chủ từ (S) vốn chưa được suy tưởng trong chủ từ và dù có phân tích, mổ xẻ (S) đi bao nhiêu nữa cũng không thể rút ra được.
Ví dụ: Cantơ phân tích phán đoán: “mọi vật thể đều có quảng tính” [26, 89]. Đây là một phán đoán phân tích. Ở đây “ tôi không được phép đi ra khỏi ngoài khái niệm được nối kết với “vật thể” để tìm “quảng tính” như cái gì gắn liền với nó mà chỉ phân tích khái niệm “vật thể” [26, 90]. Nghĩa là ở
đây, chỉ tự ý thức về cái đa tạp trong khái niệm “vật thể” là tìm gặp ngay thuộc tính “quảng tính” ở trong đó, vì thế đây là một phán đoán phân tích.
Trong phán đoán “mọi vật thể đều nặng”. Thuộc tính “nặng” hoàn toàn khác trong suy tưởng bằng khái niệm về “mọi vật thể”. Việc thâu vào thuộc tính như thế mang lại một phán đoán tổng hợp.
Theo như Cantơ, sẽ “ thật là vô lí khi đặt một phán đoán phân tích trên cơ sở kinh nghiệm” [26, 90]. Bởi vì trong phán đoán phân tích, người ta sẽ không thể đi ra khỏi khái niệm đó để hình thành nên phán đoán mà phải bắt đầu trong chính khái niệm đó. Chính vì thế mà trong phán đoán phân tích sẽ không cần đến kinh nghiệm.
Cantơ tiếp tục phân tích ví dụ trên để chứng minh cho quan điểm của mình.
Cho phán đoán: “mọi vật thể đều có quảng tính”. Theo Cantơ, đó là một mệnh đề đứng vững một cách tiên nghiệm chứ không phải là một phán đoán kinh nghiệm. Đây là một phán đoán phân tích. Trước khi Cantơ đi đến với kinh nghiệm thì ông đã có mọi điều kiện cho phán đoán ngay bên trong khái niệm “vật thể”. Từ khái niệm “vật thể” thì Cantơ có thể rút ra thuộc tính
“có quảng tính” theo nguyên tắc về mâu thuẫn là ý thức ngay được tính tất yếu của phán đoán. Tất nhiên sẽ không cần nhờ đến kinh nghiệm.
Ngược lại, trong phán đoán kinh nghiệm tức là phán đoán có tính tổng hợp thì việc xây dựng một phán đoán sẽ khác. Ông khẳng định: “Những phán đoán kinh nghiệm đúng nghĩa, nhìn chung đều có tính tổng hợp”
[26, 90].
Đầu tiên bằng cách phân tích, chúng ta có thể nhận thức khái niệm về
“vật thể” bằng các đặc điểm như: “quảng tính”, “tính không thể thâm nhập được”, “hình thể”… vốn đã được phân tích ra từ khái niệm này. Sau đó bằng cách nhìn trở lại kinh nghiệm và mở rộng nhận thức, người ta thấy thuộc tính
“nặng” bao giờ cũng gắn liền với các đặc điểm trên. Vì vậy thuộc tính “nặng”