2.2. Quan niệm của Hêghen về phán đoán
2.2.3. Sự phân loại phán đoán
Khi sử dụng phán đoán vào mục đích nghiên cứu của mình, các nhà logic học đều tiến hành phân loại các phán đoán. Nếu như Aritxtot phân loại phán đoán theo hình thức giản đơn là chất, lượng, tình thái nhằm mục đích xây dựng tam đoạn luận thì Cantơ lại đi theo con đường khác là phân chia phán đoán theo các cấp độ nhận thức từ kinh nghiệm cho đến lý tính để bắc những nhịp cầu tiến tới nhận thức ý niệm. Đến Hêghen, trong học thuyết khái niệm, ông cũng tiến hành phân loại các phán đoán, tuy nhiên, Hêghen có bước tiến trong cách phân loại đó: phân loại dựa vào sự vận động của chính các kiểu phán đoán để chứng minh sự vận động của tư duy.
Hêghen viết “Sự quy định tiếp theo của bản thân phán đoán là sự quy định đi từ tính phổ biến cảm tính, thoạt đầu còn trừu tượng, đến tính tất cả, Loài và Giống và đến tính phổ biến đã được phát triển của khái niệm” [14, 717]. Ở đây, Hêghen chỉ ra cách nhìn phiến diện hình thức, hỗn độn đối với các loại phán đoán và cách phân biệt chúng. Các phán đoán gọi là
“khẳng định”, “xác định” hay “nhất quyết” khác nhau thế nào chỉ là hình thức và không thực tế. Những phán đoán khác nhau phải được xem như là nối tiếp nhau một cách tất yếu và tiếp tục được quy định bởi khái niệm. Nguyên nhân là vì bản thân phán đoán theo cách hiểu của Hêghen chính là Khái niệm nhất định. Trong mối quan hệ với hai lĩnh vực là tồn tại và bản chất, những Khái niệm nhất định (tư cách là phán đoán) là những tái tạo các lĩnh vực này và bị thiết định trong mối quan hệ của các khái niệm. Tức là các phán đoán phải có vai trò khôi phục lại hai lĩnh vực của khái niệm là tồn tại và bản chất.
Vì vậy, chỉ có thông qua phán đoán, khái niệm mới tự triển khai trong sự tự do tuyệt đối và sự tự thiết định các tính quy định vốn trước nay vẫn được xem như các tiền giả định. Ở đây, Cantơ và Hêghen có nét tương đồng là đều coi trọng vai trò của phán đoán và sử dụng phán đoán như là con đường để đi tới sự phát triển tri thức. Những loại hình khác nhau của phán đoán phải được hiểu không chỉ như là một tính đa dạng thường nghiệm, mà như là một toàn thể được xác định bởi tư duy. Một trong những thành tựu lớn của Cantơ là đã lưu ý đến vấn đề này, Cantơ đã phân loại những phán đoán dựa theo những sơ đồ của bảng phạm trù của ông thành bốn loại: “chất”;
“lượng”, “tương quan” và “tình thái”. Sự phân loại này của Cantơ tuy không phải là thích đáng một phần vì áp dụng bảng phạm trù một cách đơn thuần hình thức, phần khác vì nội dung của nó, nhưng nền tảng của sự phân loại này là trực giác đúng thật rằng những loại hình khác nhau của phán đoán đều được xác định bởi những hình thức phổ biến của bản thân ý niệm logic.
Trước khi xem xét cách phân loại phán đoán của Hêghen, phải hiểu là những loại hình phán đoán khác nhau không được xem như là đứng bên cạnh nhau mà phán đoán nào cũng có giá trị như nhau, chúng còn được xem như là đang tạo nên một chuỗi những cấp độ, và sự phát triển giữa chúng dựa trên ý nghĩa logic của thuộc tính.
Hêghen phân phán đoán ra làm bốn loại tương ứng với trình độ phát triển của nhận thức là: 1. phán đoán tồn tại hiện hữu, 2. phán đoán phản tư, 3.
phán đoán tất yếu, 4. phán đoán khái niệm.
Nhóm một khẳng định hoặc phủ định tính chất chung nào đó của các sự vật đơn nhất; nhóm hai là định nghĩa khởi điểm có tính tương đối về quan hệ nào đó của đối tượng trong chủ từ; nhóm ba phản ánh tính xác định thực thể;
nhóm bốn thể hiện mức độ phù hợp của đối tượng trong chủ từ với bản chất chung của nó, hay nói theo cách của Hêghen, với khái niệm về nó.
1/ Theo Hêghen phán đoán tồn tại hiện hữu là hình thức phán đoán giản đơn nhất, trong đó người ta nêu lên một cách khẳng định hay phủ định một thuộc tính phổ biến nào đó của một vật riêng lẻ.
Trong Tiểu Logic của Hêghen thì phán đoán này còn gọi là phán đoán về chất. Nó là phán đoán “về tồn tại hiện có; chủ thể được thiết định trong một tính phổ biến, tính phổ biến này là thuộc tính của nó” [14, 723]. Trong phán đoán vì chủ từ chỉ có nội dung nhất định và cụ thể của nó ở trong vị từ, nên bản tính của vị từ cho thấy phán đoán về chất là một phán đoán về tồn tại hiện có, vì vị từ của nó khẳng định hay phủ định (xác nhận hay phủ nhận cho chủ ngữ) một tính phổ biến giản đơn hay trừu tượng đó là một chất trực tiếp làm tồn tại hiện có của nó, chứ không phải một tính phổ biến phức tạp hơn hay cụ thể hơn về bản chất, bản thể hay về khái niệm chân thực của nó.
Trong phán đoán về chất, một mặt nơi chủ từ của phán đoán ta có tính khác biệt trừu tượng của khái niệm, mặt khác nơi vị từ, ta có một tính phổ biến cũng trừu tượng và trực tiếp, trong khi đó tính đặc thù thì thể hiện về mặt hình thức của hệ từ “là”, và về mặt nội dung ở trong nội dung nhất định của vị từ phổ biến.
Vậy chủ từ và vị từ của phán đoán tồn tại hiện có thể hiện ra như sau:
Chủ từ sẽ là bản thân khái niệm, thế nhưng đó là khái niệm trong tính cá biệt trừu tượng hay là khái niệm như là cái cá biệt trừu tượng. Đồng thời vị từ phổ biến của nó cũng chỉ là một tính phổ biến tối thiểu, đơn giản và không được phản tư của một chất trực tiếp. Là vị từ của một cái cá biệt tồn tại tự mình, tính phổ biến này không thể là gì khác hơn một chất, tức chỉ là một tính quy định hữu hạn và tồn tại đơn thuần.
Phán đoán về chất chia thành các loại như sau: Phán đoán khẳng định, phán đoán phủ định, phán đoán đồng nhất và phán đoán vô hạn.
Trong đó phán đoán khẳng định là hình thức trực tiếp nhất của phán đoán về tồn tại hiện có; cái cá biệt trừu tượng được thiết định một cách khẳng
định trong một vị từ, phổ biến tự quy giản thành một chất trực tiếp. Hình thức mệnh đề của phán đoán này là: “cái cá biệt là cái đặc thù”. Cần sự phát biểu khái quát nhất của phán đoán này là: “cái cá biệt là cái phổ biến”, nhưng vì lẽ cái phổ biến bây giờ có tính đặc thù của một nội dung nhất định nên ta nói:
“cái cá biệt là một cái đặc thù”, tức là một tính phổ biến nhất định. Phán đoán khẳng định chứa đựng sự khẳng định rằng cái cá biệt là một cái đặc thù.
Nhưng mặt khác cái cá biệt cũng không phải là cái đặc thù.
Ví dụ về phán đoán khẳng định: “Hoa hồng này màu đỏ”.
Phán đoán phủ định là sự phủ định đầu tiên của phán đoán khẳng định về chất, nhưng nó không phải là sự phủ định tuyệt đối. Thật thế phán đoán phủ định không loại trừ mọi quan hệ giữa chủ từ và vị từ, hay chính xác hơn, giữa chủ từ cá biệt trực tiếp và tính phổ biến của vị từ. Nó chỉ phủ định tính quy định hay tính đặc thù nhất định về chất chứ không phủ định hoàn bộ lĩnh vực vị từ. Ví dụ: Khi nói tới “hoa hồng không phải màu đỏ”, ngụ ý rằng có một chất khác ngoài “màu đỏ”.
Về mặt hình thức cái cá biệt không phải là một cái phổ biến, vì tính phổ biến dù còn trừu tượng vẫn rộng hơn nhiều so với tính cá biệt trực tiếp. Về mặt nội dung tính phổ biến về chất (trong phán đoán khẳng định) vẫn là cái gì đó không tương ứng với bản tính cụ thể của chủ từ cá biệt.
Phán đoán đồng nhất: theo Hêghen về mặt hình thức cái cá biệt không phải là một cái phổ biến, cũng không phải là một cái đặc thù. Vậy nó chỉ còn là quan hệ đồng nhất trống rỗng: “cái cá biệt là cái cá biệt”.
Phán đoán vô hạn có dạng: “khái niệm cá biệt xét như khái niệm cá biệt là sự không trực tiếp”.
Phán đoán được gọi là vô hạn là do quy chiếu đến thuật ngữ quen thuộc của Cantơ, theo đó, khác với phán đoán phủ định, phán đoán được gọi là vô hạn không nhằm phủ định sự tuỳ thuộc của một chất nhất định nào đó với chủ
từ cụ thể, mà chỉ khẳng định rằng chủ từ này thuộc về một lĩnh vực vô hạn hay vô định của một tính phổ biến còn bất định.
2/ Phán đoán phản tư “được thiết định ở trong phán đoán, cái cá biệt – với tư cách là cái cá biệt (tức được phản tư vào trong mình)” [14, 732].
Phán đoán phản tư khác với phán đoán về chất ở chỗ: thuộc tính của phán đoán phản tư không còn là một chất trừu tượng, trực tiếp nữa, mà là cái qua đó chủ thể tự cho thấy nó có quan hệ với cái khác. Ví dụ: khi ta nói: “hoa hồng này màu đỏ”, ta chỉ xem xét chủ thể (hoa hồng này) trong tính cá biệt trực tiếp của nó, không có liên hệ gì đến cái khác. Ngược lại khi ta đưa ra phán đoán: “cây này có tác dụng chữa bệnh” tức ta xem xét chủ thể (cái cây này) trong mối quan hệ với cái gì khác (căn bệnh có thể được cây này cứu chữa) nhờ vào thuộc tính “có thể chữa bệnh” của nó. Đối tượng càng cụ thể bao nhiêu nó càng mang lại nhiều khía cạnh bấy nhiêu cho việc phản tư.
Chủ từ của phán đoán phản tư là khái niệm được thiết định như là cơ sở, tức như là bản chất vừa tồn tại trong mình, vừa trong quan hệ với sự hiện hữu mà nó làm cơ sở. Vì cái cá biệt đã phản tư trong mình nên chủ từ là một cái đang hiện hữu mang tính bản chất. Còn vị từ của phán đoán phản tư chính là tính quan hệ của chủ từ - hiện hữu với những sự hiện hữu khác.
Phán đoán đơn nhất: “người này phải chết”.
Phán đoán đặc thù: “vài người, nhiều người phải chết”.
Phán đoán phổ biến: “mọi người đều phải chết”.
3/ Phán đoán tất yếu “là phán đoán về sự đồng nhất của nội dung ở trong sự phân biệt của nó” [14, 742]. Phán đoán trong đó người ta nêu lên một quy định về thực chất của chủ thể. Cùng với phán đoán của sự phản tư, phán đoán của sự tất yếu cũng là việc khôi phục lĩnh vực của bản chất bởi khái niệm. Phán đoán phản tư và phán đoán tất yếu là cầu nối giữa phán đoán về chất và phán đoán khái niệm. Phán đoán tất yếu tiếp tục được chia thành ba dạng:
Phán đoán nhất quyết: “cây hoa hồng là một cái cây”.
Phán đoán giả thuyết: “nếu mặt trời mọc thì là ban ngày”.
phán đoán phân đôi: “anh ấy đã đi hoặc chưa đi”.
Theo Hêghen phán đoán về sự tất yếu là phán đoán về sự đồng nhất nội dung ở trong sự phân biệt của nó.
4/ Phán đoán khái niệm là phán đoán trong đó người ta nêu ra là chủ thể phù hợp với bản chất phổ biến của nó, hay nói như Hêghen, với khái niệm của bản thân nó, đến mức độ nào đó. Phán đoán khái niệm là hình thức phán đoán cao nhất, thể hiện đầy đủ và trọn vẹn nhất cái phổ biến của nó.
Phán đoán khái niệm gồm ba dạng:
Phán đoán xác định: cái nhà này tồi
Phán đoán nghi vấn: nếu cái nhà này được xây dựng như thế nào đó thì nó tốt
Phán đoán tất nhiên: nhà này được xây dựng như thế này là tốt.
Qua sự phân loại phán đoán trong lịch sử nhận thức từ Aritxtot đến Cantơ và Hêghen ta nhận thấy rằng phán đoán có sự vận động và phát triển theo hướng từ đơn nhất đến đặc thù và đến phổ biến, quá trình này cũng phù hợp với quá trình phát triển của nhận thức và hiện thực.
So sánh cách phân loại của Cantơ và Hêghen ta thấy rằng trong phán đoán cuối cùng hai ông đều phân chia ra các dạng phán đoán giống như nhau.
Tuy nhiên Hêghen cho rằng phán đoán khái niệm là hình thức phán đoán phát triển nhất, nhưng hình thức phán đoán cũng chỉ nằm trong sự phát triển của học thuyết khái niệm mà thôi. Dạng phán đoán cuối cùng của loại phán đoán này sẽ là tiền đề, nền tảng cho các loại phán đoán tiếp theo. Vì vậy sự vân động phán đoán theo Hêghen là sự nối tiếp của các dạng phán đoán.
Nhóm thứ nhất là phán đoán đơn nhất, nhóm thứ hai và thứ ba là phán đoán đặc thù, nhóm thứ tư là phán đoán phổ biến.
Sự phân loại này được thực hiện căn cứ không chỉ vào những quy luật của tư duy, mà cả vào những quy luật của tự nhiên.
Ví dụ: "ma sát sinh ra nhiệt", đó là điều mà những người tiền sử đã biết trên thực tiễn khi họ phát minh ra – có thể là 100000 năm trước đây - cách làm ra lửa bằng ma sát, và trước đấy họ đã dùng cách xoa miết để làm nóng phần thân thể bị lạnh. Nhưng từ đó đến chỗ khám phá ra được rằng ma sát nói chung sinh ra nhiệt thì nhân loại còn phải trải qua thời gian rất lâu.
Bằng cách này hay cách khác rồi cũng đến lúc bộ óc của con người được phát triển đến mức độ có thể phán đoán được rằng: “ma sát là nguồn gốc sinh ra nhiệt”, đó là một phán đoán thực tại và hơn nữa là khẳng định. Lại hàng nghìn năm nữa qua đi cho đến năm 1842, May-ơ, Giu-lơ, và Côn-đinh nghiên cứu cái quá trình đặc biệt ấy trong mối quan hệ của nó với những quá trình khác cùng một loại đã được phát hiện ra trong khoảng thời gian ấy, nghĩa là về phương diện những điều kiện phổ biến trực tiếp của nó và đã nêu ra phán đoán sau đây: mọi vận động cơ giới đều có thể biến thành nhiệt bằng ma sát. Cần phải có một thời gian dài đó và khối tri thức kinh nghiệm hết sức to lớn, mới có thể tiến được trong sự nhận thức đối tượng từ phán đoán thực tại có tính chất khẳng định nói trên tới phán đoán phản tư có tính chất phổ biến này.
Chỉ sau ba năm, May-ơ đã có thể nâng phán đoán phản tư lên tới trình độ của nó ngày nay: “bất cứ hình thức vận động nào, tuỳ theo những điều kiện nhất định của mỗi trường hợp, đều có thể và nhất thiết phải chuyển hoá trực tiếp hay gián tiếp thành một hình thức vận động khác”. Đó là một phán đoán khái niệm, và là một phán đoán khái niệm nhất thiết, hình thức cao nhất của phán đoán nói chung, dùng để diễn đạt nội dung các quy luật.
Ănghen đã đánh giá rất cao những quan điểm của Hêghen trong việc cố gắng sắp xếp những hình thức phán đoán theo quan điểm vận động của nhận thức.
2.3. Một vài so sánh quan điểm của Cantơ và Hêghen về phán