1.2.1. Nội dung của giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
Lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, nó nổi lên như là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay, đó là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam, là cái bản chất của người Việt Nam đã được cha ông ta dày công vun xới suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, và được nâng lên thành chủ nghĩa: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là tinh thần đối với đất nước, là lòng trung thành đối với Tổ quốc, với nhân dân, có khát vọng tối đa đem lại lợi ích cho nhân dân, cho dân tộc mình.
Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam tỉ lệ thuận với nội dung đạo đức. Trong lòng người dân yêu nước Việt Nam cũng chứa đựng trong đó yếu tố đạo đức. Yêu nước trở thành một trong những tiêu chí của người có đạo đức, dù cho động cơ yêu nước của mỗi người, mỗi thời đại có nội dung và sắc thái khác nhau.
Chất keo kết dính người Việt Nam với nhau đó là lòng dũng cảm, trí thông minh, ý chí bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã được thể hiện nhiều trong lịch sử, trở thành biểu tượng tinh thần, thành niềm tự hào dân tộc, thành động lực vô cùng to lớn thúc đẩy sự nghiệp cách mạng đi lên. Đó cũng là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Để cho thanh niên sinh viên nhận thức được chủ nghĩa yêu nước là bậc thang cao nhất trong giá trị đạo đức Việt Nam chỉ bằng cách giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Không thể có một nhân cách phát triển toàn diện mà ở đó, chủ nghĩa yêu nước với tư cách là bậc thang cao nhất trong giá trị đạo đức Việt Nam, một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong nhân cách con người Việt Nam lại vắng bóng hay mờ nhạt.
Điều quan trọng hơn là chúng ta phải giúp cho thanh niên sinh viên biết chuyển giá trị đạo đức ấy từ yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu tất yếu bên trong đối với một nhân cách thanh niên sinh viên, là phải giúp cho họ tiếp thu và cải biến giá trị, phẩm chất đạo đức ấy, tạo thành những nét, những thuộc tính, những phẩm chất, những giá trị nhân cách bền vững trong họ, giúp họ "biến" tri thức đạo đức "thành" thực tiễn đạo đức.
Lẽ dĩ nhiên những thành quả cách mạng của các thế hệ đi trước để lại, thanh niên sinh viên là lớp người mới lớn lên, đang trưởng thành, đang phát triển,
họ thừa hưởng một cách "tự nhiên", khiến cho nhiều người không quan tâm đến nguyên nhân của những thành quả đó. Quá khứ hào hùng của dân tộc cần phải làm cho đông đảo thanh niên sinh viên ý thức một cách đầy đủ từ trong chiều sâu của tâm hồn. Hiện tại với bao bộn bề, tương lai với bao thời cơ và thách thức đang đặt ra trước mắt họ, đòi hỏi họ phải vượt qua.
Tiếp bước truyền thống lịch sử, nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mở ra chương sử mới cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ vẻ vang đó, mỗi một thanh niên sinh viên phải biết biến chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, cùng với lòng kính trọng đối với nhân dân, với Tổ quốc thành tình cảm đạo đức, thành niềm tin, thành sức mạnh, vốn là những giá trị, những phẩm chất không thể thiếu được trong con người yêu nước Việt Nam, trong nhân cách sinh viên Việt Nam, ra sức học tập, rèn luyện phấn đấu để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người.
Trước tình hình thế giới hiện nay, kẻ thù đang tìm mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới của nhân dân ta. Với trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị còn hạn chế, lập trường giai cấp chưa thực sự vững vàng, lại thiếu thực tế, do vậy, giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho thanh niên sinh viên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành đạo đức cho sinh viên, khơi dậy lòng nhiệt huyết cách mạng, ý chí tự lực tự cường, biết kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của cha anh, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, có hoài bão lớn lao và tinh thần vượt khó đang tiềm ẩn trong mỗi một thanh niên sinh viên.
Thứ hai, Giáo dục cho thanh niên sinh viên biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão lớn lao.
Trong đặc điểm thanh niên sinh viên chúng ta đã khẳng định, đây là một lớp người trẻ năng động vì vậy giáo dục cho thanh niên sinh viên biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão lớn lao trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sống có lý tưởng, ước mơ hoài bão lớn lao, con người sẽ nhân gấp đôi cuộc sống có ý nghĩa của mình lên. Sống thiếu lý tưởng, không mục đích, con người sẽ không có nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, do đó, giá trị cuộc sống của họ cũng giảm đi nhiều lần. Nếu như không có lý tưởng và niềm tin, không có ước mơ và hoài bão lớn lao, thì không thể có đức hy sinh và lòng dũng cảm; sự cao thượng và lòng vị tha; dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận khó khăn nguy hiểm;
có tinh thần học tập và liên tục vươn lên... Điều đó nghĩa là không thể hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức, cho thanh niên sinh viên, mà sự phát triển giá trị nhân cách ở con người là một trong những nội dung cơ bản và là mục tiêu trực tiếp của giáo dục đạo đức.
Lý tưởng không phải là ảo tưởng, không phải là điều xa vời mà phải bắt nguồn từ cuộc sống. Lý tưởng của thanh niên sinh viên ngày nay phải là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đây là một lý tưởng vừa cao cả, vừa khoa học. Chúng ta coi việc giáo dục lý tưởng đó là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục đạo đức; là cơ sở, nền tảng để phát triển con người, phát triển nhân cách. Tuy nhiên, việc giáo dục lý tưởng cao đẹp cho thanh niên sinh viên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi biết biến lý tưởng thành hiện thực, biết cụ thể hoá lý tưởng sống của mình trong lao động, học tập, sinh hoạt... Nếu không thì lý tưởng, ước mơ cũng chỉ là mơ ước, mãi mãi nó không trở thành hiện thực được.
Có thể nói, động lực thúc đẩy thanh niên sinh viên trong hiện nay trong quá trình học tập xây dựng niềm tin khoa học vào ngày mai chính là sống có lý tưởng,
ước mơ, hoài bão lớn lao.
Thực tế, trong nhiều năm qua, việc giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên nói riêng, có xu hướng "chính trị hoá", xem nhẹ việc khai thác động lực tình cảm, nặng về thuyết giáo một cách chung chung xa rời thực tế với những lời cổ vũ động viên đơn thuần. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho công tác giáo dục đạo đức, giáo dục lý tưởng cách mạng của chúng ta kém hiệu quả. Một bộ phận thanh niên sinh viên suy thoái đạo đức, phai nhạt lý tưởng.
Thứ ba, Giáo dục tình bạn và tình yêu cho thanh niên sinh viên.
Tình bạn chân chính và tình yêu chung thuỷ, trong sáng trở thành điểm tựa và là sức mạnh tinh thần giúp cho tuổi trẻ vươn lên trong cuộc sống, thoả mãn nhu cầu hết sức tự nhiên của con người. Đối với thanh niên sinh viên, giáo dục đạo đức mới trong tình bạn là giúp họ xây dựng một tình bạn chân chính, thuỷ chung trên cơ sở của sự hợp tác, bình đẳng, hoàn toàn tự nguyện và tin cậy lẫn nhau. Hồ Chủ tịch có nói: Muốn làm bạn, phải hiểu nhau. Nếu không hiểu nhau, không thành bạn. Đó là tình bạn chiến đấu giữa những người tha thiết với lý tưởng, nguyện cùng nhau phấn đấu cho lý tưởng đó trọn đời, đó là lý tưởng vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Lòng trung thành với lý tưởng ấy, là một trong những cơ sở chủ yếu của lòng trung thành trong tình bạn. Ở độ tuổi thanh niên sinh viên, tình bạn chủ yếu được xây dựng trong môi trường học tập và sinh hoạt ở nhà trường trên cơ sở có cùng một mục đích, lý tưởng học tập vì hạnh phúc của bản thân và sự phồn vinh của đất nước.
Cùng với sự thống nhất về lý tưởng, quan niệm sống, tình bạn của thanh niên sinh viên còn được xây dựng trên cơ sở của sự tâm đầu ý hợp của một số mặt hoạt động hay khía cạnh tâm lý nào đó. Một tình bạn chân chính thực sự, chẳng những hiểu được những ưu điểm, mặt mạnh, tích cực mà còn hiểu và thông cảm được những khuyết điểm của nhau để giúp nhau tiến bộ.
Đã là tình bạn chân chính thì phải có sự quan tâm, giúp đỡ nhau một cách vô tư, hoàn toàn tự nguyện trong quá trình học tập ở nhà trường cũng như ngoài xã hội. Tích cực tham gia các phong trào hoạt động do nhà trường và các tổ chức đoàn thể đề ra, như phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp". Câu lạc bộ học tập; tổ, nhóm, đôi bạn học tập, các cuộc thi... Chính qua những hình thức hoạt động này, làm nảy sinh, củng cố những phẩm chất, đã thắt chặt hơn nữa tình cảm giữa con người với nhau, làm cho con người sống vị tha, bao dung hơn.
Giáo dục đạo đức mới trong tình bạn cho thanh niên sinh viên cần nêu những tấm gương sáng về tình bạn thuỷ chung. Hồ Chí Minh từng nói: một trăm bài diễn văn tuyên truyền cũng không bằng tấm gương sống. Chính đó đã bồi dưỡng tình cảm đạo đức cao đẹp cho họ, giúp họ có một niềm tin yêu đối với con người. Trong giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên, cần chú ý chống lại hiện tượng giả dối, cơ hội, lợi dụng, vun vén cho sở thích và lợi ích đơn phương. Sự giả dối sẽ phá vỡ chất keo kết dính giữa hai người, xói mòn niềm tin vốn có ở trong nhau... do đó tình bạn sẽ bị phá vỡ.
Mác và Ăngghen là những tấm gương sáng về tình bạn chân chính, thuỷ chung. Để ca ngợi tình bạn cao quý và cảm động ấy, Lênin viết: Những quan hệ cá nhân giữa hai người đó vượt xa mọi chuyện cổ tích cảm động nhất về tình bạn của người xưa.
Đi cùng với tình bạn là tình yêu, một tình cảm quan trọng ở tuổi trẻ. Tình bạn, tình yêu có thể đưa con người đạt tới đỉnh cao của niềm vinh quang, của những ước mơ cháy bỏng nhưng đồng thời nó cũng có thể đưa con người xuống điểm tận cùng của sự thất bại. Do đó, giáo dục cho thanh niên sinh viên có được một quan niệm đúng đắn về tình yêu, để tình yêu ấy nâng cánh cho họ bay lên trong cuộc sống là một vấn đề hết sức thiết thực và quan trọng.
Như người ta thường nói, tình yêu là món quà hào phóng nhất mà thiên nhiên trao tặng cho con người. Đó là thứ tình cảm cao cấp chỉ riêng con người
mới có. Ở đâu, nơi nào không có tình yêu thì ở đó, nơi ấy cuộc sống sẽ tẻ nhạt và vô giá trị
Đất nước ta, kể từ sau khi đổi mới đến nay có nhiều biến đổi lớn lao đã tác động sâu sắc, làm thay đổi, chuyển dịch nhiều định hướng giá trị nhân cách, mở ra điều kiện mới để cho mỗi công dân tự lựa chọn... Trong những biến đổi ấy, việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội, làm chuyển đổi bậc thang giá trị nhân cách.
Kinh tế thị trường, bên cạnh ưu điểm, nó cũng bộ lộ mặt trái của nó. Hiện tượng “thị trường hoá”, “thương mại hoá” không chỉ ở mặt kinh tế mà cả mặt tình cảm, đạo đức nữa. Trong giới thanh niên sinh viên, không ít người đã chịu tác động xấu của văn hoá ngoại lai, lối sống phương Tây, chạy theo đồng tiền. Một bộ phận sinh viên những năm gần đây trong tình bạn, tình yêu ở bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại, xuất hiện nhiều thuật ngữ nói về tình yêu hoàn toàn xa lạ với văn hoá đạo đức truyền thống Việt Nam, như: tình yêu thời buổi đấu thầu, tình yêu cơ chế thị trường, tình yêu thời mở cửa, tình yêu riđô v.v... và v.v... làm nảy sinh quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh mang nặng tính chất vụ lợi và theo lối sống buông thả "sống thử" trước hôn nhân.
Đứng trước thực trạng đó, việc giáo dục đạo đức mới trong tình bạn, tình yêu cho thanh niên sinh viên là không thể xem nhẹ, nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều tổ chức, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung là: tạo ra những nhân cách sinh viên phát triển một cách toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ tư, Giáo dục đạo đức mới trong học tập.
Đối với tuổi trẻ, học tập không chỉ là đòi hỏi, là yêu cầu của xã hội đối với họ, đó còn là nghĩa vụ đạo đức, là nhu cầu tự thân của lớp trẻ nhằm hướng vào bản thân mình để thay đổi chính bản thân mình, giáo dục đạo đức mới trong học
tập cho thanh niên sinh viên là hướng hoạt động học của họ theo đúng mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Xét trên bình diện cấu trúc nhân cách, giáo dục đạo đức mới trong học tập là một trong những con đường ngắn nhất để phát triển yếu tố tài năng trong mỗi một nhân cách thanh niên sinh viên.
Hình thức hoạt động cơ bản của thanh niên sinh viên là hoạt động học, mọi hoạt động khác đều phải xoay quanh cái trục đó. Hoạt động học bao gồm các thành tố: nhiệm vụ học tập, các hành động học tập, động cơ, mục đích, nhu cầu học tập.. Hơn lúc nào hết, nhà trường cũng như toàn bộ xã hội phải chú trọng giáo dục động cơ, mục đích học tập cho thanh niên sinh viên, đòi hỏi họ giải đáp những vấn đề do lịch sử đặt ra: Nên học cái gì, học để làm gì, học cho ai và học như thế nào?
Thực tế cho thấy, con đường dẫn đến khoa học không bao giờ là bằng phẳng, thênh thang cả mà nó gập ghềnh, khúc khuỷu, đầy khó khăn. Muốn chiếm lĩnh được thành trì khoa học đó, đòi hỏi phải có lòng kiên nhẫn, với quyết tâm cao, để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trên con đường đi tới. Vì vậy, giáo dục đạo đức mới trong học tập cho thanh niên sinh viên là phải giáo dục lòng kiên nhẫn, ham mê và tính trung thực khoa học.
Thế giới ngày nay đang ở trong những chuyển động gia tốc và đột biến, đòi hỏi mỗi một con người, mỗi một quốc gia, dân tộc phải tự vươn lên, nếu họ không muốn lùi lại phía sau. Đặc biệt trong nền văn minh trí tuệ của hôm nay và ngày mai, khi nhân loại coi trí thức là vốn liếng quý báu của các dân tộc, trí tuệ là nguồn tài nguyên của các quốc gia, khi mà cuộc chạy đua để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" trên bình diện chất xám ngày càng trở nên quyết liệt, thì nhiệm vụ học tập để không ngừng nâng cao kiến thức trình độ tay nghề đối với mỗi một thanh niên sinh viên, hình thành yếu tố tài năng trong nhân cách họ... hết sức lớn lao.
Hơn lúc nào hết, chúng ta phải làm cho thanh niên sinh viên thấm nhuần một cách