Thực trạng của việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.PDF (Trang 35 - 52)

2.1.1. Đặc điểm thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 20053' đến 21023' vĩ độ bắc và từ 105044' đến 106002' kinh độ đông, Hà Nội tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây và phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Tây. Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn gồm 9 quận và 5 huyện với 125 phường, 99 xã và 5 thị trấn; diện tích tự nhiên hơn 920 km2 và dân số trên 3 triệu người. So với cả nước diện tích tự nhiên của Hà Nội bằng 0,28% và dân số bằng 3,74%.

Với vị trí đầu mối của các hệ thống giao thông quan trọng, đó là các yếu tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học công nghệ và kỹ thuật của thế giới, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của vùng chảo Đông Á - Thái Bình Dương.

Hà Nội có địa chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Pháp lệnh Thủ đô (ngày 11/01/2001) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đó chỉ rừ: “Thủ đụ Hà Nội là trung tõm đầu nóo chớnh trị hành chớnh quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội và đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.

Thủ đô Hà Nội là nơi tập trung trí lực của đông đảo các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có tới 43 trường đại học và cao đẳng với hơn 17 vạn sinh viên hệ chính quy tập trung và hàng vạn sinh viên các hệ khác (không kể các trường thuộc khối quân đội và công an), 37 trường trung học chuyên nghiệp, 21 trường công nhân kỹ thuật và trên 100 viện nghiên cứu cơ bản, khoa học ứng dụng và nghiên cứu chuyên ngành.

Là trung tâm kinh tế lớn của nhà nước, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Hà Nội là trung tâm có sức hút và sức lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cả vùng đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố có tới 800 doanh nghiệp nhà nước, hơn 12.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đang hoạt động và 484 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang được triển khai. Tổng sản phẩm quốc nội chiếm 9,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước, tốc độ tăng GDP hàng năm xấp xỉ 11,1%, GDP bình quân đầu người là 15,9 triệu đồng, đứng thứ hai và gấp hai lần GDP bình quân cả nước.

Cùng với phát triển kinh tế, về văn hoá xã hội Hà Nội có những thành tựu đáng kể. Quy mô chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và mở rộng ở một số bậc học, ngành học. Hà Nội đồng thời là trung tâm văn hoá lớn của cả nước, là nơi hội tụ những luồng văn minh, trí thức của cả dân tộc. Trong lòng người Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, đã hình thành nên di sản văn hoá Việt Nam nói chung và di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội nói riêng.

Do các trường đại học đóng ở Hà Nội nên thành phố Hà Nội có lực lượng thanh niên sinh viên khá đông đảo với 383.207 sinh viên thuộc 47 trường đại học (không kể các trường thuộc khối quân đội và công an). Trong công cuộc đổi mới thanh niên Hà Nội tiếp tục phát huy truyền thống thủ đô ngàn năm văn hiến, hăng

hái học tập, lao động xung kích đảm nhận những việc khó, lĩnh vực mới góp phần xứng đáng vào xây dựng và phát triển thủ đô.

Điểm nổi bật của thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội là đa dạng về thành phần, phong phú về nghề nghiệp tương lai, trình độ khoa học cao; là lớp người năng động sáng tạo, nhạy bén thích ứng nhanh với cơ chế mới;

có khát vọng vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; có ý chí tự lực, tự cường, chủ động trong học tập, tự trau dồi kiến thức chuyên môn nâng cao trình độ học vấn để lập thân, lập nghiệp. Với truyền thống thủ đô ngàn năm văn hiến, thanh niên sinh viên thủ đô thông minh sáng tạo, lao động cần cù và thanh lịch, luôn luôn là lực lượng xung kích bảo vệ thủ đô cũng như đất nước. Thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội luôn tin tưởng vào công cuộc đổi mới của đất nước, tích cực chủ động tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước, tham gia vào các phong trào tình nguyện như: xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, hiến máu nhân đạo... Thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội có lòng tự trọng và ý thức dân tộc, ý thức công dân, cầu tiến bộ, giàu mơ ước và hoài bão, nhạy cảm về tình hình chính trị, có nhu cầu cao về học tập, lao động việc làm và sinh hoạt văn hoá, tinh thần, vui chơi, giải trí. Có thể khẳng định rằng, hiện nay đang hình thành một lớp thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội ưu tú, vững vàng về chính trị, kế thừa bản sắc văn hoá dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới.

Tuy nhiên, trước biến động của tình hình chính trị thế giới, âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường. Bên cạnh những ưu điểm, những thuận lợi, thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức trên bước đường trưởng thành.

2.1.2. Một số kết quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức mới cho

thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay

Sự nghiệp giáo dục “trồng người” trong thanh niên sinh viên là nhiệm vụ thường xuyên nhưng vô cùng quan trọng. Ngày nay, sự lạc hậu về giáo dục sẽ phải trả giá đắt trong cuộc chạy đua trong thế kỷ XXI mà thực chất là chạy đua về trí tuệ và phát triển giáo dục trong cách mạng khoa học và công nghệ. Hàng loạt các vấn đề đặt ra đối với thanh niên sinh viên, làm sao để thanh niên sinh viên Việt Nam đủ sức đáp ứng yêu cầu hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước đặt lên vai họ? Làm thế nào để họ có thể tự định hướng đúng trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay và đứng trước âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch... Từ đây, có thể suy ra tầm quan trọng của giáo dục, rèn luyện thanh niên sinh viên về các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức và phát triển năng lực tư duy lý luận... Kết quả thành tựu của hai mươi năm đổi mới đã chứng minh cho quan điểm đúng đắn của Đảng “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đảng đã nhận thức rừ tầm quan trọng của giỏo dục - đào tạo. Nhà nước đó cú đầu tư thớch đỏng cho giáo dục, cùng với sự nỗ lực vươn lên của ngành giáo dục, của các trường, của học sinh, sinh viên và của toàn xã hội.

Về mặt ngân sách, giáo dục đào tạo đã được chú ý và đầu tư đáng kể. Hàng năm các chỉ số ngày càng tăng lên.

Bảng 1: Đầu tư cho giáo dục trong trong tổng chi ngân sách nhà nước

Năm Tỷ lệ ngân sách

1995 10,45

1996 11,40

1997 10,28

1998 13,60

1999 14,00

2000 15,00

2001 15,00

2002 15,60

2003 16,40

2004 16,70

2005 17,00

Nguồn:Báo cáo của Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2005.

Ở các trường đại học và cao đẳng trong nước nói chung và ở Hà Nội nói riêng, Đảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường coi công tác giáo dục đạo đức, chính trị tư tưởng, lối sống cho sinh viên là nhiệm vụ hàng đầu. Nội dung sách giáo khoa các môn lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sau nhiều lần chỉnh lý cải tiến nhìn chung phù hợp với đối tượng, bảo đảm tính khoa học cao, tạo sự thống nhất giữ lý luận và thực tiễn, giảm bớt sự khó khăn trong học tập của thanh niên sinh viên. Bên cạnh việc trang bị lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các trường đại học thường tổ chức nhiều buổi toạ đàm về thời sự trong nước cũng như quốc tế, tình hình kinh tế chính trị của đất nước và Nghị quyết của Đảng, tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên” đầu khoá và cuối khoá. Mục đích của các đợt sinh hoạt này là làm cho sinh viên hiểu, quán triệt, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cũng như giúp cho sinh viên nắm bắt được tình hình kinh tế chính trị xã hội của đất nước và các địa phương.

Trong đó, nhấn mạnh việc giáo dục rèn luyện đạo đức, lối sống cách mạng cho sinh viên.

Chẳng hạn, trường Đại học Lao động - Xã hội, tuần sinh hoạt công dân, học sinh sinh viên được tổ chức làm hai đợt: đợt 1 từ ngày 12 đến ngày 25 tháng 9, đợt hai từ ngày 03 đến ngày 08 tháng 10 năm 2005 cho toàn thể sinh viên đầu khoá và cuối khoá của nhà trường (Công văn số 626/KH - ĐHLĐXH).

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I cũng tổ chức tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên năm học 2005-2006 từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 9 năm 2005.

Trong tuần sinh hoạt công dân đầu khoá này, các nội dung được học tập như sau:

Bảng 2: Lịch học tuần sinh hoạt công dân, học sinh sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội

STT Nội dung Số buổi

1 - Truyền thống nhà trường

- Nội dung dự thảo văn kiện Đại hội IX

01

2 Học tập, thảo luận về luật giáo dục sửa đổi và Chỉ thị năm học của Bộ trưởng Bộ giáo GD-ĐT

01

3 Tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội 01 4 Các nội quy, quy chế và các chính sách về công tác HSSV 01 5 Các nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, phòng

chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn giao thông

01

6 Công tác giáo dục thể chất, y tế trường học và các hoạt động văn hoá, văn nghệ hưởng ứng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

01

7 Chương trình công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên trường học năm học 2005-2006

01

Nguồn: Công văn số 318/ĐHSPHN-CTCT về việc tổ chức “tuần sinh hoạt công dân HSSV năm học 2005-2006”.

Trên đây chỉ là hai trường tiêu biểu trong số rất nhiều trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện tốt công tác này.

Trong trường đại học người thầy là “kỹ sư tâm hồn”, là người dẫn đường, chỉ lối góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống của sinh viên. Tư cách của người thầy được thể hiện không chỉ ở trên giảng đường mà

còn trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều tấm gương nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân đã tác động tốt đến nhân cách của sinh viên.

Cùng phối hợp hành động với Bộ giáo dục - Đào tạo, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà ở đây trực tiếp là vai trò của Thành đoàn, của Hội sinh viên thành phố Hà Nội để chỉ đạo các phong trào, các cuộc thi nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức cho thanh niên sinh viên. Các cuộc thi được chỉ đạo thực hiện như: “55 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên”, cuộc thi “Olympic các môn học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”, các buổi toạ đàm, xem và thuyết trình phim tư liệu “Hồ Chí Minh - chân dung một con người”, toạ đàm “Xây dựng thế hệ trẻ thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại”, gặp mặt nhân chứng lịch sử, gặp gỡ giữa sinh viên với các đồng chí lão thành cách mạng, các cựu học sinh, sinh viên thời kỳ

“Ba sẵn sàng”, “Xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”. Qua những hoạt động này đã giáo dục cho đoàn viên thanh niên sinh viên hiểu sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, của truyền thống Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến của Thủ đô anh hùng. Đồng thời qua đó cũng đã khơi dậy được ý chí tự lực, tự cường và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. “Làm tốt công tác này là Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, đại học giao thông vận tải, Đại học Nông Nghiệp I...” [55, tr 2]

Tuổi trẻ chính là mùa xuân của xã hội, là người chủ tương lai của nước nhà, là nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, thanh niờn sinh viờn trong cỏc trường đại học ở Hà Nội đó tỏ rừ tớnh tớch cực của mỡnh trong phong trào học tập và nghiờn cứu khoa học. Vấn đề này được thể hiện rừ thông qua Tuần lễ nghiên cứu khoa học của sinh viên, Hội nghị khoa học sinh viên, Festival học tập, toạ đàm về phương pháp học tập... Đặc biệt, trong năm học 2004 - 2005, số đề tài nghiên cứu cấp khoa, cấp trường, cấp bộ cũng như số sinh

viên tham gia thực hiện đề tài tăng gấp hai lần so với năm học 2003 - 2004. Cụ thể:

Bảng 3: Hoạt động nghiên cứu khoa học của thanh niên sinh viên thành phố Hà Nội

Số sinh viên đoạt giải Olympic các

môn học

Hội nghị nghiên cứu khoa học cấp trường

Số đề tài

Số sinh viên tham gia Trường Toàn

quốc

Cấp khoa

Cấp trường

Cấp Bộ Số sinh viên tham gia

Tổng số kinh phí

được cấp 13.292 888 100% 2.971 1.984 154 6.756 902.8

Nguồn: Số liệu công tác đoàn và phong trào thanh niên khối đại học năm học 2004-2005 của Hội sinh viên Thành phố Hà Nội.

Những năm gần đây, có nhiều sinh viên nhận giải thưởng cao về nghiên cứu khoa học như “Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIOTEC”, “sinh viên nghiên cứu khoa học” do Bộ giáo dục và Đào tạo kết hợp với Hội liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Sinh viên các trường được đánh giá là đi đầu trong phong trào sinh viên nghiên cứu là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học giao thông vận tải, Đại học Ngoại thương, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội...

Đi cùng với hoạt động nghiên cứu khoa học, thanh niên sinh viên Hà Nội cũng tỏ rừ bản lĩnh chớnh trị của mỡnh, tin tưởng khả năng lónh đạo tài tỡnh của Đảng ta, vào công cuộc đổi mới của đất nước. Đại đa số thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay đều có nguyện vọng thiết tha được đứng trong hàng ngũ của Đảng, được Đảng tôi luyện và trưởng thành. Cụ thể:

Bảng 4: Số lƣợng thanh niên sinh viên đƣợc học tìm hiểu nhận thức về Đảng và đƣợc kết nạp Đảng

Số học tìm hiểu nhận thức về Đảng Số sinh viên được kết nạp

>4.000 606

Nguồn: Số liệu công tác đoàn và phong trào thanh niên khối đại học năm học 2004-2005 của Hội sinh viên Thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên Hà Nội phải kể đến sự quan tâm của chính quyền và nhân dân thủ đô, của các cấp các ngành đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội mà đặc biệt là ngành công an và y tế. Chúng ta đều biết, thanh niên sinh viên chính là đối tượng dễ bị kẻ xấu lợi dụng và họ cũng là đối tượng dễ sa ngã. Do đó một trong những công việc trọng tâm là công tác phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội. Hội sinh viên và hai ngành trên cùng phối hợp hành động. Cụ thể:

Bảng 5: Số lƣợng thanh niên sinh viên tham gia phòng chống tệ nạn xã hội Số buổi tuyên truyền phòng chống

tệ nạn xã hội

Số tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

862 10.996

Nguồn: Số liệu công tác đoàn và phong trào thanh niên khối đại học năm học 2004-2005 của Hội sinh viên Thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên Hà Nội. Gia đình cái nôi nuôi dưỡng và rèn luyện đạo đức của mỗi cá nhân. Không phải chủ quan khi đánh giá rằng: đạo đức của mỗi con người tốt hay xấu phụ thuộc vào cái nôi đã nuôi dưỡng. Nhưng để giáo dục tốt hơn nữa cần có sự phối hợp giữa gia đình với trường học. Kết quả học tập của sinh viên thế nào sẽ được nhà trường thông báo tới gia đình, giúp họ hiểu và quản lý con em tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.PDF (Trang 35 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)