Xuất phát từ thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên trong các trường đại học ở Hà Nội hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải quan tâm giải quyết
những mâu thuẫn đang đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức cho tầng lớp này.
Có thể khái quát những mâu thuẫn đó như sau:
2.2.1. Mâu thuẫn giữa nhu cầu đạo đức của thanh niên sinh viên đáp ứng yêu cầu cách mạng hiện nay với những hạn chế bất cập về đạo đức thanh niên sinh viên hiện nay ở Hà Nội
Đạo đức thanh niên sinh viên tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản thân đối tượng này. Như trên phần 2.1.2 đã nêu đạo đức của thanh niên sinh viên còn có tồn tại do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa là do sự thiếu tu dưỡng của bản thân đối tượng thanh niên sinh viên cùng với sự tác động của kinh tế thị trường. Thang giá trị đạo đức đã có sự thay đổi. Chúng tôi đã khảo sát sơ bộ quan niệm về giá trị xã hội, giá trị đạo đức đối với thanh niên sinh viên một số trường đại học như trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, trường Đại học Mỏ, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 3.125 thanh niên sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 thuộc các nhóm ngành khác nhau như sau (Số lượng điều tra này chỉ là tiêu biểu đại diện các khoa, các khoá và các trường):
Bảng 6: Giá trị xã hội nào quan trọng nhất
Đơn vị tính: %
Rất quan trọng
Quan trọng Tương đối quan trọng
Không quan trọng
Sống có lý tưởng 10 0 0 0
Hoà bình 9 0 0 0
Công bằng 20 0 0 0
Có ích cho xã hội 11 0 0 0
Nổi tiếng 9 0 0 0
Giàu có 7 0 0 0
Giàu tri thức 7 0 0 0
Dân chủ 5 0 0 0
Quyền lực cao 9 0 0 0
Sáng tạo 13 0 0 0
Tổng số 100 0 0 0
Qua khảo sát trên cho thấy, các giá trị sống có lý tưởng, hoà bình, công bằng có ích cho xã hội vẫn là những giá trị thanh niên sinh viên lựa chọn và đánh giá cao. Nhưng bên cạnh đó giá trị giàu có, nổi tiếng vẫn được sinh viên lựa chọn và đánh giá cũng khá quan trọng.
Bảng 7: Yếu tố thuận lợi nhất trong cuộc sống
Đơn vị tính: %
Rất quan trọng
Quan trọng
Tương đối quan trọng
Không quan trọng
Giỏi chuyên môn 24 1 0 0
Dựa vào người có thế lực 30 0 5 0
Có nhiều tiền 20 6 3 0
Trung thực 6 0 0 0
Tốt số 5 0 0 0
Tổng số 85 7 8
Xỏc định rừ cho mỡnh những giỏ trị xó hội quan trọng, đa số thanh niờn sinh viên cho rằng giỏi chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất. Một số thanh niên sinh
viên cho rằng tiền bạc và thế lực là rất quan trọng (20%). Tính thực dụng của một bộ phận thanh niên sinh viên đáng được lưu tâm. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên sinh viên phụ thuộc vào số phận, không có ý chí nỗ lực vươn lên.
Như vậy, trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay một mặt đòi hỏi đạo đức của thanh niên sinh viên phải đáp ứng được yêu cầu cách mạng, mặt khác đạo đức thanh niên sinh viên vẫn còn những bắt cập hạn chế như đã nêu trên.
2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên với khả năng hạn chế của công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên hiện nay
Giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên thực chất là giáo dục khả năng tự giáo dục, tự kiểm tra, tự đánh giá, điều chỉnh hành vi đạo đức của cá nhân để đánh thức lương tâm trong mỗi con người, hình thành cho họ những phẩm chất, nhân cách cần thiết. Vì thế, để đạt được mục tiêu trên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, việc nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, trong công tác giáo dục đạo đức ở các trường đại học nói chung và các trường đại học ở Hà Nội nói riêng bắt gặp những hạn chế, khó khăn nhất định. Chẳng hạn, khảo sát công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên, ý thức thanh niên sinh viên với việc tham gia hoạt động Đoàn - Hội như sau:
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Có 2.130 68,16
Không 995 31,84
Không trả lời 0 0
Trong số 995 trường hợp trả lời không tham gia hoạt động Đoàn - Hội, lý do đưa ra với tỷ lệ như sau:
Lý do Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Không thích 210 21,1
Lo kiếm tiền 153 15,37
Lo học 512 51,45
Lý do khác 120 12,06
Không trả lời 0 0
Tổng số 995 99,98
Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ tham gia Hội sinh viên chưa cao. Vẫn còn 31,84 chưa tham gia với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là lý do không thích (21,1%). Đây là tổ chức Đoàn và Hội cần lưu ý quan tâm để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giới thiệu về Hội sinh viên - Đoàn thanh niên.
Như vậy, nhà trường cùng Đoàn thanh niên - Hội sinh viên đã cố gắng đổi mới mọi nội dung và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng sinh viên tạo niềm tin trong bản thân mỗi hội viên, đoàn viên. Tuy nhiên ở đây lại nảy sinh những mâu thuẫn giữa yêu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức với khả năng hạn chế, những bất cập trong công tác giáo dục đạo đức. Những hạn chế này thể hiện ở những điểm sau:
- Các hình thức giáo dục còn đơn điệu, mang tính hình thức
- Mỗi cá nhân những người lãnh đạo Đoàn thanh niên - Hội sinh viên còn thờ ơ và không nhiệt tình với công tác và công việc được giao.
- Về phía thanh niên sinh viên bản thân họ không thích tham gia với nhiều lý do khác nhau như phân tích ở trên.
Bên cạnh đó, thanh niên sinh viên cũng rất quan tâm đến hoạt động của bộ
máy nhà nước. Khi đánh giá về vai trò hoạt động của bộ máy nhà nước về những yếu tố hạn chế đến hiệu quả của hoạt động bộ máy nhà nước:
Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Quá tải 119 3,8
Yếu kém chuyên môn nghiệp vụ 367 11,74
Thiếu trách nhiệm 470 15,04
Quan liêu cửa quyền 667 21,34
Không công bằng tuyển dụng 701 22,43
Tham ô tham nhũng 801 25,63
Tổng số 3.125 99,98
Đa số thanh niên sinh viên quan tâm đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hoạt động của bộ máy này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng. Đánh giá về vấn đề này vẫn có 15,4% cho rằng thiếu trách nhiệm, quan liêu cửa quyền là 21,34%, không công bằng tuyển dụng là 22,43%, tham ô tham nhũng là 25,63%. Những điều này ảnh hưởng trực tiếp tư tưởng, đạo đức, lối sống của bản thân thanh niên sinh viên cũng như đối với công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên đặc biệt là thanh niên sinh viên ở Hà nội
2.2.3. Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Hà Nội hiện nay
Truyền thống chính là “thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [60, tr.1017].
Cũng trong cuốn từ điển tiến Việt xuất bản năm 1996 cho rằng, hiện đại là những gì “thuộc về thời đại ngày nay”, như “lịch sử hiện đại”, “âm nhạc hiện
đại”, hay “kiến trúc hiện đại”[60, tr.1017].
Thông thường khi nói đến khái niệm hiện đại là ta đặt nó trong mối quan hệ với truyền thống, gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể và gắn với cái mới nhất trong giai đoạn lịch sử đó. Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của thanh niên sinh viên là yêu cầu khách quan của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thanh niên sinh viên. Sự kế thừa đó tạo nên tính đặc thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp đã hình thành và được giữ gìn, bảo tồn cho đến tận ngày nay. Trong quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên chúng ta bắt gặp mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại. Mâu thuẫn này được thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, những yếu tố đạo đức truyền thống vốn là chuẩn mực trong quá khứ thì nay nhiều yếu tố không còn thích hợp nữa. Thậm chí có những yếu tố đạo đức truyền thống là vật cản trong công cuộc đổi mới hôm nay.
Có thể khẳng định rằng, truyền thống và hiện đại là đại biểu cho các thời kỳ khác nhau, nó bắt nguồn từ điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Việt Nam có truyền thống đạo đức được hình thành từ lâu đời và ngày một phát triển trong nền kinh tế tiểu nông, với chế độ cộng đồng làng xã và nền văn minh tiền công nghiệp. Trong xã hội này, không có nền, luồng thông thương buôn bán lớn, không có tầng lớp đại thương nhân, đô thị không phát triển và đương nhiên công nghiệp phỏt muộn... Điều đú rừ ràng tạo ra mặt hạn chế trong lối sống đạo đức, tõm lý của người dân.
Để lại dấu ấn nặng nề trong sự phát triển của tư tưởng đạo đức là chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử nước ta. Giai cấp phong kiến đã rất chú trọng đến việc sử dụng đạo đức, nhất là đạo đức Nho giáo. Đạo đức phong kiến đã trói buộc con người ta bằng những giới luật của Thần, Phật, những giáo lý thánh hiền và trói trặt người dân vào trật tự xã hội phong kiến bằng những lễ nghi,
tập tục... Ngày nay, tuy chế độ phong kiến không còn nhưng ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại trong xã hội ta. Chẳng hạn, như các quan hệ trong xã hội phong kiến chủ yếu được thu xếp thông qua các mối quan hệ tình cảm nể nang mang tính huyết thống, làng xã, đẳng cấp... hơn là pháp luật và kỷ cương của nhà nước.
Như vậy, hậu quả của một nền sản xuất nhỏ tiểu nông và chế độ hà khắc phong kiến lâu đời và trì trệ... đã tạo ra mặt trái, mặt hạn chế trong truyền thống văn hoá, đạo đức của người Việt Nam. Đó là những nhược điểm như: tác phong tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không coi trọng phát luật, không coi trọng tính độc lập, sáng tạo cá nhân, tâm lý bình quân chủ nghĩa... Những đặc điểm này không phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay, nhất là nó ảnh hưởng không tốt tới công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên nói chung và thanh niên sinh viên Hà Nội nói riêng thậm chí nó còn cản trở công tác này.
Thứ hai, mâu thuẫn còn được thể hiện trong sự “xung đột thế hệ”, tức là sự mâu thuẫn giữa thế hệ trước và thế hệ sau, giữa thế già và thế hệ trẻ. Hai thế hệ này là trụ cột của mỗi quốc gia. Thông thường họ có những điểm không tương đồng trong các quan điểm, cách ứng xử, nguyện vọng, sở thích, thị hiếu và tác phong... tóm lại, về lối sống nói chung. “Thế hệ cũ ” thường gắn bó nhiều hơn với truyền thống, với những gì trở nên ổn định. Vì vậy, thế hệ này thường coi trọng và bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống, với đạo đức truyền thống và ít hiểu biết, thích nghi chậm chạp hơn với các yếu tố xã hội hiện đại. Tuy nhiên, trong công cuộc hiện đại hoá và xây dựng xã hội hiện đại, đây là thế hệ có nhiều kinh nghiệm, tài năng nhất định, họ kiểm nghiệm trước những biểu hiện của xu hướng hiện đại, họ trung thành với cái hay, cái đẹp của truyền thống dân tộc. Còn thế hệ trẻ, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, với những biến động nhanh chóng về xã hội, chính trị và dưới ảnh hưởng của giao lưu hội nhập quốc tế, dễ bị tác động từ nhiều phía, dễ bị mất phương hướng trong thái độ đối với truyền thống và luôn tìm cách thích nghi với thời đại. Các loại văn hoá phẩm tràn
vào nước ta dù tốt hay dở họ đều tiếp thu ở mức độ nhất định. Ảnh hưởng của một kiểu “xã hội tiêu thụ” phương Tây với các phương tiện hiện đại sống đối với họ cũng không phải là nhỏ...
Nói chung, thế hệ già thường chậm chạp trước nhịp độ nhanh chóng như vũ bão của cuộc sống hiện đại, còn thế hệ thanh niên trong đó có thanh niên sinh viên lại đang vươn tới một phong cách sống nhạy cảm và năng động hơn, giao tiếp rộng và ứng xử linh hoạt hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Họ có mong muốn được tiếp xúc, học hỏi và tiếp nhận những sản phẩm khoa học - kỹ thuật, vật chất và tinh thần... để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và bản thân mình. Như vậy, đổi mới, mở cửa, thuận lợi, khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau trong quá trình xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên. Đòi hỏi xã hội phải hướng dẫn, giúp đỡ họ trong việc chuyển đổi hệ thống giá trị cũ bằng những giá trị mới sao cho điều đó diễn ra như một quá trình hợp quy luật lịch sử khách quan. Công tác giáo dục đạo đức phải có những nội dung, hình thức thích hợp. Đi vào tài năng, cuốn hút vào hoạt động khoa học, hoạt động chính trị - thực tiễn, văn hoá, văn nghệ - thể thao, các trò chơi vui tươi lành mạnh ở nhà trường và xã hội, vừa kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc của thanh niên sinh viên Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI
CHO THANH NIÊN SINH VIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho thanh