3.1.1. Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên gắn liền với tạo lập môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh
Đạo đức không sinh ra từ đạo đức mà nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Các giá trị đạo đức là kết qủa các mối quan hệ giữa người và người trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Như Ph.
Ăng ghen đã viết: "Xét cho cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ" [40, tr.137]. Luận điểm này chính là chìa khoá để khám phá tất cả các hoạt động đạo đức xã hội. Vì vậy để xây dựng đạo đức con người, trước hết phải có môi trường kinh tế-xã hội lành mạnh. Đây là cơ sở là nền tảng để xây dựng đạo đức mới.
Một môi trường kinh tế - xã hội là lành mạnh, trong đó có sự phát triển hài hoà, bền vững giữa kinh tế, chính trị, văn hoá và đạo đức, con người sống có kỷ cương và pháp luật, nó chính là điều kiện giúp con người chủ động vươn lên xây dựng đạo đức mới. Bởi vì, nhà giáo dục lớn nhất chính là bản thân cuộc sống, chính là môi trường hoàn cảnh mà con người đang sống, hoạt động. Chính cuộc sống đặt ra nhiệm vụ phải bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và đạo đức cho con người. Song câu trả lời cũng chính là cuộc sống. Vì thế cùng với việc giáo dục ý thức mới cho thanh niên sinh viên thì đồng thời phải chủ động xây dựng các quan hệ xã hội mới, lối sống mới, tổ chức lôi cuốn thanh niên sinh viên tham gia tích cực vào các phong trào chính trị xã hội thực tiễn và xây dựng các quan hệ xã hội.
Vấn đề xây dựng môi trường lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển đạo đức cho thanh niên sinh viên. Để tạo điều kiện cho việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên ở Hà Nội hôm nay, cần chú ý giải quyết tốt những việc sau:
Trước hết, chúng ta phải phát triển tốt kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Là thành quả của cả nhân loại, kinh tế thị trường bên cạnh những ưu điểm, cũng bao hàm trong nó cả những tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên. Việt Nam là nước đang phát triển, còn nghèo vì vậy
phát triển nền kinh tế thị trường là điều đương nhiên, đây là mục tiêu quan trọng của cả dân tộc được Đại hội toàn quốc lần thứ VII khẳng định. Nhưng không phải phát triển nền kinh tế thị trường như các quốc gia phương Tây đang trải qua mà tăng trưởng kinh tế phải đi liền với tiến bộ đạo đức, tiến bộ xã hội, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nền kinh tế này. Như vậy, kinh tế thị trường phải được định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi chính trong nền kinh tế đó, mỗi thành viên trong xã hội không chỉ được hưởng thụ về mặt kinh tế mà còn được hưởng sự công bằng, dân chủ, văn minh trong chính nền kinh tế ấy. Đồng thời nó phải đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển được những giá trị tiến bộ, những chuẩn mực đạo đức mới và song song với điều đó là có khả năng loại bỏ dần được những mặt phản giá trị, phản đạo đức ra khỏi đời sống xã hội. Do đó, đây chính là môi trường có đủ điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các phẩm chất đạo đức mới cho người thanh niên sinh viên.
Đối với thanh niên sinh viên, họ chưa trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất vật chất của xã hội, song họ chính là lực lượng được đào tạo để sau này tham gia vào quá trình tạo vật chất cho xã hội, đáp ứng đúng những đòi hỏi của sự phát triển của xã hội. Môi trường càng lành mạnh tích cực bao nhiêu thì sự ảnh hưởng của nó đến sự lựa chọn các giá trị chuẩn mực, đạo đức lối sống của thanh niên sinh viên càng thuận lợi bấy nhiêu.
Hai là, đẩy mạnh chống tham nhũng làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
Đây chính là vấn đề mang tính thời sự hiện nay ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đang coi đây là những “nguy cơ”, “thách thức” của dân tộc. Do đó đấu tranh chống tham nhũng là việc làm cấp bách hiện nay và phải được quán triệt từ Trung ương đến địa phương và phải thực hiện một cách triệt để.
Việc đấu tranh chống tham nhũng, khắc phục những tiêu cực không phải là công việc một sớm một chiều. Nó đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành phải đồng bộ thực hiện. Làm tốt được điều đó nó sẽ góp phần khơi dậy được “nhân tính” trong
mỗi một con người, giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh để giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên ở Hà Nội hiện nay.
Ba là, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh trong môi trường giáo dục đại học. Môi trường giáo dục là môi trường tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đạo đức của sinh viên. Bản thân môi trường này cũng phải được lành mạnh hoá tức là phải ngăn chặn tệ nạn gian lận trong thi cử, mua bán bằng... (đã được phân tích ở phần nguyên nhân). Những hiện tượng này làm giảm lòng tin của các em thanh niên sinh viên cũng như của xã hội vào kỷ cương phép nước nơi học đường mà từ xưa đến nay được quan niệm là môi trường lý tưởng trong sạch, lành mạnh nhất trong xã hội. Do tác động của kinh tế thị trường có nhiều tệ nạn xâm nhập vào học đường như ma tuý, mại dâm, trộm cắp... (như đã phân tích ở phần thực trạng). Đó làm những “hạt sạn” không chỉ làm đau lòng những thầy cô giáo đứng trên giảng đường mà còn nhức nhối cả xã hội. Điều đó đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề không chỉ cho riêng ngành giáo dục mà cho cả xã hội cần phải coi trọng hơn nữa giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên, cần khẩn trương có biện pháp ngăn chặn kịp thời và triệt để làm trong sạch môi trường sống cho sinh viên.
Đây là công việc đòi hỏi mọi người cùng tham gia đồng tâm hiệp lực để giáo dục tốt đạo đức cho thanh niên sinh viên nhất là thanh niên sinh viên ở Hà Nội hiện nay.
3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi mới trong việc giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên ở Hà Nội hiện nay
Kế thừa và phát triển là biển hiện sự thống nhất biện chứng trong quá trình vận động phát triển của mọi sự vật hiện tượng. Không có sự kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ của cái cũ sẽ không có quá trình phát triển và sự phát triển của sự vật hiện tượng bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở của sự kế thừa. Quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải biết kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống và phát triển nó trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường. Đó là những giá trị đạo đức truyền thống được tích luỹ, lưu truyền, chắt lọc, chuyển giao, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên cốt cách, nhân phẩm của con người Việt Nam. Nó được giữ gìn, bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam. Và ngày nay, nó được nâng lên một trình độ mới do cái hiện đại thâm nhập vào truyền thống.
Truyền thống in dấu ấn, bóng dáng trong hiện đại, tiếp xúc thúc đẩy cho hiện đại phát triển, củng cố bền vững cho hiện đại, hiện đại đi lên từ truyền thống bao giờ cũng dễ truyền thụ vững chắc. Truyền thống và hiện đại là hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn biện chứng, cái hiện đại tự nó ở một mức độ nhất định và trong những trường hợp nhất định đã phủ định biện chứng cái truyền thống. Tóm lại, giáo dục đạo đức mới cho thanh niên sinh viên, chúng ta phải kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa phải tiếp thu có chọn lọc văn minh nhân loại. Ở đây cần tránh hai khuynh hướng cực đoan sau:
- Khuynh hướng thứ nhất, đề cao quá mức truyền thống từ đó coi nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới. Đây là khuynh hướng bảo thủ.
- Khuynh hướng thứ hai, tuyệt đối hoá cái hiện đại và coi nhẹ hoặc phủ nhận những giá trị truyền thống dân tộc. Đây cũng là thái độ hư vô. Đi vào kinh tế thị trường, tuyệt đối hoá cái hiện đại, coi nhẹ cái truyền thống thì sẽ dẫn đến tạo ra
những giá trị giả, mang bóng của người khác, của dân tộc khác. Những giá trị: yêu nước, siêng năng, tôn trọng, liêm khiết, chung thuỷ, cần cù, tính cộng đồng, lòng nhân ái, lối sống cao đẹp... đã chứng tỏ sức sống bền vững trong lịch sử, giờ đây phải kế thừa đổi mới, hoàn thiện cả về nội dung, phương hướng và trật tự trong phân loại.
Với thế hệ trẻ thì nghề nghiệp, việc làm, năng suất, là tiền, là lợi ích. Do đó chúng tạo nên các giá trị và là các giá trị dễ thấy. Với họ, trong thời kỳ kinh tế thị trường, những gì có vẻ như ảo tưởng xa vời thì thường ít được quan tâm hơn là những gì gần gũi dễ thấy. Ta không nên xem thường điều này. Vì thế giáo dục đạo đức cho thanh niên sinh viên cần chú ý quan hệ hài hoà, sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và xã hội, cá nhân vừa hành động theo nguyên tắc vừa mang lợi ích xã hội vừa mang lợi ích cá nhân. Đây là biển hiện sự thống nhất hài hoà các lợi ích trong điều kiện bình thường nói chung.
Đây không chỉ là tình cảm mà còn là trách nhiệm, không chỉ là mối liên hệ giản đơn mà còn là mối liên hệ nhiều chiều và sâu sắc giữa những người trong tập thể, trong xã hội của đất nước. Chính sự thống nhất này là động lực cho cá nhân hoạt động, là cơ sở cho sự gắn bó giữa cá nhân với tập thể và xã hội.
Cùng với các giá trị trên, các phẩm chất đạo đức cá nhân như tính trung thực, tính khiêm tốn, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc, yêu tự do, ham học hỏi... sẽ được từng bước kế thừa và đổi mới nâng lên cho phù hợp với thời đại và đất nước.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giáo dục đạo đức mới cho