Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ màng chitosan khối lượng phân tử cao đến chất lượng và thời gian bảo quản trứng gà tươi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả bảo quản của màng bao chitosan khối lượng phân tử thấp so với màng bao chitosan khối lượng phân tử cao trên trứng gà tươi (Trang 42 - 46)

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ màng chitosan khối lượng phân tử cao đến chất lượng và thời gian bảo quản trứng gà tươi

4.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới hao hụt khối lượng trứng gà tươi

Từ kết quả thí nghiệm thu được ở bảng 4.4 và hình 4.4, cho thấy, các mẫu trứng đều có sự hao hụt khối lượng theo thời gian bảo quản, các mẫu trứng được xử lý chế phẩm có sự hao hụt thấp hơn mẫu ĐC tại cùng một thời điểm. Tại thời điểm ngày thứ 5, kết quả cho thấy tỷ lệ hao hụt khối lượng giữa ĐC và các CT có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, sự sai khác này chưa lớn, tỷ lệ hao hụt khối lượng của mẫu ĐC chỉ cao 0,238% hơn so với công thức CT8, là công thức có tỷ lệ hao hụt khối lượng thấp nhất. Điều này có thể giải thích là trong thời gian đầu của quá trình bảo quản, các màng tự nhiên của vỏ trứng chưa bị phân hủy nên trứng còn được bảo vệ trước các tác nhân gây hại. Từ ngày thứ 10 trở đi, mẫu ĐC có tỷ lệ hao hụt khối lượng lớn hơn hẳn so với các CT còn lại, đã có sự thoát hơi nước [35] và sự thoát khí CO2 từ albumin qua các lỗ nhỏ trên vỏ trứng [45] làm ảnh hưởng đến mẫu trứng ĐC.

Sau 30 ngày bảo quản, kết quả tốt nhất thu được ở công thức CT8: cho hao hụt khối lượng của trứng là 6,150%, sai khác có ý nghĩa đối với các công thức còn lại, và tốt hơn hẳn so với ĐC có tỷ lệ hao hụt lên tới 8,355%. CT8 cho hao hụt khối lượng nhỏ hơn 0,08% so với nghiên cứu của Trần Thị Luyến và Lê Thanh Long khi sử dụng 1,5% chitosan kết hợp với 0,05% sodium benzoate để bảo quản trứng, cho tỷ lệ hao hụt khối lượng là 6,23% [2].

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới hao hụt khối lượng trứng gà tươi (%)

Công thức

Thời gian bảo quản (ngày)

0 5 10 15 20 25 30

ĐC 0 0,973a 2,305a 3,150a 4,510a 6,005a 8,355a CT6 0 0,905abc 1,910c 2,555bc 3,950c 4,555c 6,805c CT7 0 0,865bc 1,821cd 2,415cd 3,805d 4,405d 6,650d CT8 0 0,735d 1,625e 2,255e 3,355e 4,051f 6,150f CT9 0 0,844c 1,705de 2,305de 3,780d 4,250e 6,360e CT10 0 0,936ab 2,150b 2,610b 4,151b 5,055b 7,055b Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức α<0,05

Hình 4.4. Biểu đồ cột biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới hao hụt khối lượng trứng gà tươi (%)

4.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới giá trị pH albumin trứng gà tươi

Từ kết quả bảng 4.5 và hình 4.5 cho ta thấy, giá trị pH albumin biến đổi lên, xuống liên tục trong quá trình bảo quản. Ngày thứ 5 giá trị pH ở các công thức có sự sai khác về mặt thống kê nhưng không nhiều, điều này có thể lý giải do màng tự nhiên của vỏ trứng vẫn còn, ngăn cản sự thoát khí CO2. Nhưng đến ngày thứ 30 giá trị pH albumin ở cỏc cụng thức cú sự khỏc biệt rừ rệt. ĐC, CT6, CT10 ở ngày thứ 30 cú giỏ trị pH albumin lần lượt là 9,82; 9,56; 9,71; các giá trị này cho thấy các thành phần trong lòng trắng trứng bị phá vỡ sinh khí CO2 [45] cùng ở thời điểm này màng tự nhiên của quả trứng đã bị phân hủy, khí CO2 trong trứng thoát ra ngoài làm giá trị pH tăng vọt. Mẫu ĐC không có màng bao khí CO2 thoát ra ngoài nhiều nhất nên có giá trị pH cao nhất. CT6 nồng độ màng chitosan tương đối loãng, khí CO2 thoát ra ngoài môi trường nhưng với một lượng nhỏ hơn mẫu ĐC. CT10 là công thức có nồng độ tương đối đậm đặc nhất trong tất cả các công thức, có khả năng dẫn đến lớp màng chitosan trên bề mặt trứng không có độ dày đồng đều, sau khi làm khô và trong quá trình bảo quản, lớp màng này hút ẩm không đều, dẫn đến có sự bong màng (nhận thấy bằng thị giác) trên bề mặt vỏ trứng làm cho CO2 có khả năng thoát ra ngoài trong quá trình bảo quản, làm tăng giá trị pH albumin trong trứng và gây hư hỏng trứng [19].

-2 0 2 4 6 8 10

0 5 10 15 20 25 30

Hao hụt khối lượng (%)

Thời gian bảo quản (ngày)

Hao hụt khối lượng trứng gà (%)

ĐC CT6 CT7 CT8 CT9 CT10

thấy trứng không có sự phân hủy của lòng trắng trứng [45]. Giá trị pH albumin giữ được tốt nhất thể hiện ở CT8, pH albumin ổn định trong khoảng 8,43 đến 8,83 trong suốt quá trình bảo quản, kết quả này tốt hơn khi so sánh nghiên cứu trước đây của Bhale và cộng sự, khi bảo quản trứng với chitosan cho giá trị pH albumin biến đổi từ 8,9 đến 8,5 trong quá trình bảo quản [15]. Vì vậy, công thức tốt nhất không làm thay đổi pH albumin của trứng trong quá trình bảo quản là CT8: 1,5% chitosan khối lượng phân tử cao.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới giá trị pH albumin

Công thức

Thời gian bảo quản (ngày)

0 5 10 15 20 25 30

ĐC 8,83a 9,15a 9,36a 9,22a 9,44a 9,53a 9,82a CT6 8,83a 8,83bc 9,19b 8,88c 8,86c 9,20c 9,56c CT7 8,83a 8,73c 8.83c 8,81cd 8,77cd 9,11c 8,95d CT8 8,83a 8,55d 8,61d 8,51e 8,43e 8,61e 8,46f CT9 8,83a 8,68cd 8,78c 8,72d 8,65d 8,91d 8,81e CT10 8,83a 8,91b 9,23b 9.03b 9,13b 9,35b 9,71b Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức α<0,05

Hình 4.5. Biểu đồ cột biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới giá trị pH albumin trứng gà tươi

7.5 8 8.5 9 9.5 10

0 5 10 15 20 25 30

pH albumin

Thời gian bảo quản (Ngày)

Biến đổi giá trị pH albumin

ĐC CT6 CT7 CT8 CT9 CT10

4.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới sự biến đổi hàm lượng protein trứng gà tươi

Kết quả cho thấy, hàm lượng protein hòa tan trong trứng giảm dần theo thời gian bảo quản, sau 15 ngày bảo quản, hàm lượng protein hòa tan trong trứng tại mẫu ĐC giảm 3 lần, sau 30 ngày bảo quản, protein hòa tan của mẫu đối chứng chỉ còn 0,533%. Nguyên nhân của sự giảm mạnh lượng protein hòa tan trong mẫu ĐC có thể là do các nguyên nhân vi sinh vật gây hại xâm nhập, trứng có sự trao đổi khí, ẩm với môi trường xung quanh, các nguyên nhân này dẫn dến sự phân hủy mạnh của protein trong trứng. Kết quả xác định protein hòa tan của các công thức đều tốt hơn hẳn so với đối chứng, ở ngày thứ 30, hàm lượng protein hòa tan của trứng ở các công thức bảo quản có giá trị từ 4,840 - 9,205%. Trong đó, hàm lượng protein của trứng xử lý bằng CT3 cho kết quả protein hòa tan cao nhất với hàm lượng 9,205%, chỉ giảm đi 3,025% so với trứng tươi nguyên liệu. Kết quả này tốt hơn so với các công thức còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa khi α lớn hơn 0,05. Các kết quả này có được là do màng chitosan có khả năng kháng khuẩn, chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, kiểm soát quá trình trao đổi khí, giữa trứng bảo quản với môi trường, làm cho trứng gà tươi giữ được chất lượng tốt hơn, ít bị biến đổi về protein trong trứng. Hàm lượng protein hòa tan tại CT3 sau 30 ngày bảo quản thấp hơn 0,375% so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và Huỳnh Thái Nguyên sử dụng dung dịch 1,6% chitosan để bảo quản trứng gà tươi [1]. Công thức tốt nhất, ít làm biến đổi hàm lượng protein hòa tan là CT8:

1,5% chitosan khối lượng phân tử cao.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới sự biến đổi hàm lượng protein trứng gà tươi (%)

Công thức

Thời gian bảo quản (ngày)

0 5 10 15 20 25 30

ĐC 12,232a 8,480d 6,750d 4,330e 2,450e 1,320f 0,533f CT6 12,232a 11,033c 10,943c 9,105d 8,653d 8,233d 5,230d CT7 12,232a 11,553b 11,011c 9,322c 8,930c 8,541c 8,005c CT8 12,232a 11,973a 11,577a 11,15a 10,121a 9,756a 9,205a CT9 12,232a 11,605b 11,306b 9,663b 9,225b 8,883b 8,433b CT10 12,232a 10,980c 10,883c 9,035d 8,595d 7,545e 4,840e Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở

Hình 4.6. Biểu đồ cột biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ màng Chitosan khối lượng phân tử cao tới sự biến đổi hàm lượng protein trứng gà tươi (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả bảo quản của màng bao chitosan khối lượng phân tử thấp so với màng bao chitosan khối lượng phân tử cao trên trứng gà tươi (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)