Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn bàn​ (Trang 41 - 44)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà NH gặp phải. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án…

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ Tài nguyên – Môi trường, NHNN&PTNT huyện Văn Bàn...

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (chi cục thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn và các hộ sản xuất.

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để có thông tin đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất đối với NH NN&PTNT Văn Bàn là cơ sở đánh giá thành công, hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh trong thời gian tới. Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến vay vốn, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình vay. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển chất lượng tín dụng cho vay trong tương lai.Cụ thể như sau:

* Mục đích điều tra: tiến hành hoạt động điều tra thu thập số liệu sơ cấp nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, khách quan và chính xác các thông tin về quan điểm, nhận định của khách hàng bằng bảng hỏi đối với chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

a) Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

b) Phương pháp điều tra hộ:

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên tiến hành lựa chọn các vùng, các đơn vị điều tra.

Tổng số phiếu điều tra phát ra là 110 phiếu được gửi đến cho 110 khách hàng tại 22 xã và 01 thị trấn là các hộ sản xuất đang có quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Số phiếu điều tra đã được điền thông tin một cách đầy đủ và được gửi lại là 90 phiếu, đạt tỷ lệ 82% vì vậy hoàn toàn thích cho phân tích trong nghiên cứu này.

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên

gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra

+ Phần 2 thu thập thông tin về đánh giá các nội dung chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 2.3.2.1. Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp luận

- Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Qua phương pháp này có thể thấy được kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũng như thấy được các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh.

- Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng không phải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tại những giai đoạn lịch sử khác nhau. Những lý luận và thực tiễn được xem xét trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rừ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng theo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hướng trong tương lai.

b) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

c) Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán,

những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về cho vay HSX của huyện Văn Bàn trong những năm qua.

d) Phương pháp thống kê phân tích kinh tế

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu thập được tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sở cho phân tích và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX.

2.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xử lý kết quả điều tra cần được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, Phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu...

Những thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với các chủ hộ và các thành viên trong hộ cần được chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập, chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn bàn​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)