Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn bàn​ (Trang 30 - 35)

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất

1.1.6. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất

và có tính hoàn trả. Mối quan hệ tín dụng được coi là hoàn hảo nếu được coi là thựchiện đầy đủ các đặc trưng trên.Điều đó có nghĩa là người đi vay phải hoàn trả đầyđủ cả gốc và lãi đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết tronghợp đồng tín dụng.

Cơ cấu kinh tế nước ta với nhiều thành phần, trong đó kinh tế cá thể chiếm một vị trí quan trọng. Các thành phần kinh tế nói chung và hộ sản xuất nói riêng muốn đổi mới phát triển sản xuất kinh doanh phải có vốn đầu tư. Nhu cầu vốn này bản thân người sản xuất không thể đủ được mà cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức tín dụng.Vì vậy tín dụng hộ sản xuất là tất yếu khách quan.

Mở rộng đầu tư tín dụng phải đi liền với công tác nâng cao chất lượng tín dụng.Chất lượng tín dụng có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến hoạt động Ngân hàng xét cả về mặt kết quả kinh doanh cũng như uy tín của Ngân hàng.Vì vậy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng là không thể thiếu được của các ngân hàng. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện qua một số điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt độngkinh doanh ngân hàng. Nếu không nâng cao chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được và ngân hàng phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này. Chất lượng tín dụng càng thấp thì ngân hàng càng phải trích và sử dụng nhiều dự phòng rủi ro do đó mà lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm.

Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại.Nếu việc nâng cao chất lượng tín dụng không được coi trọng, xuất hiện rủi ro thì sẽ dẫn đến việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế trì trệ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

1.2.Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cơ bản, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hoạt động của mỗi NHTM, tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Hoạt động củaNHNN&PTNTtỉnh Lào Cai cũng nằm trong quy luật chung đó. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng phát triển nền kinh tế và chỉ đạo của NHNN tỉnh Lào Cai.NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng vốn huy động và dư nợ tín dụng, nắm bắt lãi suất tiền gửi, tiền vay để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, thường

xuyên đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai vẫn còn tồn tại những rủi ro:

- Nợ quá hạn và xử lý rủi ro còn ở mức cao - Lợi nhuận từ hoạt động cho vay còn thấp

- Dư nợ tín dụng phân bố không đồng đều. Việc tập trung dư nợ cho vay nhiều vào một số ít khách hàng có thể tiềm ẩn các rủi ro tín dụng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng khi việc thu hồi vốn của khách hàng bị chẫm trễ do gặp phải các nguyên nhân khách quan.

- Cơ cấu cho vay chưa hợp lý. Do nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai chủ yếu là nguồn ngắn hạn nên khả năng xảy ra rủi ro là có cơ sở. Hiện này, NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai đang phải sử dụng khá nhiều khoản vay ngắn hạn từ các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân để tài trợ tín dụng trung và dài hạn tại NH. Điều này làm giảm chi phí trả lãi, tăng hiệu quả kinh doanh nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về ký hạn làm cho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong hoạt động của NH. Vì vậy sử chủ động về vốn và phát triển quy mô tín dụng ở mức phù hợp với nguồn vốn là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX và hiệu quảhoạtđộng.

Đứng trước thực trạng này, NH NN&PTNT tỉnh Lào Cai đã có những động thái tích cực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX của NH.

Cụthể:

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay và ngành nghề cho vay

Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một rổ”. Ngoài hình thức cho vay truyền thống mà trước nay ngân hàng vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng...Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai đang phát triển thêm các dịch vụ mới như cho vay trả góp, cho vay tiêu

dùng, cho vay thấu chi,.... để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, NH đa dạng hóa ngành nghề cho vay, không tập trung quá mức vào một lĩnh vực nhất định.

- Tiến hành đánh giá, phân loại và xếp loại khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính sách cho vay hợp lý

Để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX, ngân hàng phải có sự đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng để có thể xác định mức cho vay và thực hiện áp dụng các chi nhánh cho vay thích hợp đối với từng nhóm khách hàng. Hiện nay NH vẫn đang thực hiện đánh giá, phân loại và xếp hạng khánh hàng trên hệ thống Incas để có chính sách cho vay phù hợp và để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ chấm điểm nên kết quả đôi khi không phản ánh chính xác.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Năng lực quản trị rủi ro tại NH gắn liền với năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tại NH.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. NH không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBTD.

+ Luôn tổ chức và tạo điều kiện cho đội ngũ CBTD được học tập, nâng cao trình độ thu thập hồ sơ, nắm bắt thông tin thị trường, thông tin khách hàng, thẩm định nhu cầu vay vốn, khách hàng vay vốn để từ đó có quyết định cho vay hợp lý;

+ Thực hiện các biện pháp khen thưởng, khuyến khích động viên bằng vật chất cụ thể đối với các CBTD có nhiều cố gắng, đóng góp cho hoạt động tín dụng của NH... để từ đó động viên tinh thần làm việc cho toàn thể CBTD trong TH.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm, truyền đạt kinh nghiệm giữa ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng, các CBTD cũ và CBTD mới được tuyển dụng để

hướng dẫn trực tiếp cán bộ mới có thể sớm tiếp cận được với công việc và thực hiện công việc tốt nhất.

+ Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ với nhau để tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng.

1.3. Bài học kinh nghiệm cho NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

Từ những hạn chế và hướng giải quyết nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai thì NHNN&PTNT huyện Văn Bàn có thể rút ra cho mình những bài học quý báo cho mình để có thể vận dụng cào thực tiễn của đơn vị mình. Cụ thể như sau:

Đa dạng hóa các hình thức cho vay và ngành nghề cho vay cũng là một giải pháp quan trọng nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng, tránh tình trang “bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Ngân hàng cần tập trung hơn trong việc đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm thu hút khách hàng, đáng ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính ách cho vay hợp lý đối với từng nhóm khách hàng. Tập trung vào nội lúc của doanh nghiệp và khả năng đánh giá của CBTD.

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD, sử dụng các CBTD có trình độ, tâm huyết với nghề và có đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng cho vay HSX.

Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay và nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát hàng tháng, hàng quý để có biện pháp uấn nắn, sửa chữa sai sót. CBTD đề xuất các giải pháp nhằm giúp lãnh đạo có phương hướng và biện pháp xử lý hữu hiện, giúp NH nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX. Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt để thu hút

khách hàng và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án.

Nâng cao trình độ phân tích và đánh giá thông tin thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn từ sách báo, tài liệu ngân hàng và từ những CBTD dày dặn kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện văn bàn​ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)