Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng hộ sản xuất của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn
3.2.1. Thông tin chung về các hộ
Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin.Tác tiến hành điều tra 110 khách hàng vay vốn tại NH, và thu được về 90 phiếu hợp lệ.
- Giới tính và độ tuổi của khách hàng
Trong tổng số 90 phiếu hợp lệ thu được thì tỷ lệ nam giới chiếm khá cao (64 khách hàng chiếm tỷ lệ 71,11%). Trong khi đó khách hàng có độ tuổi từ 31- 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%) và khách hàng có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,7%). Bởi vì trên thực tế trong chính sách cho vay đối với khách hàng hộ sản xuất, NHNN&PTNT huyện Văn Bànluôn có chủ trương hạn chế cho vay đối với khách hàng có độ tuổi cao để giảm bớt rủi ro.
-Biện pháp bảo đảm
Phần lớn khách hàng vay vốn tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đều vay vốn có đảm bảo100% tài sản thế chấp (83 khách hàng, chiếm tỷ lệ 92,22%).Trong khi tỷ lệ khách hàng phỏng vấn được cho vay tín chấp rất thấp (chỉ 3,33%). Bởi vì với đặc thù sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất đều phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay, trừ các hộ gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn theo nghị định 41/NĐ-CP của chính phủ được vay vốn không phải thế chấp tài sản là 50 triệu đồng.
TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan sát
(hộ) Cơ cấu (%)
1 Giới tính 90 100
Nam 64 71,11
Nữ 26 28,89
2 Tuổi 90 100
Từ 20 - 30 tuổi 17 18,89
Từ 31 - 40 tuổi 36 40,0
Từ 41 - 50 tuổi 21 23,3
Trên 50 tuổi 16 17,7
3 Biện pháp đảm bảo 90 100
Thế chấp 100% 83 92,22
Vừa thế chấp vừa tín chấp 4 4,44
Hoàn toàn tín chấp 3 3,33
(Nguồn: Số liệu điều tra) Số lần vay vốn tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn
Bảng3.10. Số lần vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Văn Bàn Số lần vay vốn
tại Ngân hàng NN&PTNT Văn Bàn
Tổng cộng
Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)
1 lần 30 33,33
2 lần 38 42,22
3 lần 8 8,89
Nhiều hơn 3 lần 14 15,56
Tổng cộng 90 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong tổng số 90 khách hàng được phỏng vấn thì có 40 khách hàng, chiếm tỷ lệ 33,33% là khách hàng mới lần đầu tiên vay vốn tại NHNN&PTNT huyện
Văn Bàn, trong khi đó số khách hàng đã vay 2 lần là 38 khách chiếm tỷ trọng42,22%, số khách vay nhiều hơn 3 lần là 14 khách chiếm tỷ trọng15,56%.Từ bảng trên cho thấy số lần vay vốn từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ cao.Những khách hàng đó có thể vẫn tiếp tục vay vốn tại ngân hàng.
*Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để có được thông tin từ người phỏng vấn, trong luận văn này đã dùng thang chia độ Likert gồm có 5 mức độ để người phỏng vấn tự lựa chọn và biểu thị ý kiến của mình, các mức được thể hiện như sau:
1 nghĩa là “Rất không đồng ý”.
2 nghĩa là “Không đồng ý”.
3 nghĩa là “Trunglập”.
4 nghĩa là “Đồngý”.
5 nghĩa là “Rất đồng ý”.
Việc kiểm tra độ tin cậy của thang đo được thực hiện thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbranch’s Alpha. Hệ số Cronbranch’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbranch’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Đối với các trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời thì Cronbranch’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được” . Bên cạnh đó đòi hỏi hệ số tương quan tổng thể (total correlation) phải lớn hơn 0.3. Tiến hành xử lý số liệu qua phần mềm SPSS, chúng ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với khách hàng có hệ số Cronbranch’s Alpha là khá cao do đó thang đo trên là sử dụng được.
Dựa trên nền tảng cơ sơ lý luận kết hợp tham khảo ý kiến một số chuyên gia và tài liệu nghiên cứu của những người đi trước, tôi đã xây dựng danh mục
Nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất từ phía ngân hàng:Có thể xuất phát từ chính sách tín dụng chưa hợp lý, lực lượng quản trị tín dụng và quản trị chất lượng tín dụng chưa cao, cán bộ tín dụng không chấp hành đúng qui trình cho vay, không thẩm định đầy đủ và chính xác về khách hàng và dự án đầu tư, cho vay thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực, năng lực cán bộ tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu.Nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất từ phía khách hàng: Có thể do năng lực quản lý kinh doanh khách hàng yếu, năng lực tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng thấp, hiệu quả sử dụng vốn vay không cao.
Nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất từ phía môi trường: Có thể từ môi trường kinh tế vĩ mô và các đặc trưng của hệ thống, chẳng hạn như nhu cầu kinh tế, tình trạng lạm phát, chính sách tiền tệ và các chính sách của nhà nước. Ngoài ra, các yếu tố về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết không thuận lợi có tác động đến các hoạt động kinh doanh của người vay vốn.
Để xác định nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn, đề tài đã xây dựng danh mục nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất và tiến hành điều tra đến khách hàng vay vốn tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn. Dữ liệu điều tra được sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để rút gọn những tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc nhau thành các nhân tố có ý nghĩa hơn chứa đựng hầu hết những nội dung của tập biến ban đầu.
3.2.2. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố khám phá (Factor Analysis) là một phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có tương quan với nhau thành tập biến nhân tố ít hơn để dễ dàng quản lý, nhưng
vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (hay có thể hiểu trong phân tích nhân tố một nhân tố được rút trích có thể đại diện cho nhiều biến).
Khi tiến hành phân tích nhân tố người nghiên cứu đòi hỏi phải định trước một số vấn đề sau: số lượng nhân tố cần đưa ra, phương pháp sử dụng đảo trục nhân tố (Rotating the factors) cũng như là hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các nhân tố. Theo nghiên cứu của Almeda (1999), số lượng nhân tố cần đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu và dựa trên khung nghiên cứu này để đưa racác câu hỏi cụ thể. Thông thường các nhân tố sau khi được nhóm phải nhỏ hơn số biến ban đầu. Ngoài ra, cần chú ý các nhân tố được rút ra sau khi phân tích phải thoả mãn tiêu chuẩn của Kaiser, tức là hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1;đồng thời cũng được dựa vào tổng phương sai tích luỹ giữa hai nhân tố (hệ số tương quan của yếu tố) phải ít nhất bằng 0,5 thì mới xem là đạt yêu cầu và đây chính là điểm ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong quá trình phân tích nhân tố.
Bảng 3.11. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,636 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2280,56
Df 136
Sig. 0,000
(Nguồn: Tổng hợp từ phân tích số liệu điều tra)
Kết quả phân nhân tố ở dưới bảng 10 cho thấy có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy phương sai tổng hợp (Eigenvalue) của 6 nhân tố thoả mãn điều kiện lớn hơn 1, đồng thời hệ số tin cậy (Reliability) được tính cho các nhân tố (factor) mới cũng thoả mãn yêu cầu lớn hơn 0,5.
Bảng 3.12. Phân tích nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng chovay hộ sản xuất
TT Các biến phân tích Các nhân tố tải
Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 Nhân tố 4 Nhân tố 5 Nhân tố 6 1 Thẩm định dự án vay vốn sơ sài thiếu
chính xác 0,911
2 Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay qua
loa 0,885
3 Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý 0,884
4 Cho vay không có tài sản đảm bảo 0,874
5 Cơ chế xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều
khó khăn 0,872
6 Thủ tục bảo đảm tiền vay rườm rà, vướng
mắc 0,823
7 Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập 0,826
8 Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng 0,886
9 Công tác kiểm tra kiểm soát còn nhiều
hạn chế 0,914
10 Năng lực quản lý kinh doanh khách hàng
yếu 0,862
11 Năng lực tài chính của khách hàng yếu 0,898
12 Thẩm định thông tin thiếu căn cứ 0,789
13 Công tác đào tạo đối với CB chưa thường
xuyên, chưa cao 0,802
14 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của
CBTD trong công tác QTCLTD 0,840
15 Bất hợp lí trong công tác bố trí cán bộ 0,858
16 Môi trường kinh tế bất ổn 0,891
17 Thiên nhiên không thuận lợi 0,848
Giá trị Eigenvalue 3.592 2.719 2.222 1.868 1.784 1.203
Hệ số Cronbach Alpha 0.883 0.822 0.887 0.840 0.786 0.750
% Variance 21.128 15.994 13.071 10.990 10.495 7.076
Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả điều tra
Với kết quả phần tích nhân tố trên, cộng với thực tiễn tại NHNN&PTNThuyện Văn Bàn, chúng ta có thể đặt tên cho các nhân tố tương ứng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất như sau:
+ Nhân tố thứ nhất (F1): Nhân tố chính sách và năng lực quản lý tín dụngbao gồm 3 nhân tố: (1) thẩm định dự án cho vay thiếu chính xác; (2) Thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay (3) Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý. Theo kết quả phân tích, nhân tố này được đánh giá có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng lớn nhất (% of Variance = 21.128%).
Thời gian qua, việc thẩm định khoản vay tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn được chú trọng thực hiện tương đối chặt chẽ theo các quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp, có sự thẩm định của cả hội đồng tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thẩm định dự án cho vay thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định cho vay của ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ.
Về kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quỏ trỡnh kiểm tra, kiểm soỏt đồng vốn sau khi cho vay. Việc theo dừi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm hạn chế được rủi ro và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng.
+ Nhân tố thứ hai (F2): Nhân tố Năng lực kiểm soát tài sản đảm bảo, bao gồm 3 yếu tố: (1) cho vay không có tài sản đảm bảo (2) xử lý tài sản đảm bảo khó khăn; (3) thủ tục đảm bảo tiền vay khó khăn, rườm rà. Theo kết quả phân tích, nhân tố này chiếm 15.994% of Variance.
Tài sản đảm bảo có vai trò rất lớn trong quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay. Không đơn giản là vì nó là chỗ dựa tin cậy trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng, mà hơn thế nữa, tài sản đảm bảo có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện tâm lý, ỷ lại cho vay của khách hàng, tài
sản đảm bảo cũng là phương án thu hồi nợ thứ hai của ngân hàng.
Ngày 29/12/1999, chính phủ có Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảmtiền vay của các tổ chức tín dụng đã quy định, tổ chức tín dụng được quyền lựa chọn, quyết định cho việc vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quy định này đã mang lại cho lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo, nhưng việc xử lý để thu hồi nợ khi phát sinh nợ khó đòi là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài sản định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý các trường hợp này.
+ Nhân tố thứ ba (F3): Nhân tố Môi trường pháp lý và kiểm tra, kiểm soát nội bộ, bao gồm 3 yếu tố: (1) Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện; (2) khách hàng lừa đảo (3) công tác kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả. Nhân tố này tác động đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất là 13.071%.
Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Hệ thống pháp luật của nước ta tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, vừa thiếu lại vừa không đồng bộ, thậm chí còn có những điểm chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản luật và dưới luật. Do điều kiện pháp lý như vậy, việc thực hiện quy chế tín dụng cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và thay đổi khá nhanh, quyền của chủ nợ chưa thực sự được tôn trọng, ngay cả khi nắm giữ TSBĐ thì việc xử lý cũng rất khó khăn, gây ra tổn thất cho ngân hàng.
Về phía khách hàng: Nhiều khách hàng năng lực tài chính còn rất mỏng, công nghệ ở mức thấp, trình độ quản lý cũng rất hạn chế nên khi gặp khó khăn
thì khả năng tự chống đỡ còn yếu kém. Bên cạnh đó do chạy theo lợi nhuận, nên nhiều khách hàng đã có hành vi sử dụng không đúng như đã thoả thuận với ngân hàng, như vay ngắn hạn nhưng lại đầu tư trung dài hạn, nên khi có sự biến động của thị trường, khách hàng không thu hồi được vốn để trả nợ cho ngân hàng, nguy cơ quá hạn và mất vốn thường rấtcao.Công tác kiểm tra nộ bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian. Bởi vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề. Hơn nữa, tính sâu sát của người kiểm tra do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.
Nhưng có lúc, có nơi, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “phanh”
của hoạt động tín dụng.
+ Nhân tố thứ tư (F4): Nhân tố năng lực và thông tin khách hàng;
Bao gồm 3 yếu tố: (1) Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng yếu; (2) Năng lực tài chính của khách hàng yếu (3) Thiếu căn cứ thẩm định thông tin khách hàng. Nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất là 10.990%.
Khi khách hàng vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất, rất ít khách hàng mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý, là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi, mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
Tình hình tài chính khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so vốn tự có cao là đặc điểm chung của đa số các khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Ngoài ra, các hộ sản xuất thường không cú thúi quen ghi chộp đầy đủ, chớnh xỏc, rừ ràng cỏc sổ sỏch kế toỏn một cỏch nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, khi cán bộ ngân hàng phân tích tài chính
để cho vay thường thiếu thực tế và xác thực.
+ Nhân tố thứ 5 (F5): Nhân tố Năng lực cán bộ, bao gồm yếu tố: (1) Chưa thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ; (2) Chuyên môn, kinh nghiệm cán bộ tín dụng, QTCLTD chưa cao; (3) Bố trí cán bộ chưa hợp lý. Nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sảnxuất là 10.495%.
Trình độ CBTD tại NHNN&PTNT huyện Văn Bànchủ yếu là đại học và trung cấp thuộc các ngành tài chính ngân hàng, Phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, các cán bộ không thường xuyên được đào tạo về nghiệp vụ, đặc biệt là quản trị chất lượng tín dụng. Mặt khác, với đặc thù kinh doanh tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp như: thẩm định giá tài sản, giá trị sử dụng tài sản, thẩm định tài chính...đòi hỏi CBTD phải am hiểu và kiến thức vững vàng về các lĩnh vực trên.
Sự bố trí nhân sự không hợp lý cũng lý cũng không phát huy được năng lực cán bộ, điều cần thiết tại chi nhánh là xây dựng và bố trí đội ngũ cán bộ quản trị chất lượng tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng, trên cơ sở xây dựng một hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác tại bộ phận tín dụng.
+ Nhân tố thứ 6 (F6): Nhân tố môi trường kinh tế và rủi ro khí hậu, bao gồm 2 yếu tố: (1) môi trường kinh tế không ổn định; (2) thiên tai, thời tiết không thuận lợi. Nhân tố này ảnh hưởng 7.076% chất lượng tín dụng.
Môi trường kinh tế của Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, rủi ro về chu kỳ kinh doanh thường ngắn 4 -5 năm. Đặc biệt là năm 2016 đến năm 2018, cùng với sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ là sự thay đổi rất lớn cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, tâm lý... mang lại rủi ro thị trường rất lớn cho các TCTD. Sự suy giảm liên tục của thị trường chứngkhoán, thị trường bất động sản trong nước, ảnh hưởng xấu của nền kinh tế